II Cổ đông nước ngoài 70 9.344.60 3 9.344.603 18,
BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Trong các năm qua kinh tế thế giới chịu nhiều tác động từ các sự kiện Brexit và các chính sách kinh tế, tài chính của tân tổng thống Mỹ. Căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Bắc Triều Tiên và Syria, các nước Euro – Nga đã gây ra nhiều động thái tiêu cực, tổng cầu chung giảm, trong đó có dệt may thế giới. Các quốc gia xuất khẩu dệt may đều gặp tình trạng đơn hàng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và áp lực giảm giá trong khi các rào cản về thuế nhập khẩu, kiểm định chất lượng vẫn là một trở ngại lớn. Để ứng phó với thực trạng này các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đã áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nội địa bao gồm giảm thuế TNDN, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dưới sức ép từ đối thủ, cũng như các tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế chính trị thế giới, việc tham gia các hiệp định thương mại là điều tất yếu để dệt may Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh. Trong đó đặc biệt phải kể đến Hiệp định CPTPP đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức trong ngắn hạn và dài hạn đối với ngành dệt may Việt Nam.
VỀ CƠ HỘI : Ưu đãi về thuế quan, thúc đẩy đầu tư, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, học hỏi công nghệ, quy trình quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp FDI, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
VỀ THÁCH THỨC: Khi tham gia CPTPP, một trong những rào cản lớn nhất đối với Dệt may Việt Nam là yêu cầu về quy tắc xuất xứ “ từ sợi trở đi”. Hiểu một cách chung nhất là tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi bao gồm kéo sợi, dệt và nhuộm vải, cắt và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Thực tế vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn độ. Các quốc gia này đều không tham gia hiệp định CPTPP. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ nghiêm ngặt, cũng như khai báo, chứng minh xuất xứ. Làn sóng FDI vào Việt Nam để hưởng lợi, doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh về quy mô sản xuất, giá thành, tuyển dụng lao động, có vốn, kinh nghiệm, và mô hình sẵn có.