Để thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển, Nhật Bản đã đưa ra một số những chính sách nhằm khắc phục những thách thức được cho là rào cản chính hạn chế sự phát triển của NLTT.
Những thành cơng của chính sách
Thứ nhất, ngay từ năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính
sách hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng năng lượng tái tạo với thời gian trả nợ tối đa là 10 năm, trong đó, cho những gia đình cải tạo nhà, chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời được vay số tiền tối đa lên đến 5 triệu Yên, tương đương gần 5.000 USD. Ngồi ra, Chính phủ Nhật Bản cịn mua điện sản xuất từ năng lượng mặt trời với giá cao hơn giá thị trường và giảm giá bán các tấm pin năng lượng mặt trời.
Thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu đảm bảo năng lượng tái tạo đáp ứng tới 24% nhu cầu điện vào năm 2030 và dự kiến có thể tạo ra hơn 67.000 việc làm mới vào năm 2050 [31].
Thứ ba, năm 2011, Nhật Bản đã áp dụng hệ thống biểu giá nhập khẩu,
một đạo luật đặc biệt để mua NLTT từ các nhà cung cấp, sau đó là áp dụng chính sách trợ giá FIT cho NLTT. Việc áp dụng chính sách FIT đã thu hút nhiều công ty đầu tư vào NLTT, thúc đẩy mở rộng quy mơ phát triển các nguồn NLTT. Với chính sách FiT, việc đầu tư vào năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các loại năng lượng sạch khác của Nhật Bản đã có mức tăng ấn tượng. Cụ thể, năm 2016, Chính phủ Nhật Bản dành khoảng 2,3 nghìn tỉ Yên (tương đương 17,3 tỉ Euro) để hỗ trợ việc mua lại điện mặt trời với giá cao. Chính phủ Nhật Bản còn mua điện sản xuất từ năng lượng mặt trời với giá cao hơn giá thị trường theo cơ chế FiT và giảm giá bán các tấm pin năng lượng mặt trời để khuyến khích người dân tự sản xuất điện mặt trời tại nhà, khuyến khích chính quyền các địa phương cùng tham gia các dự án điện mặt trời, từ đó xây dựng các trung tâm điện mặt trời lớn, tập trung. Điều này đã thu hút một số lượng lớn các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo, phổ biến nhất là năng lượng mặt trời, trong đó 80% là quy mơ nhỏ, chủ yếu là cơng trình lắp đặt trên mái nhà. Các dự án điện mặt trời quy mô lớn chỉ chiếm 20% vì gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng,
chuyển đổi đất nơng nghiệp, khó khăn trong việc hòa lưới điện mặt trời vào lưới điện quốc gia. Có thể thấy chính sách giá FiT là một trong những cơng cụ chính sách hiệu quả nhất, giúp đem lại nhiều lợi ích như: tăng thị phần của NLTT, do đó thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch trong sản xuất điện, giảm được phát thải CO2, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm.
Thứ tƣ, cùng với trợ giá FiT, Nhật Bản cũng đưa ra mục tiêu đạt được
net-zero vào năm 2050. Đây là một nhiệm vụ cấp bách đối với Chính phủ Nhật Bản. Quốc gia này đã đặt mục tiêu giảm 26% (hoặc hơn) lượng khí thải vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 [31].
Thứ năm, áp dụng thuế môi trường, loại bỏ trợ cấp cho năng lượng
truyền thống. Nhật Bản đã đưa ra chính sách cùng chịu chi phí bằng việc cải cách thuế, đặc biệt là thuế môi trường hoặc các chương trình thu phí tiêu thụ năng lượng. Giảm bớt rào cản từ các quy định truyền thống trong thị trường năng lượng với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng NLTT.
Thứ sáu, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Chính phủ Nhật Bản
tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển cho NLTT. Tích cực đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, thực hiện cơ chế dán nhãn cho sản phẩm và cung cấp những thông tin về tác động đến môi trường.
