Bảng 2.2: Sơ đồ tiến trình mua và kiểm nhập thuốc

Một phần của tài liệu MAU (Trang 65)

7.1 Mua thuốc:

a) Lập dự trù mua hàng căn cứ vào: - Lượng hàng tồn kho nhà thuốc - Khả năng tài chính của nhà thuốc.

- Cơ cấu bệnh tật; Nhu cầu thị trường trong kỳ kinh doanh. b) Lựa chọn nhà phân phối:

- Trực tiếp đi tìm hiểu từ các trung tâm bán buôn, các công ty có uy tín

- Mua thuốc từ các nhà sản xuất, nhà cung ứng có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nhà thuốc phải lưu giữ giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của nhà cung cấp thuốc

- Ưu tiên lựa chọn các nhà phân phối

+ Có uy tín trên thị trường. Chính sách giá cả, chính sách phân phối, phương thức thanh toán phù hợp.

+ Chất lượng dịch vụ: Thái độ dịch vụ tốt (đáp ứng đơn hàng nhanh, dịch vụ Kiểm nhập thuốc

Lập dự trù Mua thuốc

Sắp xếp, trưng bày

c) Lập đơn đặt hàng và mua hàng

+ Lập đơn đặt hàng : Tên hàng , mã hàng , quy cách, nhà phân phối + Gửi đơn hàng để mua hàng trực tiếp hoặc điện thoại.

7.2 Kiểm nhập thuốc:

a) Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì của thuốc:

- Kiểm tra Hoá đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp. Số lượng thực tế với hoá đơn, nếu có chênh lệch cần liên hệ lại với nhà phân phối

- Kiểm tra bao bì: Nguyên vẹn và đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, không méo mó - Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì ngoài và bao bì trực tiếp

- Kiểm tra thuốc có được phép lưu hành: Có Số đăng kí hoặc Tem nhập khẩu. - Kiểm tra số lô sản xuất, hạn dùng.

b) Kiểm tra chất lượng thuốc cảm quan:

- Thuốc viên nén: Kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ hay vỉ bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra độ toàn vẹn của vỉ bằng mắt thường. - Thuốc viên nang: Kiểm tra tính toàn vẹn của viên, của vỉ (vỉ không bị hở, bị rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên).

- Đối với viên bao: Bề mặt nhẵn, không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ hoặc vỉ kín, lắc không dính. Đối với viên bao đường không được chảy nứơc.

- Thuốc cốm : Kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu. - Đối với thuốc mỡ: Tuýp thuốc đồng đều,bao bì nguyên vẹn. - Đối với thuốc dán miếng hoặc băng dính: Phải đồng nhất.

- Đối với Sirô thuốc: Thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo quản, không lắng cặn lên men, không có đường kết tinh lại.

- Đối với thuốc nước để uống đóng ống: Màu sắc đồng đều phải trong, các thông tin in trên ống phải rõ nét, đầy đủ.

8. Quy trình tư vấn bán thuốc kê đơn; quy trình tư vấn bán thuốc không kêđơn đơn

8.1 . Quy trình tư vấn bán thuốc kê đơn

Hình 2.4: Quy trình tư vấn bán thuốc kê đơn

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn thuốc - Kiểm tra đơn thuốc:

+ Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.

+ Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. - Ghi tên thuốc theo quy định như sau:

+ Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác. + Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước. + Đơn thuốc có giá trị trong 05 ngày kể từ ngày kê đơn.

- Kiểm tra tính an toàn, hiệu quả và hợp lý về sử dụng thuốc của đơn.

+ Kiểm tra về dược lâm sàng: liều dùng, tương tác thuốc, các phản ứng có hại khác, kê trùng thuốc, v.v.

+ Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

+ Chú ý các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người suy gan, thận. + Giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp: Đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh. Người mua không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết Thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc. Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm không được kê trong đơn thuốc

- Như vậy, các đơn thuốc hợp lệ là đơn đúng theo mẫu quy định như trên và có đủ tên, chữ ký, địa chỉ, dấu của Phòng khám/ Bệnh viện của Bác sĩ kê đơn.

Bước 2: Tư vấn sử dụng thuốc

- Để đảm bảo tính an toàn cho người dùng, dược sĩ bán thuốc kê đơn cần:

+ Hỏi thêm để nắm rõ tình trạng bệnh lý, hỏi tiền sử dị ứng và các biểu hiện tác dụng phụ của những thuốc bệnh nhân đã dùng.

+ Hỏi xem có đang dùng loại thuốc nào không để tránh tương tác thuốc xấu.

- Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:

+ Dược sĩ cần bán theo đúng tên thuốc đã kê trong đơn. Nếu nhà thuốc không có loại thuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua ở nơi khác.

+ Hoặc trong các trường hợp khách hàng yêu cầu tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp. Dược sĩ cần giới thiệu các loại biệt dược (Cùng hoạt chất, liều lượng, cùng dạng bào chế, tác dụng, chỉ định). Khi đó, hãy tư vấn kèm theo giá và giới thiệu những loại thuốc phù hợp với khả năng kinh tế của khách hàng.

