Đánh giá tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37)

1.3.1. Những điểm đã thống nhất

Các nghiên cứu trên đã cung cấp một số cơ sở lý thuyết, những quan điểm, luận điểm và những vấn đề cơ bản về phát triển NLTT và tác động của việc phát triển NLTT đến PTKTBV.

Chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi sang NLTT cũng như thách thức trong phát triển nguồn NLTT, bao gồm: vốn, hệ thống lưới điện, thiếu vật liệu mới, đặc điểm địa lý và khí hậu, tính khơng ổn định, ưu

đãi lãi suất, trình độ cơng nghệ, chính sách phát triển, nhận thức cộng đồng, tâm lý đầu tư, mặt bằng dự án. Một số nghiên cứu đã xác định nguyên nhân ngành NLTT chậm phát triển; phân tích chính sách và đưa ra một số đề xuất thúc đẩy phát triển NLTT gồm: xây dựng chiến lược phát triển NLTT trên cơ sở đánh giá toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và đe dọa; sử dụng mơ hình tích hợp giữa các dự án gió trên bờ và ngoài khơi, trạm quang điện và nhà máy pin nhiên liệu; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ NLTT thông qua việc thiết lập các quy chế, thể chế liên quan, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của NLTT, đổi mới công nghệ NLTT, tập trung vào R&D, hợp tác quốc tế về NLTT; cần có chính sách khác biệt tùy theo đặc điểm của từng địa phương.

Gợi ý một số mơ hình phát triển NLTT vì sự PTKTBV; mơ hình đánh giá tiềm năng và khả năng khai các nguồn NLTT như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối; khái quát về thực trạng sử dụng và xu hướng phát triển các nguồn NLTT của một số quốc gia châu Á.

Nội dung tổng quan cũng chỉ ra những tác động tích cực của việc phát triển NLTT đến PTKTBV như: đảm bảo an ninh năng lượng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và mạnh, làm tăng đáng kể mức tiết kiệm thực sự của đất nước, tạo việc làm dẫn đến tăng GDP bình qn đầu người, giảm khí phát thải và suy thối mơi trường. Một số nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm các nước trong phát triển NLTT đó là ưu tiên phát triển năng lượng sinh khối do đây là nguồn năng lượng tạo ra lượng khí thải ít hơn và hiệu quả hơn so với năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên việc hỗ trợ quá mức cho nguồn năng lượng này sẽ làm hạn chế việc phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc phát triển sinh khối từ rừng dẫn đến việc phá vỡ cân bằng sinh thái rừng và gia tăng khí thải.

1.3.2. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Những nghiên cứu trên tuy đã chỉ ra những thách thức trong việc phát triển NLTT nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu đưa ra giải pháp khắc phục. Hệ thống giải pháp để thu hút đầu tư phát triển NLTT chưa đồng bộ và thiếu cơ sở thực hiện. Có rất ít nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, chính sách thúc đẩy phát triển NLTT vì sự PTKTBV và tác động của việc phát triển NLTT đến PTKTBV. Khơng có nghiên cứu nào trong số đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NLTT gắn với PTKTBV và gợi ý cho Việt Nam, chưa chỉ rõ những kinh nghiệm nào trong việc phát triển NLTT vì sự PTKTBV từ một số quốc gia châu Á có thể áp dụng cho Việt Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của luận án.

1.3.3. Những vấn đề mà Luận án sẽ đi sâu giải quyết

Từ những vấn đề còn tồn tại nêu trên, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết vấn đề sau:

Tiếp tục nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng, những thách thức và chính sách trong phát triển NLTT vì sự PTKTBV ở một số quốc gia châu Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NLTT gắn với PTKTBV; chỉ ra những kinh nghiệm nào có thể áp dụng vào việc phát triển NLTT gắn với PTKTBV phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Kết luận chƣơng 1

Nhìn chung lĩnh vực nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo cịn khá mới mẻ. Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển năng lượng tái tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững. Nội dung tổng quan nghiên cứu đã hệ thống được một số vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo và tác động của nó đến phát triển kinh tế bền vững như cùng thống nhất các khái niệm, quan điểm phát triển, lợi ích của năng lượng tái tạo, gợi ý một số mơ hình phát triển năng lượng tái tạo và đưa ra một số kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai. Tuy nhiên, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm về phát triển năng lượng tái tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững và chỉ ra những kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho Việt Nam. Đây là nội dung mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG TÁI TẠO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lượng tái tạo

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát triển năng lượng tái tạo

2.1.1.1. Khái niệm

Năng lượng tái tạo đã được con người sử dụng từ rất lâu trong quá khứ cho đến khi con người phát hiện ra than đá, dầu mỏ, khí đốt thì những nguồn năng lượng nói trên ít được đề cập đến nữa. Phải đến những năm cuối thế kỷ 20, trước sự dần cạn kiệt của nguồn nhiên liệu truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt, cùng với nguy cơ của các thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu, các nguồn năng lượng tái tạo bắt đầu được đề cập đến nhiều, nhất là trong các diễn đàn quốc tế. Nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về năng lượng tái tạo.

Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng: ―Năng lượng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc tự nhiên như ánh sáng mặt trời, gió và được bổ sung với một tốc độ nhanh hơn so với chúng được tiêu thụ‖. Khái niệm này phản ánh đầy đủ hai đặc tính của năng lượng tái tạo đó là tính vơ hạn và có nguồn gốc tự nhiên. Khái niệm này cũng khơng mắc phải hạn chế đó là liệt kê các dạng năng lượng tái tạo, do đó việc bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo mới có thể được tìm thấy trong tương lai cũng khơng làm sai bản chất của khái niệm này [85].

Omar và cộng sự đưa ra khái niệm ―Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng địa nhiệt‖ [113]. Theo định nghĩa này, năng lượng tái tạo có hai đặc điểm là vơ hạn và có

nguồn gốc tự nhiên. Vơ hạn có hai nghĩa: hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể cạn kiệt do sự sử dụng của con người (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (như năng lượng sinh khối) trong các quy trình cịn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất. Nếu theo khái niệm này thì có thể dẫn tới năng lượng tái tạo không bao hàm các dạng năng lượng tái tạo mới mà sẽ được tìm thấy trong tương lai.

Dự thảo Nghị định về khuyến khích, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo lần thứ 5 ngày 28/8/2009 do Bộ Cơng Thương chủ trì soạn thảo có đưa ra khái niệm: Năng lượng tái tạo là các dạng năng lượng phi hóa thạch và có khả năng tái tạo, bao gồm: các nguồn thủy điện nhỏ, năng lượng biển (phát điện bằng sóng biển, thủy triều, năng lượng dịng hải lưu), năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học [3]. Khái niệm này gặp phải hạn chế là có thể dẫn tới năng lượng tái tạo sẽ không bao hàm các dạng năng lượng mới mà có thể sẽ được tìm thấy trong tương lai.

Trước những vấn đề về ô nhiễm môi trường và BĐKH trên phạm vi toàn cầu như hiện nay thì năng lượng tái tạo vừa được coi là nguồn năng lượng dồi dào vơ hạn, có nguồn gốc từ tự nhiên, vừa được coi là nhân tố quan trọng trong việc giảm thải lượng khí carbon và các loại ơ nhiễm khác. Đây là mục tiêu mà nhân loại hướng tới. Do vậy, những nguồn năng lượng tuy đáp ứng được đầy đủ cả hai đặc tính là vơ hạn và nguồn gốc tự nhiên, nhưng việc tạo ra nó lại có tác động xấu rất lớn đến môi trường như thủy điện lớn (trên 50MW) vẫn không được xếp vào danh mục NLTT. Từ đó, tác giả đề xuất khái niệm như sau:

Năng lƣợng tái tạo là năng lượng có nguồn gốc từ các q trình tự

nhiên của Trái Đất, khơng hữu hạn hoặc khơng thể sử dụng hết và ít gây tác động xấu đến môi trường.

Theo khái niệm này thì các dạng năng lượng tái tạo chủ yếu hiện nay bao gồm:

Năng lượng mặt trời Năng lượng gió

Năng lượng sinh khối Năng lượng thủy điện

Nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng đại dương

Các dạng năng lượng tái tạo khác

Năng lƣợng mặt trời: là năng lượng bức xạ và nhiệt được tạo ra bởi

Mặt Trời dưới dạng năng lượng điện hoặc nhiệt năng. Năng lượng mặt trời được tạo ra bằng cách thu năng lượng bức xạ từ ánh sáng Mặt Trời và chuyển nó thành nhiệt, điện hoặc nước nóng, trong đó phổ biến nhất là bằng hệ thống quang điện (PV). Hệ thống quang điện (PV) có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng thông qua việc sử dụng pin mặt trời. Quang điện là phương pháp sử dụng những tấm pin mặt trời để thu nhận và biến đổi trực tiếp ánh sáng Mặt Trời (nắng) thành điện năng. Ngoài việc sử dụng quang điện để tạo ra điện, năng lượng mặt trời thường được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt để làm nóng khơng gian hoặc đun nước nóng.

Năng lƣợng gió: là năng lượng được tạo ra từ quá trình gió sử dụng

hoạt động di chuyển của mình để tạo ra năng lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị chuyển hóa từ động năng thành cơ năng. Để tạo ra điện năng, năng lượng gió đã tác động lên cánh quạt của tuabin khiến chúng quay. Khi đó, q trình biến đổi năng lượng được diễn ra. Nhờ trục quay của tuabin được nối với máy phát điện nên nhờ đó năng lượng điện được tạo ra.

Năng lƣợng sinh khối (biomass energy): là năng lượng có nguồn gốc

phương pháp khác nhau được sử dụng để tạo ra năng lượng sinh khối như đốt sinh khối, hoặc khai thác khí mêtan được tạo ra từ sự phân hủy tự nhiên của các vật liệu hữu cơ như trấu, rơm rạ, bã mía hoặc chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người (rác, bùn, nước cống), bằng cách sử dụng các vật liệu này chuyển hóa thành điện năng hoặc nhiệt năng. Năng lượng sinh khối bao gồm: gỗ và chất thải gỗ; chất thải rắn đơ thị; khí bãi chơn lấp và khí sinh học; Ethanol, dầu Diesel sinh học.

