Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 65)

- Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

b. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

2.2. Thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

- Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng hoặc sau khi có tranh chấp các bên có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tùy theo ý chí, sự lựa chọn của các bên mà tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam hoặc được giải quyết bằng trọng tài nước ngồi. Việc Cơng nhận và cho thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngồi có một ý nghĩa quan trọng, đảm bảo khả năng thi hành các quyết định trong Phán quyết đã được cơ quan tài phán Trọng tài nước ngồi tun. Từ đó, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành cũng như tránh tình trạng về cùng một vụ việc nhưng lại bị xét xử 2 lần.

Theo ông Nguyễn Cơng Phú Phó Chánh Tịa Kinh tế TAND TPHCM thì trong những năm vừa qua, số lượng đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN có xu hướng khơng ổn định.

Cụ thể, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, nếu như năm 2012 có 11 đơn yêu cầu, năm 2013 tăng lên 19 đơn yêu cầu. Nhưng số đơn yêu cầu trong các năm từ 2014-2017 thì lại giảm, số đơn chỉ có khoảng 2-3 đơn mỗi năm. Trong đó, có khá nhiều đơn u cầu khơng được Tịa án Việt Nam chấp nhận, tỷ lệ không công nhận chiếm hơn 30% số đơn được giải quyết. Điều cần lưu ý là trong hầu

hết các trường hợp yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Tòa án Việt Nam, bên phải thi hành là các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tại Tòa Kinh tế TAND tối cao, tháng 3/2014 nhận được báo cáo của 07 TAND tỉnh, thành phố về việc thụ lý 12 đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài, Tòa án đã giải quyết 11 vụ việc, trong đó có 01 vụ Tòa án đã đình chỉ giải quyết do người yêu cầu đã xin rút đơn yêu cầu, 01 vụ Tòa án đã chấp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi tại Việt Nam, cịn lại 09 vụ Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài.

- Theo số liệu của Bộ Tư pháp, năm 2010 chỉ có 04 đơn u cầu, thì năm 2011 là 08 đơn yêu cầu, năm 2012 là 36 đơn yêu cầu và từ tháng 1 đến tháng 10/2013 có 11 đơn yêu cầu. Nhưng theo số liệu thống kê của TAND tối cao thì năm 2010 Tịa án đã thụ lý giải quyết 3/3 đơn yêu cầu, năm 2011 thụ lý 02 đơn yêu cầu nhưng chưa giải quyết, năm 2012 tổng số đơn yêu cầu là 16 đơn (có 2 đơn năm 2011 chuyển sang) đã giải quyết được 15 đơn yêu cầu, năm 2013 thụ lý 26 đơn yêu cầu (trong đó có 1 đơn năm 2012 chuyển sang) đã giải quyết 17 đơn, còn lại 7 đơn chưa giải quyết. Năm 2014 thụ lý 14 đơn yêu cầu.

- Trong số các vụ mà Tòa án các tỉnh, thành phố thụ lý năm 2013 và năm 2014 có trên 10 vụ là phán quyết của trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế (ICA). Các đơn yêu cầu chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… và một vài tỉnh như tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Một số tỉnh khác cũng nhận được đơn yêu cầu như: Thái Bình, Phú Thọ, Long An, Hà Nam… nhưng số vụ hầu như rất ít.

- Số lượng báo cáo được gửi về Tòa kinh tế TAND tối cao của 07 Tòa án đã thụ lý vào năm 2013 và đầu năm 2014 là 12 vụ, đã giải quyết 11 vụ, trong đó chỉ có 01 vụ được chấp nhận đơn yêu cầu. Như vậy chỉ 1/12 vụ được công nhận và cho thi hành cho thấy tỷ lệ số vụ khơng được Tịa án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài là rất cao.

- Theo thống kê tại Tòa Cấp Cao Tại Thành phố Hồ Chí Minh số án từ năm 2009 đến tháng 9 năm 2019 tổng cộng là 40 quyết định phúc thẩm xem xét lại quyết định sơ thẩm, trong đó có 04 quyết định bị sửa, 04 rút kháng cáo đình chỉ xét xử Phúc thẩm và cịn lại là giữ nguyên quyết định sơ thẩm. Theo đó, Phán quyết trọng tài nước ngồi được cơng nhận cho thi hành tại Việt Nam do Tòa án Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xem xét chiếm khoảng 70% so với số vụ có yêu cầu.

+ Xem qua hai ví dụ sau về quyết định chấp nhận kháng cáo của người phải thi hành là Công ty TNHH A kháng cáo Phán quyết sơ thẩm tại Việt Nam lên Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM.

