Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc đề tài

1.1.1. Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học

1.1.1.1. Phương pháp dạy học

“PPDH là cách thức tương tác giữa GV và HS trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục, trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ” [15].

Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống và thay vào đó là các PPDH hiện đại, bởi vì các phương pháp dạy học truyền thống vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Đổi mới PPDH phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Cần kế thừa, phát huy những mặt tích cực của các phương pháp truyền thống; đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở nước ta hiện nay.

Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của GV mà còn phải quan tâm đến PP học (cách học) của trò, dạy “cách tự học” cho HS.

Cần đa dạng các hình thức dạy - học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp, học trong lớp, thực tế,...) nhằm hình thành và phát triển ở HS khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...

Đổi mới PPDH chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học. Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS, bởi đánh giá kết quả học tập của HS là một thành tố của quá trình dạy học.

Định hướng đổi mới PPDH đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục (2005), điều 23.2. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[24].

Theo định hướng chung của đổi mới PPDH là: “Tích cực hóa hoạt động của HS”. Tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là HS chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

Như vậy, cốt lõi của đổi mới PPDH là giúp HS hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

1.1.1.2. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức dạy học chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó có diễn ra sự liên kết một cách thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học và sự tương tác đa chiều giữa những chủ thể dạy và học. Mỗi một hình thức tổ chức dạy học thực hiện một nội dung nhất định, với một chế độ học tập và trong một không gian, thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy và học đã đặt ra.

Vận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói các hình thức tổ chức dạy học là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm. Vì vậy, từ đây ta có thể định nghĩa: “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi dạy học”.

Hình thức tổ chức dạy học sẽ thay đổi tùy theo vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, theo số lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học đều được tiến hành trong các hình thức tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 27)