Chính sách năng lượng tái tạo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51 - 55)

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển năng lƣợng tái tạo

2.1.3. Chính sách năng lượng tái tạo

Chính sách năng lượng là cách thức mà một thực thể nhất định (thường là Chính phủ) quyết định để giải quyết các vấn đề về phát triển năng lượng bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Các chính sách năng lượng có thể gồm pháp luật, điều ước quốc tế, khuyến khích đầu tư, hướng dẫn lưu trữ năng lượng, thuế và các cơng cụ chính sách cơng khác.

Từ khái niệm về chính sách năng lượng có thể hiểu chính sách năng lượng tái tạo như sau: Chính sách năng lượng tái tạo là cách thức mà một thực thể nhất định quyết định để giải quyết các vấn đề về phát triển năng lượng tái tạo bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng năng lượng tái tạo. Các chính sách năng lượng tái tạo có thể gồm pháp luật, điều ước quốc tế, khuyến khích đầu tư, hướng dẫn lưu trữ, thuế và các cơng cụ chính sách khác.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và đứng trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, thế giới đã có những chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển NLTT, kêu gọi toàn nhân loại chung tay hành động, ứng phó với BĐKH. Đến năm 2016, gần như tất cả các nước đã thơng qua hoặc có các chính sách hỗ trợ phát triển NLTT

như hỗ trợ tài chính và các chính sách thúc đẩy tích hợp các nguồn NLTT vào các hệ thống năng lượng quốc gia [118].

Các chính sách NLTT bao gồm: chính sách trợ giá NLTT (FiT) và tiêu chuẩn năng lượng tái tạo (RPS), chính sách nhiên liệu sinh học trong vận tải, chính sách giảm phát thải, chính sách tái cơ cấu nguồn điện, chính sách về lưới điện mini và hệ thống điện độc lập, chính sách phát điện phân tán, chính sách điện khí hóa nơng thơn, đấu thầu năng lượng. Mỗi chính sách làm giảm một hoặc nhiều rào cản chính cản trở sự phát triển của NLTT [119].

FiT là một cơ chế chính sách mà trong đó Chính phủ đền bù cho các nhà sản xuất điện mức chênh lệch giá giữa giá thị trường và chi phí sản xuất khi giá giao dịch thấp hơn giá tiêu chuẩn (giá do Chính phủ đặt ra). Trong chính sách này, Chính phủ bắt buộc các nhà vận hành hệ thống mua toàn bộ điện tái tạo được sản xuất tại chỗ từ các nhà sản xuất điện địa phương với các mức giá cụ thể (giá cố định) và bán cho người sử dụng. Trong q trình này, Chính phủ sẽ trợ giá cho các nhà sản xuất điện trong giai đoạn từ 15 đến 20 năm. Chính sách FiT được thiết kế để đẩy nhanh đầu tư vào công nghệ NLTT thông qua việc tài trợ cho các khoản đầu tư bằng cách giảm giá hoặc thuế quan. Mục tiêu của chính sách này là cung cấp khoản bồi thường dựa trên chi phí cho các nhà sản xuất NLTT để đảm bảo cho nhà đầu tư sự chắc chắn về giá cả và các hợp đồng dài hạn [11]. Thơng thường, FiT có các mức giá khác nhau cho các nguồn NLTT khác nhau để khuyến khích phát triển cơng nghệ này hơn cơng nghệ khác. Ví dụ, các cơng nghệ như điện gió và điện mặt trời được định giá trên mỗi kWh cao hơn so với điện thủy triều.

Tiêu chuẩn danh mục năng lượng tái tạo (RPS) là cơ chế yêu cầu các công ty cung cấp điện phải sản xuất một phần điện năng từ các nguồn NLTT. Thông thường, các nghĩa vụ RPS được đặt trên các nhà bán lẻ điện cuối cùng, những người phải mua một phần năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó là một số chính sách được thiết kế để cung cấp các động cơ khuyến khích đầu tư tự nguyện vào NLTT bằng cách giảm chi phí của các khoản đầu tư đó, gồm: trợ cấp, giảm giá, miễn giảm thuế (miễn thuế thu nhập đối với thu nhập từ sản xuất NLTT, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm hoặc áp dụng bằng không thuế nhập khẩu đối với thiết bị hoặc linh kiện NLTT được lắp ráp, giảm thuế cho nguồn nhiên liệu sinh khối có chi phí cao), giảm chi phí lắp đặt, tín dụng thuế sản xuất; cung cấp các khoản vay ưu đãi, hỗ trợ tài chính khác. Các khoản trợ cấp này được sử dụng để làm giảm bớt chi phí vốn ban đầu của hệ thống do đó người tiêu dùng có thể tiếp cận được sử dụng được nguồn NLTT với một mức giá thấp hơn.

