Hình 2.11: Tatanol

Một phần của tài liệu MAU (Trang 75 - 92)

- Hoạt chất: Paracetamol 500mg

- Chỉ định:

+ Giảm nhanh những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. + Hạ sốt.

+ Giảm đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương khớp, đau do hành kinh, đau nửa đầu, đau răng và một số cơn đau khó xác định khác.

- Tác dụng phụ:

+ Tổn thương gan (nhẹ).

+ Phản ứng trên da như nổi mề đay, ban đỏ.

- Tương tác thuốc:

+ Khi sử dụng Tatanol đồng thời với carbamazepine, phenytoin, phenobarbital, primidone sẽ có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc do sự gia tăng chuyển hóa và bài tiết của cơ thể.

Đơn thuốc số 2:

Hình 2.12: Đơn thuốc số 2

1) Tên thuốc: Tatanol

Hình 2.13: Tatanol 2

- Hoạt chất: Paracetamol 500mg

- Chỉ định:

+ Hạ sốt.

+ Giảm đau do cảm cúm, nhức đầu, đau họng, đau nhức cơ xương khớp, đau do hành kinh, đau nửa đầu, đau răng và một số cơn đau khó xác định khác.

- Tác dụng phụ:

+ Tổn thương gan (nhẹ).

+ Phản ứng trên da như nổi mề đay, ban đỏ. - Tương tác thuốc:

- Thuốc kháng Cholinergic có thể làm giảm sự hấp thụ Tatanol một cách đáng kể. - Khi sử dụng Tatanol đồng thời với carbamazepine, phenytoin, phenobarbital, primidone sẽ có khả năng làm giảm hiệu quả của thuốc do sự gia tăng chuyển hóa và bài tiết của cơ thể.

2) Tên thuốc: Meloxicam

Hình 2.14: Meloxicam

- Chỉ định: Điều trị viêm khớp, tác dụng giảm đau, giảm sưng và giảm cứng khớp.

- Tác dụng phụ: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy.

- Tương tác thuốc:

+ Aliskiren;

+ Thuốc ức chế men chuyển (như captopril, lisinopril); + Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (losartan, valsartan...); + Cidofovir;

+ Lithium;

+ Methotrexate (điều trị liều cao); + Lợi tiểu.

Đơn thuốc số 3:

1) Tên thuốc: Usaralpha 8400 UI

Hình 2.16: Usaralpha 8400 UI

- Hoạt chất: Alphachymotrypsin 8400 UI

- Chỉ định:

+ Kháng viêm. Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ (ví dụ: tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tim mộ, khối tụ máu, tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt. chuột rút và chấn thương do thể thao).

+ Làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

- Tác dụng phụ: Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

- Tương tác thuốc: Không nên sử dụng alphachymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi. Không nên phối hợp alphachymotrypsin với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.

2) Tên thuốc: Seoni

Hình 2.17: Seoni

- Hoạt chất: Eperisone Hydrochloride 50mg

- Chỉ định:

+ Hội chứng đốt sống cổ, viêm quanh khớp vai và đau thắt lưng.

+ Liệt cứng trong các bệnh lý sau: Bệnh lý mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật ( bao gồm cả u não tủy ), di chứng sau chấn thương ( chấn thương tủy, chấn thương sọ não ), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa não tủy, bệnh lý mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.

- Tác dụng phụ: Đau dạ dày, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, buồn ngủ, phát ban ở da, tiêu chảy, không tiêu, đau đầu, táo bón.

- Tương tác thuốc:

+ Tránh sử dụng thuốc Eperisone đồng thời với Tolperisone HCl và Methocarbamol để giảm nguy cơ rối loạn điều tiết mắt.

+ Nên uống thuốc sau ăn để giảm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, ngừng uống rượu khi dùng thuốc Eperisone để tránh tác dụng phụ trên gan.

3) Tên thuốc: Vocfor – 4

Hình 2.18: Vocfor – 4

- Hoạt chất: Lornoxicam 4mg

- Chỉ định:

+ Điều trị đau sau phẫu thuật.

+ Điều trị cơn đau cấp liên quan đến thần kinh tọa.

+ Điều trị ngắn hạn triệu chứng đau và viêm nhẹ đến vừa trong bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

- Tác dụng phụ:

+ Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng, tăng tiết mồ hôi, giảm cân, phù nề, dị ứng, suy nhược, tăng cân.

+ Hệ thống thần kinh trung ương: trầm cảm, mất ngủ.

- Tương tác thuốc:

+ Thuốc chống đông máu hoặc chất ức chế kết tập tiểu cầu + Sulphonylure

+ Thuốc ức chế men chuyển (ACE) + Thuốc chẹn kênh beta

+ Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II + Corticoid

+ Lithium + Methotrexat

4) Tên thuốc: Gramadol Capsules

Hình 2.19: Gramadol Capsules

- Hoạt chất:Tramadol hydrochloride 37,5 mg và paracetamol 325 mg.

- Chỉ định: Chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

- Tác dụng phụ:

Paracetamol:

+ Phản ứng dị ứng hoặc phát ban da, bao gồm ban đỏ và mày đay. + Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu và bạch cầu. Tramadol:

+ Đau bụng, táo bón, đầy hơi, khô miệng, khó tiêu và tiêu chảy. + Chóng mặt, đau đầu.

- Tương tác thuốc:

+ Dùng với các thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin: Sử dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO hay thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ, gồm chứng co giật và hội chứng serotonin. +Dùng với carbamazepine: Sử dụng đồng thời tramadol hydrochloride với carbamazepine làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol. Tác dụng giảm đau của tramadol trong thuốc có thể bị giảm sút với các bệnh nhân uống carbamazepine. + Dùng với quinidine: Tramadol được chuyển hóa thành M1 (chất chuyển hóa có tác dụng) bằng CYP2D6. Uống Quinidine cùng với tramadol sẽ làm tăng hàm lượng của tramadol. Kết quả lâm sàng của tương tác này không rõ.

