Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 117)

7. Cấu trúc đề tài

3.9. Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh

Trong quá trình thực nghiệm thông qua nhận xét trao đổi với giáo viên Địa lí một số trường thực nghiệm, điều tra bằng phiếu khảo sát đối với 9 thầy cô giáo trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép đã thu về kết quả như sau (xem bảng 3.7):

+ GV tham gia đầy hứng thú, sôi nổi, tích cực và chủ động trong công việc để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất với học sinh.

+ Đa số GV cho rằng việc tiến hành các hoạt động trải nghiệm là rất khả thi, tạo hứng thú học tập. Đa số GV khi nghiên cứu trước tài liệu ở nhà đều cảm thấy mình đã hiểu, vận dụng được kiến thức.

+ Tác giả cùng đội ngũ GV Địa lí tham gia dạy thực nghiệm tại các trường đã tập trung trao đổi, sửa chữa, bổ sung và hoàn thành các giáo án trải nghiệm.

38 34 39 37 4 6 3 5 0 0 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Lớp TN 12A2 Lớp ĐC 12A1 Lớp TN 12A2 Lớp ĐC 12A5

THPT Phú Lương THPT Gang Thép

Những sản phẩm sau khi thực nghiệm là minh chứng định lượng cho thấy việc nghiên cứu và đề xuất đưa các hoạt động trải nghiệm vào trong công việc giảng dạy cho học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Thái nguyên có khả năng và áp dụng được.

Bảng 3.7. Bảng đánh giá mức độ hứng thú và mức độ đáp ứng mục tiêu học tập của GV thông qua các hoạt động trải nghiệm

Các mức độ Tính khả thi Số lượng GV đồng ý Tỉ lệ % Mức độ hứng thú Không hứng thú 0 0% Hứng thú 7 80% Bình thường 2 20% Mức độ đáp ứng mục tiêu Hiểu và vận dụng được các cơ sở lí luận về hoạt động trải nghiệm.

Đáp ứng tốt 6 70% Đáp ứng vừa phải 3 30% Không đáp ứng 0 0% Hiểu và vận dụng được

quy trình thực hiện một hoạt động trải nghiệm.

Đáp ứng tốt 9 100% Đáp ứng vừa phải 0 0% Không đáp ứng 0 0% Hiểu về việc vận dụng

các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá khi tiến hành các hoạt động trải nghiệm.

Đáp ứng tốt 5 60% Đáp ứng vừa phải 4 40% Không đáp ứng 0 0% Hiểu và soạn được giáo

án hoạt động trải nghiệm trong Địa lí lớp 12 THPT.

Đáp ứng tốt 9 100% Đáp ứng vừa phải 0 0% Không đáp ứng 0 0% Khảo sát sâu thực nghiệm với 166 học sinh ở hai trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép. Tổng số phiếu phát ra và thu về đều đạt 100% hợp

lệ được đưa vào để phân tích. Tổng hợp các phiếu khảo sát của học sinh (Phụ lục 2,4,5) tác giả thu được kết quả sau (xem bảng 3.8).

Bảng 3.8. Đánh giá mức độ hứng thú và mức độ đáp ứng mục tiêu học tập của HS thông qua các hoạt động trải nghiệm

Các vấn đề Mức độ (%) Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Học sinh có hứng thú, thích

học, tích cực tìm hiểu thảo luận 3,7 1,8 47,2 47,3

Học sinh đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học.

0 0 56,9 43,1

Cách dẫn dắt bài học và tổ chức

hoạt động của GV. 0 0 17,9 82,1

Khả năng phát huy năng lực của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm

0 2,7 40,5 56,8

Có thể thấy HS chọn “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” chiếm tỉ lệ cao. Như vậy hoạt động trải nghiệm môn Địa lí 12 cho học sinh THPT ở Thái Nguyên sẽ giúp các em nâng cao kiến thức và tạo hứng thú cho các em tự tìm hiểu bài, kích thích khả năng sáng tạo, tự tin, khả năng làm việc nhóm… Tác giả có tiến hành phỏng vấn sâu một số học sinh khi tham gia học thực nghiệm. Kết quả thu được là đa số các em đều trả lời khá hứng thú với các vấn đề được học. Qua các hoạt động trải nghiệm các em gần gũi, đoàn kết với nhau hơn, hiểu thêm về khả năng và sở trường của bản thân. Tuy vậy vẫn còn một số bộ phận học sinh tâm lí khá rụt rè và e ngại khi tham gia hoạt động cùng các bạn hay chưa thực sự chú ý đến nhiệm vụ mà mình được phân công.

