- Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
b. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM PHÁN QUYẾT
VIỆT NAM PHÁN QUYẾT
CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGỒI
3.1.1. Quan điểm về góc nhìn thực tiễn
Từ những thực tiễn đang diễn ra nêu ở Chương 2, cho thấy những bất cập về Công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam đang đặt ra nhiều khó khăn trở ngại. Để khắc phục những sai lầm, thiếu sót từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN, sau đây là một số vấn đề cần chú ý khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài.
- Thứ nhất:
Khi xét đơn yêu cầu, ngoài việc căn cứ các quy định của pháp luật Việt Nam về các vấn đề có liên quan, Hội đồng xét đơn u cầu cịn phải căn cứ vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan, pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên (nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng); quy tắc trọng tài của Trọng tài nước ngoài mà các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp.
Ví dụ, khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế (ICA) có trụ sở tại Liverpool Vương quốc Anh, ngoài việc kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định có liên quan về xét đơn yêu cầu của BLTTDS, Hội đồng xét đơn yêu cầu còn phải căn cứ vào CƯ 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; Quy tắc trọng tài của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế (ICA) và pháp luật mà các bên đương sự lựa chọn để giải quyết.