+ Dùng với các chất thuộc nhóm warfarin: Theo nguyên tắc y tế, phải định kỳ đánh giá thời gian đông máu ngoại lai khi dùng đồng thời với các thuốc này do ghi nhận INR (International Normalized ratio - chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số bệnh nhân.

5) Tên thuốc: Sitaz 20

- Chỉ định: Loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng nối, viêm thực quản hồi lưu, hội chứng Zollinger-Ellison.

- Tác dụng phụ: Nổi mẩn, mề đay, thay đổi huyết học, ảnh hưởng đến chức năng gan, táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, nặng bụng, nhức đầu.

- Tương tác thuốc: Làm tăng nồng độ digoxin trong máu. Có thể kéo dài chuyển hóa & bài tiết phenytoin.

ST

T TÊN HOẠTCHẤT BIỆT DƯỢC DẠNGBÀO

CHẾ A NHÓM KHÁNG SINH NHÓM BETA - LACTAN 1 Amoxicillin Amoxicillin 250mg Viên nang cứng 2 Amoxicillin Amoxicillin 500mg Viên nang cứng 3 Amoxicillin+ Acid

clavunamic Augmentin 1g bao phimViên nén

4 Amoxicillin+ Acid clavunamic

Klamentin 500/125 mg Viên bao

phim

5 Ampicillin Ampicillin 500mg Viên

nang cứng

H Nhóm RỐI LOẠN LIPID MÁU

67 Atorvastatin Atorvastatin 20mg Viên nén

bao phim

68 Atorvastatin Atorvastatin 10mg Viên nén

bao phim

69 Rosuvastatin Rosuvastatin STELA 20mg Viên nén

bao phim

70 Lovastatin Lovastatin 20mg Viên nén

bao phim

71 Fenofbiat Fenbrat 300mg Viên

nang

I Nhóm ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

72 Metformine

73 Glicazid Glicazid STADA 80mg Viên nén

74 Acarbose Acarbose 50mg Viên bao

phim

75 Glimepiride Glimepiride STADA 2mg Viên nén

76 Saxaglitin Onglyza 5mg Viên nén

bao phim

K Nhóm KHÁNG HISTAMINE H1

77 Chlopheniramine Chlopheniramine 4mg Viên nén

78 Diphenhydramine NAUTAMINE Viên nén

79 Cinarizin Cinarizin 25mg Viên nén

bao phim

L BÙ NƯỚC VÀ CHẤT ĐIỆN GIẢI

80 NaCl 520mg + Natri citrat 580mg + KCl 300mg + Glucose 2,7g ORESOL 245 Gói bột

M Nhóm GIÃN CƠ VÀ LÀM GIẢM TRƯƠNG LỰC CƠ – CHỐNG CO THẮT

81 Mephenesin Mephenesin 500mg Viên nén

bao phim

82 Mephenesin DECONTRACTYL 250mg Viên nén

bao phim

83 Tolperison Topezonis 100mg Viên nén

N THUỐC NHỎ MẮT – TAI MŨI HỌNG

84 Sodium Chloride NATRI CLORID 0,9% Dung

dịch 10ml

85 Dexamethasone +

Neomycin NEODEX dịch 5mlDung

O DUNG DỊCH TẨY TRÙNG VÀ KHỬ TRÙNG 86 Ethanol 70% CỒN 70 ĐỘ Lọ 60ml 87 Hydrogen peroxide + Natri salicylat OXY GIÀ Lọ 60ml 88 Povidone-iodine 10% POVIDINE Chai dung dịch 20ml P VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT

89 Canxi cacbonat 500mg + Vitamin

D3 200IU

Calci D Viên nén

bao phim

90 Vitamin C Vitamin C plus Ống

91 Vitamin A Vitamin A 5000IU Viên

nang

92 Vitamin B1+ B6+

B12 Vitamin 3B Plus Viênnang

93 Magnesium hydroxide 470mg + Vitamin B6 5mg MAGNESIUM-B6 Viên nén bao phim

94 Vitamin B1 100mg + Vitamin B6 200mg + Vitamin B12 200mcg NEUROBION Viên nén bao phim

95 Vitamin C 500mg BEROCCA Viên sủi

Q BỔ NÃO

96 Ginkgo Biloba

Extra Ginkgo Biloba 240mg nangViên

97 Cao đặc rễ Đinh lăng 300mg Cao khô lá bạch quả 100mg Cebraton Viên nang Bảng 2.3: Danh mục thuốc CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại nhà thuốc vừa qua, em đã học được rất nhiều loại thuốc, được hiểu sâu rộng hơn về những kiến thức đã học trên ghế nhà trường. Nhờ những kiến thức đã học và kiến thức thu được trong quá trình thực tập, em đã có thể: Tự kiểm tra sổ sách và hạn dùng của thuốc, biết được cách sắp xếp thuốc hợp lý, hiểu rõ hơn về tác dụng dược lý của thuốc, có thể đọc được toa kê đơn thuốc của bác sỹ ( loại thuốc, số lượng, hàm lượng thuốc). Tiếp xúc trực tiếp, cầm trên tay những hộp thuốc. Gặp được một số trường hợp hay gặp phải tại nhà thuốc để e có những trãi nghiểm vô cùng quý báu.

Em xin gửi lời cảm ơn tới Nhà Thuốc Thùy Trang và DS trong Nhà Thuốc đã tạo điều kiện giúp đỡ em có thể hoàn thành được kỳ thực tập này.

Một phần của tài liệu MAU (Trang 75 - 92)