Thứ bảy, thực hiện phi tập trung hóa, xem lại một số Luật gây cản
trở cho việc phát triển NLTT, chẳng hạn như Luật về vườn quốc gia, Luật về đất nông nghiệp, Luật rác thải và vệ sinh, và một số Luật khác nữa được xem là những hành động có thể tạo rộng đường cho NLTT phát triển. Thứ tám, thu hút đầu tư tư nhân. Nhật Bản cũng áp dụng các chính
sách mới để kích thích đầu tư vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy sự tích cực của khu vực tư nhân. Cùng với đó là việc Nhật Bản đã thực hiện cải tổ nhằm điều chỉnh hệ thống năng lượng cũ mà trong đó, các cơng ty điện lực khu vực có quy mơ lớn thường kiểm sốt tồn bộ chuỗi cung ứng, từ việc phát điện cho
xuất và kinh doanh điện đã được tự do hóa, hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đã được tách ra khỏi các công ty độc quyền khu vực.
Thứ chín, Nhật Bản cũng đã xây dựng các chính sách về nhiệt và
làm nóng với NLTT, bao gồm cả bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời và các thiết bị tiết kiệm năng lượng ở mức độ nhất định cho việc xây lại hoặc xây mới các cơng trình. Các nhà xây mới có nghĩa vụ phải đặt bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, nhằm thúc đẩy ngành điện mặt trời phát triển.
Thứ mƣời, việc áp dụng một loạt các biện pháp thúc đẩy sự hiểu biết
liên quan đến NLTT ở mọi cấp độ trong xã hội như: đẩy mạnh giáo dục về năng lượng ở các trường để thế hệ trẻ sau này hiểu được cơ cấu cung cầu năng lượng của đất nước, từ đó sẽ có những đóng góp cho một cơ cấu năng lượng bền vững; đẩy mạnh thơng tin hai chiều để tăng tính minh bạch về chính sách năng lượng và có được sự tin tưởng của cơng chúng vào chính sách; Chính phủ lập ra những hội đồng năng lượng địa phương bao gồm những cộng đồng trên khắp nước Nhật với một khuôn khổ cho phép thảo luận toàn diện và xem xét các sáng kiến, cho phép các thực thể khác nhau thảo luận, nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn những thách thức liên quan đến năng lượng, được coi là những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức tích cực về việc phát triển NLTT đảm bảo phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Tất cả những điều này làm cho Nhật Bản trở thành một vùng đất tiềm năng, hấp dẫn cho lợi nhuận lâu dài trong việc đầu tư vào NLTT đáp ứng yêu cầu PTKTBV. Do đó, các mục tiêu đề ra đã hồn thành sớm hơn thời hạn rất nhiều, mục tiêu đề ra cho năm 2020 đã đạt được vào năm 2014 và vượt mục tiêu năm 2030 vào năm 2018.
Những hạn chế của chính sách
Ngồi những mặt thành cơng, chính sách của Chính phủ Nhật Bản cũng bộc lộ một số những hạn chế, gồm:
Thứ nhất, Nhật Bản chưa có những chính sách đột phá để thu hút
đầu tư vào lĩnh vực NLTT, dẫn đến việc đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo của Nhật Bản còn thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Thứ hai, việc áp dụng hệ thống FIT có nhược điểm là chuyển gánh
nặng chi phí phát điện lên vai người dân. Chỉ tính riêng trong tài khóa 2019, gánh nặng chi phí mà người sử dụng điện ở nước này phải chịu ước tính lên tới 2.400 tỷ Yên. Nếu tính từ khi hệ thống FIT được đưa vào áp dụng vào tháng 7/2012, gánh nặng chi phí đè lên vai người dân nước này lên tới 10.000 tỷ Yên [133]. Vì thế, điều quan trọng là phải cải thiện ngay lập tức hệ thống FIT bởi vì giá bán là nhân tố quan trọng nhất để xác định năng lượng nào sẽ trở thành nguồn cung cấp điện năng chủ chốt trong tương lai.