- Về kiến thức, kĩ năng (xem bảng 3.9, hình 3.2)

Bảng 3.9. Đánh giá về mức độ kiến thức, kĩ năng trước và sau khi thực nghiệm

(Đơn vị: %)

Nội dung Trước Sau Trước Sau Trước Sau

Kiến thức 26.1 48.9 42.2 51.1 31.7 0 Kỹ năng 18.9 34.3 42.2 59.9 21.2 0

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ kiến thức, kĩ năng trước và sau khi thực nghiệm

- Về thái độ của học sinh (xem bảng 3.10)

Bảng 3.10. Khảo sát thái độ của học sinh trước và sau khi thực nghiệm khi giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Đơn vị: %

Mức độ Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

* Mức độ hứng thú - Nhiều hứng thú - Hứng thú - Buồn chán 59.5 27.4 13.1 71.1 21.8 1.1 * Mức độ nhận thức - Thích học - Không thích học - Không ý kiến 49.2 25.0 25.8 93.6 5.3 1.1 * Mức độ hoạt động 26.1 48.9 42.2 51.1 31.7 0 18.9 34.3 42.2 59.9 21.2 0 0 10 20 30 40 50 60 70

Trước Sau Trước Sau Trước Sau

Tốt Đạt Chưa đạt

- Làm việc tích cực - Làm việc ít hoặc thụ động 69.6 30.4 90.5 9.5

- Nhận xét: Từ kết quả trên có thể thấy rằng việc khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh ở mỗi phiếu tỷ lệ phần trăm sau khi thực nghiệm luôn cao hơn khi trước thực nghiệm. Đồng thời, phần trăm kiến thức sau khi thực nghiệm học sinh không đạt là 0%. Điều đó có thể thấy được những hiệu quả ban đầu của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực.

Qua thực tế tiến hành thực nghiệm, bản thân tác giả nhận thấy bước đầu học sinh còn khá bỡ ngỡ khi mới làm quen nhưng với các phương pháp, kĩ. thuật và hình thức dạy và hoạt động theo định hướng phát triển năng lực. Trước thực nghiệm, một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc trình bày quan điểm, hoạt động trong, một chủ đề giáo viên đưa ra. Song sau khi thực nghiệm, các em rất hứng thú khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, phương pháp này giúp các em không nhàm chán, tập trung và thể hiện được bản thân, ý kiến của mình trước một hoạt động của giáo viên đưa ra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thực tiễn cho thấy ý thức tự học của học của học sinh hiện nay chưa cao. Như vậy, các hoạt động giáo dục trong nhà trường cùng phong phú, gân gũi thì cũng tạo cho học sinh sự hứng thú, say mê. Học sinh được chủ động lĩnh hội tri thức, tự tin, biết độc lập suy nghĩ và hợp tác hiệu quả để chủ động trong cuộc sống.

Trong chương 3 tác giả tiến hành thực nghiệm và đạt được hầu hết các mục tiêu đã đề ra. Việc tổ chức học tập theo hình thức trải nghiệm cho học sinh có ý nghĩa rất lớn trong chương trình giáo dục phổ thông. Nội dung thực nghiệm đã tuân thủ yêu cầu, nguyên tắc, quy trình thiết kế một hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT (đã xác lập ở chương 2). Qua đó góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau thời gian tiền hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm

trong dạy học Địa lí 12- Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên”. Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thực nghiệm để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đề tài thu được kết quả như sau:

Thông qua nghiên cứu hệ thống tài liệu đề tài đã nghiên cứu được cơ sở lí luận và và tìm hiểu được cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12.

Trong xu thế hội nhập và phát triển khoa học công nghệ hiện nay, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu. Có thể nói tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Địa lí là một trong những định hướng quan trọng để tiệm cận đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt động trải nghiệm tuy không mới mẻ đối với nhiều nước trên thế giới song vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam vì vậy đề tài hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi cho quá trình dạy học. Bởi cái đích mà trải nghiệm hướng tới chính là phát triển năng lực tư duy và sáng tạo ở mỗi học sinh.