Cụ thể: Vụ thứ nhất: Tại Quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của Trọng tài nước ngoài số 156/2015/QĐST-KDTM ngày 26/2/2015của Tòa án nhân dân tỉnh B quyết định Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của trọng tài nước ngồi của TAND tỉnh B có đoạn nhận định: “….Cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài nước G…. ngày 01 tháng 1 năm 2012; Quyết định sơ thẩm tun lệ phí tịa án và quyền kháng cáo theo luật định…”

Tuy nhiên, quyết định này của Tòa sơ thẩm bị Tịa cấp phúc thẩm sửa tun khơng cơng nhận và cho thi hành Phán quyết của Trọng tài nước ngồi với lý do Tịa sơ thẩm chưa tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự trong hợp đồng rằng các bên chọn Hội đồng Trọng tài viên để giải quyết tranh chấp chứ không phải chọn một Trọng tài viên giải quyết tranh chấp.

Ví dụ thứ hai: Tịa án nhân dân tỉnh C quyết định: …Căn cứ vào khoản 3 Điều 458 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ việc giải quyết đơn yêu cầu thụ lý số 04/2017/TLST- KDTM ngày 23/5/2017 về việc; “Yêu cầu Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài nước ngồi giữa các bên đương sự…” sau đó người được thi hành kháng cáo.

Căn cứ theo qui định tại điểm đ khoản 3 Điều 457 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tịa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi: “Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành theo yêu cầu của người

được thi hành phán quyết trọng tài.” Tòa án tỉnh B đã căn cứ viện dẫn điều luật nêu trên để đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu của đương sự mà cho rằng phía người u cầu khơng cung cấp được địa chỉ của người phải thi hành và không cung cấp được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành làm căn cứ đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp này là chưa phù hợp với điều luật như đã viện dẫn. Theo đó, Tòa Phúc thẩm có cơ sở chấp nhận yêu cầu kháng cáo của người được thi hành và hủy quyết định đình chỉ việc xét đơn u cầu của Tịa án cấp sơ thẩm…

Điều này cho thấy trình độ của thẩm phán xem xét cho cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài chưa đồng đều sẽ gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi Phán quyết trọng tài nước ngoài.

Chỉ đơn giản, thông qua hoạt động thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tịa án nhân dân Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ cho chúng ta nhìn thấy một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi CƯ 1958 ở Việt Nam, những nguyên nhân đó đã dẫn đến thực trạng u cầu cơng nhận và cho thi hành PQTTNN có nhiều nguy cơ bị Tịa án Việt Nam từ chối.

- Như vậy, với chính sách mở cửa mở cửa và hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng thực tiễn phản ánh một nút thắt do đâu bởi nhiều Phán quyết trọng tài nước ngồi khơng được Tịa án Việt Nam cơng nhận. Điều này đã làm dấy lên nỗi lo ngại của các doanh nghiệp nước ngoài về sự “thiên vị” của hệ thống tư pháp Việt Nam đã dành cho các doanh nghiệp trong nước hoặc có hay khơng Tịa án khơng nghiêm túc thực hiện các qui định của pháp luật, và việc Tịa án khơng xem xét một cách thấu đáo để thực thi Phán quyết Trọng tài nước ngồi tại Việt Nam có gì đó khơng ổn là do yếu về pháp luật thực sự hay khơng? Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin vào công lý của các thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Theo thẩm phán tòa kinh tế TAND TP.HCM hầu hết các trường hợp yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN tại Tòa án Việt Nam, bên phải thi hành phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc không công nhận và thi hành khi bên phải thi

hành là thương nhân và DN việt Nam. Từ thực tiễn nêu trên đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cần phải nhanh chóng tìm ra ngun nhân chủ quan hay khách quan, hạn chế và khắc phục các thiếu sót của pháp luật, cần nghiên cứu kỹ điều gì đang sảy ra trong khi hệ thống Tòa án đang quá tải về án tồn đọng. Song song đó với việc thực thi pháp luật, để tạo dựng niềm tin của cộng đồng quốc tế vào sự công minh của nền tư pháp Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Việc hạn chế cho thi hành Phán quyết Trọng tài nước ngoài rõ ràng tạo tiền đề cho việc ứ đọng án tại Tòa án, từ những phán quyết này được xem xét cơng tâm thì các thương nhân Việt Nam sẽ ủng hộ nhiều hơn về phương thức trọng tài… Bởi, việc lựa chọn giải quyết bằng tranh chấp trọng tài nó có tính nhanh nhẹn, quyết đốn và tính bảo mật cao cho nên nhiều thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh thương mại lựa chọn, khơng chỉ nó đã quen thuộc trên thế giới bởi tính mềm dẻo mà CƯ mang lại, tại Việt Nam các thương gia, Doanh nghiệp cũng đã quen dần với phương thức này. Nhưng đối với các thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam đã quen dần với các giải quyết bằng tịa án, có thể thân quen, có quan hệ và ưu ái trong việc xét xử bằng tịa án là nhiều cấp, thậm chí rất nhiều vụ giải quyết theo kiểu chạy án…cho nên việc lấy quan hệ trong công việc đặt vào việc xem xét từ tòa án bằng trọng tài thương mại là một việc hết sức nguy hại.