Bước 4: Lấy thuốc theo đơn

- Khi đã hoàn thành bước 3, Dược sĩ tiếp tục lấy thuốc theo đơn đã kê cho khách hàng.

+ Lấy thuốc theo đơn đã kê cho vào bao bì kín khí, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, cách dùng, liều dùng, thời gian dùng theo của từng loại.

+ Cần ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn;

+ Nếu có thay thế thuốc, cần ghi rõ vào đơn (Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng đã thay thế)

Bước 5: Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng:

- Giao từng khoản cho khách hàng. Đồng thời hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết trực tiếp trên bao bì. Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng về:

+ Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn, + Liều lượng và cách dùng thuốc: uống vào thời điểm nào, các tương tác của thuốc với thức ăn đồ uống.

+ Lưu ý khách hàng gọi điện hoặc liên lạc lại với nhà thuốc nếu có vấn đề gì chưa hiểu hoặc có tác dụng phụ, dị ứng thuốc.

+ Nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc.

8.2 Quy trình tư vấn bán thuốc không kê đơn

Hình 2.5 Quy trình tư vấn thuốc không kê đơn

Bước 1: Tìm hiểu, dựa vào từng trường hợp mà đưa ra câu hỏi. - Khi khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể:

+ Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/ triệu chứng gì?

+ Đối tượng dùng thuốc? (Giới, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang bị mắc các bệnh mãn tính nào không? đang dùng thuốc gì? Hiệu quả? Tác dụng không mong muốn?..)

+ Đã dùng thuốc này lần nào chưa? Hiệu quả?

+ Sau đó xác định việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh/ triệu chứng bệnh nhân đang mắc là đúng hay không đúng?

+ Ai? (Tuổi, giới,) mắc chứng/ bệnh gì? Biểu hiện? Thời gian mắc chứng / bệnh? Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng?

+ Bệnh nhân có đang mắc bệnh mãn tính gì? đang dùng thuốc gì?

+ Bệnh nhân đã dùng những thuốc gì để điều trị bệnh/ triệu chứng này? Dùng như thế nào? Hiệu quả?

Bước 2: Đưa ra những lời khuyên đối với từng bệnh nhân cụ thể.

- Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp: Giải thích, tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác đúng và phù hợp hơn. Trong trường hợp cần thiết, khuyên bệnh nhân đi khám và mua theo đơn của bác sĩ

Bước 3: Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc (nhà SX, dạng bào chế, giá bán) để khách hàng lựa chọn.

9. Phân tích đơn:

Đơn số 1:

1) Tên thuốc: STADNEX 40 CAP

Hình 2.7: STADNEX 40 CAP

- Hoạt chất: Esomeprazol 40mg

- Chỉ định:

+ Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược; điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát; điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

+Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

- Tác dụng phụ:

+Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.

- Tương tác thuốc: Atazanavir, Aspirin, Atovastatin,...

2) Tên thuốc: LAHM

- Hoạt chất: Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd + simethicon ( 611,76mg+800mg+80mg/15g)

- Chỉ định:

+ Ợ nóng, đầy hơi;

+ Điều trị triệu chứng của bệnh lý viêm loét dạ dày- tá tràng; + Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản;

+ Điều trị bệnh lý viêm thực quản.

- Tác dụng phụ:

+ Làm tăng nồng độ magnesium trong huyết thanh nếu sử dụng thuốc với liều cao và trong thời gian dài;

+ Suy giảm hay mất phosphat nếu điều trị với liều cao trong thời gian dài.

-Tương tác thuốc: Không nên phối hợp thuốc:

+ Với nhóm thuốc Quinidin: Do làm gia tăng nồng độ Quinidin trong máu và gây ra nguy cơ quá liều;

+ Thận trọng khi phối hợp với các loại thuốc kháng histamin H2, Atenolol,

Chloroquin, Cyclin, Diflunisal, Digoxin, Tetracycline, Diphosphonate, Ethambutol, Fluoroquinolon, Penicillamin, Propranolol, muối sắt có thể giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa;

3) Tên thuốc: Bromhexin

Hình 2.9: Bromhexin

- Hoạt chất: Bromhexin Hydroclorid 8mg

- Chỉ định: Làm tan đàm trong viêm khí phế quản, viêm phế quản mạn tính, các bệnh phế quản - phổi mạn tính. Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.

- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng trên da.

- Tương tác thuốc: Kết hợp với kháng sinh ( Amoxicillin,

Cefuroxime,Erythromycin, Doxycycline) dẫn đến gia tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

4) Tên thuốc: Crestor

Hình 2.10: Crestor

- Chỉ định: Giảm rối loạn cholesterol máu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngăn ngừa đột quỵ, các cơn đau tim.

- Tác dụng phụ: Đau cơ, suy nhược, co thắt.

