6.4 Trang thiết bị

Một phần của tài liệu MAU (Trang 38 - 43)

- Trang thiết bị tủ lạnh để bảo quản thuốc yêu cầu nhiệt độ thấp.

Hình 1.14 Tủ lạnh bảo quản thuốc.- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ nhiệt kế độ ẩm, máy hút ẩm. - Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ nhiệt kế độ ẩm, máy hút ẩm.

Hình 1.15 Nhiệt kế; bảng theo dõi độ ẩm và nhiệt độ; bảng theo dõi tủ lạnh.

- Có đủ giá kệ, tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các kệ tủ đủ rộng để vệ sinh.

Hình 1.16 Palet nhựa; tủ kệ thuốc.

– Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).

7. Các điều kiện bảo quản trong kho:

- Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.

- Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh .... thì vận dụng các qui định sau:

- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C.

- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C.

- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C. - Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C.

b) Độ ẩm :

- Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.

- Vệ sinh:

+ Khu vực bảo quản sạch sẽ, không có bụi rác tích tụ và không có côn trùng sâu bọ. Có văn bản qui định rõ nội quy, cách bảo quản, bố trí lau dọn kho.

+ Tất cả thủ kho làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc (nguyên liệu, thành phẩm...) còn hở.

+ Nơi rửa tay, phòng vệ sinh được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc).

8. Tiếp nhận vacxin, bảo quản vacxin, cấp phát vacxin:* Bảo quản vacxin: * Bảo quản vacxin:

- Vắc xin phải được bảo quản đúng nhiệt độ; được bảo quản riêng trong dây chuyền lạnh theo quy định; được theo dõi điều kiện bảo quản hàng ngày; nếu có những dấu hiệu bất thường không sử dụng được, phải tiêu hủy và có biên bản tiêu hủy.

* Tiếp nhận và cấp phát vacxin:

Vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh theo quy định và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo yêu cầu của nhà sản xuất, có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển.

9. Cung ứng, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc:

a) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức bán thuốc ban đêm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.

b) Việc bảo quản thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo các quy định vè thực hành tốt trong bảo quản thuốc và quy định khác của pháp luật có liên quan.

c) Việc cấp phát thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện theo đúng y lệnh hoặc đơn thuốc, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc và có hướng dẫn cho người sử dụng.

d) Bộ trưởng Bộ y Tế quy định về tỉ lệ hao hụt thuốc và việc thanh toán chi phí hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

10. Quy trình trả thuốc thừa, hủy thuốc; Cách xử lý thuốc tồn trữ và hoàn trả:10.1 Trả thuốc thừa: 10.1 Trả thuốc thừa:

Bảng 1.1 : Quy trình trả thuốc thừa.

Một phần của tài liệu MAU (Trang 38 - 43)