Đặc điểm môn Địa lí 12, căn cứ để tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Đặc điểm môn Địa lí 12, căn cứ để tổ chức hoạt động trải nghiệm

dạy học trên lớp

Hoạt động trải nghiệm sẽ được thiết kế và tổ chức ngoài sự phù hợp với đối tượng người học và nội dung, hình thức tổ chức cần lấy căn cứ từ nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 trên cơ sở GV nghiên cứu yêu cầu về mục tiêu và phương pháp của chương trình theo hướng dẫn của Bộ giáo dục & Đào tạo.

1.2.1.1. Mục tiêu

Trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 (hiện hành) tập trung vào Địa lí việt Nam. Thông qua các bài học thì học sinh sẽ tìm hiểu được một cách khái quát nhất về vị trí Địa lí của Việt Nam, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, Địa lí kinh tế, các vùng kinh tế, Địa lí địa phương... Ngoài ra chương trình Địa lí 12 luôn tiếp tục củng cố và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, nhận xét bảng số liệu...

Nội dung kiến thức về Địa lí địa phương bao gồm kiến thức Địa lí về một tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung Ương), thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, phường, xã, thôn, xóm của tỉnh đó.

1.2.1.2. Yêu cầu

Nội dung chương trình Địa lí 12 có đầy đủ các loại tri thức cơ bản được giảng dạy trong nhà trường phổ thông gồm: hệ thống kiến thức (lý thuyết và thực tiễn), kỹ năng - kỹ xảo luôn được lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học Địa lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm cung cấp nội dung và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhiều nhà trường hiện nay.

1.2.1.3. Nội dung

Nội dung sách giáo khoa Địa lí lớp 12 theo chương trình cơ bản gồm có 45 bài, trong đó có 37 bài lí thuyết và có 8 bài thực hành. Sách giáo khoa Địa lí theo chương trình nâng cao gồm có 62 bài, bao gồm 48 bài lí thuyết và 14 bài thực hành.

* Phần Địa lí tự nhiên

a. Về lý thuyết gồm có:

- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa: Trong nội dung này giúp học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản và giới hạn của vị trí địa lí Việt Nam. Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam đối với sự hình thành đặc điểm chung nhất của tự nhiên Việt Nam, lịch sử hình thành lãnh thổ. Những ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và Quốc phòng. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

- Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: Khái quát được 4 đặc điểm cơ bản đó là: Đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên: Những nội dung về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Ngoài ra chương trình mới còn bổ sung thêm một số kiến thức về thiên tai chủ yếu và có các biện pháp phòng chống. Mặt khác giúp học sinh tìm hiểu chích sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

b. Về thực hành:

Trong chương trình chuẩn gồm 2 bài vẽ lược đồ Việt Nam và đọc bản đồ địa hình. Còn chương trình nâng cao gồm 5 bài mở rộng cả về nội dung và năng lực thực hành.

* Phần địa lí dân cư

a. Về lý thuyết gồm có:

- Đặc điểm dân cư bao gồm nội dung đông dân, gia tăng dân số, nhiều dân tộc và phân bố dân cư chưa hợp lí.

- Lao động và việc làm gồm có nguồn lao động và việc sử dụng lao động, vấn đề việc làm.

- Đô thị hóa gồm đặc điểm và mạng lưới đô thị.

Ngoài ra trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 nâng cao còn đề cập đến chất lượng cuộc sống. Giúp cho các em học sinh nắm được các khái niệm, chỉ tiêu, nhận định về chất lượng cuộc sống không đều giữa các vùng.

b. Về thực hành:

Gồm một bài rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ.

* Phần địa lí khinh tế

a. Về lý thuyết:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ). - Địa lí các vùng kinh tế.

b. Về thực hành:

Gồm các bài gắn với nội dung lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng như đọc bản đồ, Atlat, phân tích bảng số liệu, phân tích các mối quan hệ kinh tế - xã hội, biểu đồ...

* Phần địa lí địa phương

Tìm hiểu địa lí về tỉnh, thành phố, làm quen kĩ năng chuẩn bị và viết báo cáo về tình hình địa phương.

*Yêu cầu đối với GV khi thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần: - Bám sát các chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu nhất về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Việc khai thác sâu được kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện được các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, và có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.

- Luôn động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực nhất, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; tạo được niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp HS sẽ phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện nội dung các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng được các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí nhất, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ của HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 44)