- Được biết, hiện nay khi xét đơn yêu cầu ở một số vụ việc xem xét công nhận và cho thi hành PQTTNN, một số Hội đồng xét đơn yêu cầu đã “xem xét” ln lại nội dung vụ kiện đó để tìm ra những “sai sót” trong việc xét đơn, điều đó đi ngược lại với các qui định pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc được qui định tại các chương và điều luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế qui định.

Như vậy, lỗi thường hay gặp phải là Hội đồng xét đơn yêu cầu so sánh việc áp dụng luật của nước ngoài với pháp luật trong nước, để xem lại nội dung vụ kiện có đúng với pháp luật của Việt Nam hay khơng, sau đó mới ra quyết định cơng nhận và cho thi hành hay không công nhận. Về cơ bản, Hội đồng xem xét đơn có thể đã khơng hiểu qui định của pháp luật, hoặc cố tình khơng hiểu hoặc nắm khơng vững trình tự của việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài để thực thi. Đồng

thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của nước ngoài theo pháp luật hiện nay cũng còn quá hời hợt.

Nhận thấy phán quyết trọng tài sinh ra là để thực hiện thi hành mà phán quyết trọng tài đã bị “từ chối” nhiều ở nước ta thì cơng lý vẫn chưa được đảm bảo tức mới chỉ được đảm bảo một phần.

- Song song đó, những thủ tục cơng nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngồi chỉ có qui định đầu mối nhận đơn là Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối, là nơi trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí và có trách nhiệm như là "cầu nối" giữa các cơ quan có thẩm quyền trong nước với thương nhân, tổ chức qui định tại: “ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngồi có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Tịa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên khơng quy định hoặc khơng có điều ước quốc tế liên quan để u cầu Tịa án cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó” (Điều 451 BLTTDS năm 2015).

Tuy vậy, khi các Toà án tiến hành thụ lý đơn cũng như trong quá trình xét xử, được biết trên thực tế là các Tồ án bỏ qn việc thơng báo cũng như báo cáo về Bộ Tư pháp về các hoạt động của mình, dẫn đến việc Bộ Tư pháp bị động trước các vấn đề mà cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu cầu.

- Như vậy, thực tiễn pháp luật về công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn đâu đó những khó khăn và trì truệ. Nếu như trong thời gian tiếp theo khơng có sự hướng dẫn giải quyết thì sẽ sảy ra tương tự như các vụ việc nêu trên. Đồng thời, trên thực tế Toà án nhân dân tối cao hiện nay cũng chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này, nhân lực giải quyết xem xét tại Tòa án đang yếu và khơng tìm hiểu kỹ về pháp luật đối với các vụ tranh chấp dẫn đến tình trạng mỗi tồ án của từng tỉnh thành giải quyết theo một kiểu, không nhất quán và gây tâm

lý không tốt cho các thương nhân, tổ chức nước ngoài. Điều này cần phải thay đổi sớm để khơng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh cho các Doanh nghiệp, Thương nhân Việt Nam trong khi Việt Nam đã và đang nổ lực mở rộng quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới và vùng lãnh thổ.

- Từ những việc nêu trên tác giả luận văn có thể đặt ra những trăn trở lo lắng. Thiết nghĩ nhà làm luật cần sớm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, ngồi ra cần phải có chế tài để cho các Thẩm phán được giao quyền thụ lý vụ việc ý thức pháp luật để đảm bảo việc thực thi PQTTNN tại Việt Nam đúng pháp luật. Điều đó giúp cho việc áp dụng luật để giải quyết PQTTNN tại Việt Nam đúng như thông lệ quốc tế, trong bối cảnh mà Việt Nam đang quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này cũng chứng minh vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường thế giới.

- Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các thương nhân Việt Nam “bơi ra biển lớn” ngày một nhiều hơn thì đồng thời cũng xuất hiện các tranh chấp kinh tế, thương mại nhiều hơn. Trong số đó có một số vụ việc đã được trọng tài nước ngồi giải quyết, ví dụ như vụ việc một thương nhân Việt Nam kiện một Doanh nghiệp Thái Lan về hợp đồng xuất khẩu gạo mới đây, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)