Các chính sách hỗ trợ khác như các thỏa thuận mua hàng của Chính phủ thơng qua các hợp đồng dài hạn, thường từ 15 – 20 năm được phê duyệt và mua với số lượng lớn có thể giảm sự khơng chắc chắn và thúc đẩy phát triển thị trường NLTT.

Các chính sách tái cơ cấu ngành điện cho phép các cá nhân, tổ chức liên quan cạnh tranh công bằng trong việc cung cấp, bn bán mang lại tiện ích và loại bỏ độc quyền; cho phép người dùng cuối cùng tự tạo điện cho nhu cầu sử dụng của họ và bán lại phần dư thừa cho lưới điện hoặc bù đắp một phần điện năng đã mua; giảm các rào cản về yêu cầu kết nối, tư nhân hóa và thương mại hóa. Việc tái cơ cấu ngành điện đang có ảnh hưởng sâu sắc đến cơng nghệ điện, chi phí, giá cả, các thể chế và khn khổ quy định. Khi điện bán bn ngày càng trở thành một loại hàng hóa trên thị trường cạnh tranh, giá trở nên tương đối quan trọng hơn các yếu tố khác trong việc xác định lựa chọn điện của người mua, nhà cung cấp. Xu hướng tái cấu trúc đang thay đổi sứ mệnh truyền thống và nhiệm vụ của các tiện ích điện theo những cách phức tạp và ảnh hưởng đến mơi trường, xã hội và chính trị.

Các chính sách về phân phối điện: Phát điện phân tán tránh được một số chi phí cho cơ sở hạ tầng truyền tải, phân phối và điện năng tổn thất. Cần

có các luật và quy định về kết nối khơng phân biệt đối xử để giải quyết một số rào cản đối với việc kết nối NLTT với lưới điện. Các quy định về kết nối thường áp dụng cho cả phát điện phân tán và phát điện từ xa với NLTT. Bên cạnh đó là việc phân bổ công suất khi nhu cầu về đường truyền xảy ra tắc nghẽn, vượt quá khả năng tin cậy của nó. Trong những trường hợp đó, người vận hành hệ thống phải phân bổ công suất khả dụng giữa những người dùng cạnh tranh.

Các chính sách điện nơng thơn: Biến NLTT trở thành một phần của nông thôn, quy hoạch và kinh doanh để phục vụ khách hàng nơng thơn, điện khí hóa nơng thơn. Hỗ trợ các doanh nhân tư nhân cung cấp các sản phẩm và dịch vụ NLTT cho người dùng cuối cùng. Trong những năm gần đây, một số cách tiếp cận mới đã xuất hiện để thúc đẩy NLTT ở các khu vực nông thôn khơng nối lưới. Nhiều nước đang phát triển có các chính sách rõ ràng để mở rộng mạng lưới điện đến các vùng nông thôn nơi mà người dân không kết nối với lưới điện. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, việc mở rộng toàn bộ lưới điện là quá tốn kém và khơng thực tế. Chính sách và quy hoạch điện khí hóa nơng thơn gần đây đã bắt đầu xuất hiện các khuôn khổ chỉ định các khu vực địa lý nhất định làm mục tiêu cho các phát triển NLTT và được Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để đầu tư.

Hình thức đấu thầu năng lượng tái tạo được áp dụng ở 34 quốc gia vào năm 2016, tăng gấp đôi so với năm 2015. Đấu thầu là hình thức hỗ trợ được mở rộng nhanh nhất để triển khai dự án năng lượng tái tạo và đang trở thành cơng cụ chính sách được ưa thích để hỗ trợ triển khai các dự án NLTT có quy mơ lớn, làm giảm đáng kể giá điện tái tạo [118].

Tóm lại, các chính sách thúc đẩy phát triển NLTT cần phải tập trung vào tất cả các lĩnh vực gồm: phát điện, sưởi ấm, làm mát và giao thông vận tải. Sự ủng hộ của cộng đồng đối với NLTT đã mở rộng nhanh chóng. Nhiều

với đó là một số chính sách khác tập trung vào năng lượng tái cơ cấu ngành hoặc các vấn đề mơi trường rộng hơn và có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng phát triển NLTT. Dù lựa chọn khung chính sách nào cũng cần đảm bảo tính minh bạch và sự ổn định. Chính phủ cần tạo thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng NLTT, hỗ trợ tài chính cho các đề án phát triển NLTT và ban hành quy định về phát triển NLTT. Kinh nghiệm về các chính sách NLTT trên thế giới vẫn đang xuất hiện và hơn thế nữa cần hiểu biết về tác động của các chính sách đến phát triển kinh tế bền vững là khác nhau. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những chính sách phù hợp với điều kiện phát triển NLTT gắn với PTKTBV của Việt Nam là vô cùng cấp thiết.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển năng lượng tái tạo vì sự phát triển kinh tế bền vững ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)