- Tương tác thuốc: Atazanavir, Amprenavir,....

5) Tên thuốc: Tatanol

Hình 2.11: Tatanol

- Hoạt chất: Paracetamol 500mg

- Chỉ định:

+ Giảm nhanh những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. + Hạ sốt.

+ Giảm đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương khớp, đau do hành kinh, đau nửa đầu, đau răng và một số cơn đau khó xác định khác.

- Tác dụng phụ:

+ Tổn thương gan (nhẹ).

+ Phản ứng trên da như nổi mề đay, ban đỏ.

- Tương tác thuốc:

+ Khi sử dụng Tatanol đồng thời với carbamazepine, phenytoin, phenobarbital, primidone sẽ có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc do sự gia tăng chuyển hóa và bài tiết của cơ thể.

Đơn thuốc số 2:

Hình 2.12: Đơn thuốc số 2

1) Tên thuốc: Tatanol

Hình 2.13: Tatanol 2

- Hoạt chất: Paracetamol 500mg

- Chỉ định:

+ Hạ sốt.

+ Giảm đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương khớp, đau do hành kinh, đau nửa đầu, đau răng và một số cơn đau khó xác định khác.

- Tác dụng phụ:

+ Tổn thương gan (nhẹ).

+ Phản ứng trên da như nổi mề đay, ban đỏ. - Tương tác thuốc:

- Thuốc kháng Cholinergic có thể làm giảm sự hấp thụ Tatanol một cách đáng kể. - Khi sử dụng Tatanol đồng thời với carbamazepine, phenytoin, phenobarbital, primidone sẽ có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc do sự gia tăng chuyển hóa và bài tiết của cơ thể.

2) Tên thuốc: Meloxicam

Hình 2.14: Meloxicam

- Chỉ định: Điều trị viêm khớp, tác dụng giảm đau, giảm sưng và giảm cứng khớp.

- Tác dụng phụ: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy.

- Tương tác thuốc:

+ Aliskiren;

+ Thuốc ức chế men chuyển (như captopril, lisinopril); + Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (losartan, valsartan...); + Cidofovir;

+ Lithium;

+ Methotrexate (điều trị liều cao); + Lợi tiểu.

Đơn thuốc số 3:

1) Tên thuốc: Usaralpha 8400 UI

Hình 2.16: Usaralpha 8400 UI

- Hoạt chất: Alphachymotrypsin 8400 UI

- Chỉ định:

+ Kháng viêm. Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ (ví dụ: tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tim mộ, khối tụ máu, tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt. chuột rút và chấn thương do thể thao).

+ Làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

- Tác dụng phụ: Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

- Tương tác thuốc: Không nên sử dụng alphachymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi. Không nên phối hợp alphachymotrypsin với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.

2) Tên thuốc: Seoni

Hình 2.17: Seoni

- Hoạt chất: Eperisone Hydrochloride 50mg

- Chỉ định:

+ Hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau thắt lưng.

+ Liệt cứng trong các bệnh lý sau: Bệnh lý mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật ( bao gồm cả u não tủy ), di chứng sau chấn thương ( chấn thương tủy, chấn thương sọ não ), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa não tủy, bệnh lý mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.

- Tác dụng phụ: Đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, phát ban ở da, tiêu chảy, không tiêu, đau đầu, táo bón.

- Tương tác thuốc:

+ Tránh sử dụng thuốc Eperisone đồng thời với Tolperisone HCl và Methocarbamol để giảm nguy cơ rối loạn điều tiết mắt.

+ Nên uống thuốc sau ăn để giảm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, ngừng uống rượu khi dùng thuốc Eperisone để tránh tác dụng phụ trên gan.

3) Tên thuốc: Vocfor – 4

Hình 2.18: Vocfor – 4

- Hoạt chất: Lornoxicam 4mg

- Chỉ định:

+ Điều trị đau sau phẫu thuật.

+ Điều trị cơn đau cấp liên quan đến thần kinh tọa.

+ Điều trị ngắn hạn triệu chứng đau và viêm nhẹ đến vừa trong bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

- Tác dụng phụ:

+ Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.

+ Hệ thống thần kinh trung ương: trầm cảm, mất ngủ.

- Tương tác thuốc:

+ Thuốc chống đông máu hoặc chất ức chế kết tập tiểu cầu + Sulphonylure

+ Thuốc ức chế men chuyển (ACE) + Thuốc chẹn kênh beta

+ Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II + Corticoid

+ Lithium + Methotrexat

4) Tên thuốc: Gramadol Capsules

Hình 2.19: Gramadol Capsules

- Hoạt chất:Tramadol hydrochloride 37,5 mg và paracetamol 325 mg.

- Chỉ định: Chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

- Tác dụng phụ:

Paracetamol:

+ Phản ứng dị ứng hoặc phát ban da, bao gồm ban đỏ và mày đay.

Một phần của tài liệu MAU (Trang 65)