Trong các môn học, Địa lí là môn học được coi là có nhiều cơ hội để tổ chức các HĐTN vì nội dung môn học rất sinh động, gần gũi và thực tế nên HS có cơ hội để trải nghiệm môn học theo nhiều cách khác nhau. Qua các HĐTN đó HS đã có cơ hội phát triển các năng lực cần thiết cho hoạt động học tập, cho cuộc sống tương lai. Từ đó khẳng định những đóng góp thiết thực của đề tài trong dạy học môn Địa lí theo hướng trải nghiệm và sự cần thiết phải đẩy mạnh việc lựa

chọn tổ chức nhiều hơn nữa các HĐTN trong bộ môn Địa lí THPT. Tổ chức hoạt

động trải nghiệm trong dạy và học Địa lí lớp 12 THPT là một phương pháp tích cực trong hoạt động của học sinh và có nhiều điều kiện để áp dụng động trải nghiệm có ưu thế rất lớn trong việc phát triển năng lực học sinh giúp các em liên hệ kiến thức đã học vào hoạt động thực tế. Thông qua các hoạt động như: đóng

vai, dự án, tham quan, tình huống… sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, tự lực học tập của học sinh, qua đó tạo cho các em niềm say mê, hứng thú cũng như nâng cao kết quả học tập trong học tập Địa lí.

2. Khuyến nghị

* Đối với các nhà trường phổ thông

Nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên môn ngay từ đầu năm học. Nhà trường cần tạo về cơ sở vật chất cho những hoạt động trải nghiệm nhằm đạt hiệu quả cao cho công tác giáo dục học sinh. Tạo điều kiện về kinh phí để GV tổ chức các HĐTN sinh động hơn. Đoàn thanh niên phối hợp với GV để tổ chức các HĐTN ngoài giờ lên lớp trong một số chủ đề của năm. Biên soạn nhiều tài liệu hướng dẫn các hình thức tổ chức HĐTN cho nhiều bộ môn trong đó có Địa lí.

* Đối với giáo viên

Cần nhận thức được đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học.

Nghiên cứu tìm tòi hệ thống hóa các đơn vị kiến thức lớn nhỏ trong chương trình Địa lí phổ thông có thể tổ chức các HĐTN ngay trong các tiết học. Thay đổi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN tùy theo đặc thù lớp.

Mở rộng kiến thức, kĩ năng về công nghệ thong tin trong dạy học Địa lí. Tổ chức các HĐTN cần đạt được mục đích thiết thực về kiến thức và kĩ năng, năng lực tránh tổ chức hình thức, phức tạp kém hiệu quả.

Trong mỗi lớp, GV cần tìm được nhóm HS có năng lực để hỗ trợ thường xuyên cho công tác chuẩn bị của các nhóm HS trước khi các HĐTN thực sự bắt đầu.

GV tăng cường sử dụng không gian mạng để duy trì sự tương tác giữa các nhóm học tập. Và trong các HĐTN GV cần xác định rõ vai trò định hướng và hỗ

trợ của mình thay vì trực tiếp tham gia làm các HĐTN nhằm phát huy tính chủ thể của HS trong hoạt động học.

* Đối với học sinh

Học sinh phải nhận thức được việc tham gia hoạt động trải nghiệm là xuất phát từ nhu cầu của bản thân học sinh, là quyền lợi chính đáng của học sinh. Có như vậy khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, tính tự giác và hứng thú mới xuất hiện, từ đó mới có thể đạt được hiệu quả. Phải chủ động học tập, tìm tòi, sáng tạo, nhạy bén với môi trường xung quanh, ham hiểu biết, mở rộng kiến thức thực tế, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Triệu Thị Xuân (2020), ”Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 215 kỳ 2 tháng 4 - 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo dục kĩ năng sống, Nxb ĐHSP Hà Nội. 2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông - HĐGD ngoài giờ

lên lớp, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS phổ thông, Kỷ yếu hội thảo Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 8.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỉ yếu hội thảo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nội dung chính chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Dự thảo ngày 5 tháng 8 năm 2015.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa , Hà Nội.

8. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015.

9. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29- NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

11. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 12. Dự án Việt - Bỉ (2010). Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật

13. Dương Thị Thùy Dung (2015), Học tập trải nghiệm sáng tạo trong chương trình địa lí lớp 10 - trung học phổ thông. Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), Tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội, 2006.

15. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSP HN.

16. Nguyễn Thị Hằng (2014), Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho GV phổthông (2014), Đề tài NCKH cấp cơ sở, mã số 2014-17-02NV Trường ĐHSP Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Quan niệm vềHoạt động trảinghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo phát triển chương trình nhà trường:Những kinh nghiệm thực tiễn (Sơ kết một năm thực hiện đề án “Xây dựng trường phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển năng lực học sinh), Hà Nội, tháng 8 năm 2014.

18. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2006), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Nxb ĐHSP.

19. John Dewey (2020) Kinh nghiệm và Giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội. 20. Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường trung học.

Tài liệu tập huấn, Bộ giáo dục và Đào tạo (2015)

21. Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội ngày 10 -12, tháng 12/2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 117)