Do luận án chỉ tập trung nghiên cứu về năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, nên các loại năng lượng tái tạo như năng lượng thủy điện, năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu hydrogen và pin nhiên liệu hydro, năng lượng đại dương, các dạng năng lượng tái tạo khác, tác giả sẽ không đề cập đến khái niệm cụ thể.

2.1.1.2. Đặc điểm của năng lượng tái tạo

Ƣu điểm

Năng lƣợng tái tạo là vô hạn và tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái Đất: Các dạng NLTT như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt… khơng mất chi phí nhiên liệu (trừ năng lượng sinh khối). Năng lượng sinh khối cũng có trữ lượng lớn và chi phí nhiên liệu thấp. So với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người thêm khoảng 50-70 năm, ưu điểm này là một thế mạnh vượt trội. Khi hành tinh của lồi người cịn tồn tại thì những nguồn năng lượng tái tạo sẽ cịn vơ hạn, đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia [87].

Năng lƣợng tái tạo là nguồn năng lƣợng sạch, có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với mơi trƣờng, ít gây ơ nhiễm: Nguồn năng lượng thu được từ NLTT không chứa nguyên tố carbon và các nguyên tố khác nên khi sử dụng hồn tồn khơng phát thải carbon và các khí thải độc hại khác nên ít

trong các nguồn NLTT thì năng lượng sinh khối được tạo ra từ sinh khối và chất thải đều có nguồn gốc hữu cơ chứa carbon, nên khi sử dụng chúng tất yếu sẽ có phát thải CO2 vào khí quyển. Nhưng vì các vật liệu sinh học là thực vật nên trong quá trình tái tạo đã hấp thụ CO2 trong khí quyển thực hiện q trình quang hợp để tạo ra những vật liệu hữu cơ chứa Carbon mới là những Carbohydrate, nên xét về tổng thể nguồn năng lượng từ vật liệu sinh học tạo ra CO2 khi sử dụng coi như cân bằng CO2 trong thiên nhiên, do đó khơng bổ sung thêm nguồn phát thải CO2 vào khí quyển [87]. Mặc dù mỗi hình thức sản xuất năng lượng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến mơi trường, nhưng trong số đó, NLTT là đối tượng ít gây ảnh hưởng đến mơi trường nhất.

Năng lƣợng tái tạo có thể cung cấp triển vọng mới cho nơng thơn, giúp ngƣời dân có thể tiếp cận mạng lƣới điện hiện đại, nơi mà khó có thể thiết lập mạng lƣới điện, đóng góp vào cơng cuộc chống đói nghèo: Năng

lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong bốn lĩnh vực gồm: phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nơng thơn. Một địa phương có thể tự sản xuất ra điện bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời để hấp thụ năng lượng từ đó tạo ra điện năng, nếu sử dụng đúng cách năng lượng dư thừa có thể được giữ tại bộ lưu trữ để dùng sau hoặc được truyền tải lên mạng lưới điện địa phương để cung cấp cho những nơi khác làm tăng thu nhập cho người dân. NLTT có thể giúp nhiều nước đang phát triển giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và sự căng thẳng tài chính gây ra bởi biến động giá dầu thế giới. NLTT còn tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới và việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [130].

Mặc dù có rất nhiều ƣu điểm nhưng năng lượng tái tạo cũng có một số

nhƣợc điểm như sau:

Năng lƣợng tái tạo có tính ổn định thấp hơn so với các nguồn năng lƣợng truyền thống do đây là nguồn năng lƣợng có nguồn gốc từ tự nhiên nên phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên: Chỉ có thể khai thác năng lượng

mặt trời vào ban ngày và vào những ngày có mặt trời, cịn ban đêm hay những ngày trời âm u, mưa thì hệ thống sẽ khơng hoạt động. Hay với năng lượng gió, các tua-bin gió chỉ có thể sinh điện vào những thời điểm có tốc độ gió thổi trong khoảng 4-25 m/s. Tốc độ gió phải tối thiểu 4 m/s thì các tua-bin gió mới bắt đầu chạy đều và phát điện, nhưng nếu vượt qua 25 m/s thì các tua-bin sẽ ngừng hoạt động để tránh hỏng hóc trong điều kiện gió mạnh. Năng lượng tái tạo không thể tồn trữ để sử dụng vào những thời điểm không thu nhận được chúng như vào ban đêm, ngày nhiều mây, ngày gió lặng. Do vậy khó cho các nhà quản lý trong việc hoạch định sản xuất và tiêu thụ.

Việc khai thác năng lƣợng tái tạo đòi hỏi cơng nghệ tiên tiến nên chi phí đầu tƣ ban đầu rất cao, đẩy giá thành lên cao hơn, dẫn đến khó

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)