Hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

1.1.2. Hoạt động trải nghiệm

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm

Về bản chất, hoạt động trải nghiệm là một biểu hiện của hoạt động giáo dục (đây một hoạt động đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành). Có

thể hiểu, hoạt động trải nghiệm là một hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và biểu hiện được phẩm chất, những năng lực; nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh được cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo nhất.

Hoạt động trải nghiệm thường sẽ hướng tới để hình thành năng lực và phẩm chất cần có của một công dân, định hình được giá trị, năng khiếu, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân, sẽ bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải nghiệm và kết nối thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, nội dung của hoạt động trải nghiệm được lựa chọn sẽ rất linh hoạt và phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa phương, các nguồn lực để thực hiện. Các nội dung đó thường thuộc bốn nhóm sau:

+ Nhóm các hoạt động xã hội. + Nhóm các hoạt động học thuật.

+ Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao.

+ Nhóm các hoạt động định hướng nghề nghiệp [17].

1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm gồm có những đặc điểm sau:

- Mang tính xã hội, địa phương: Tham gia vào các hoạt động học sinh được tiếp xúc và hợp tác với nhau trong những bối cảnh xã hội, tiếp cận với các đối tượng, các sự kiện, các nguồn lực khác nhau trong xã hội trong đó chú ý với yếu tố vùng miền, địa phương.

- Linh hoạt về nội dung và hình thức: Nội dung đa dạng thuộc vào các lĩnh vực xã hội, học thuật, nghệ thuật và thể thao, nghề nghiệp trên cơ sở lựa chọn của học sinh, bối cảnh của địa phương, giá trị chung của các công dân thế kỉ 21.

Có những hoạt động tổ chức tại trường, có những hoạt động bên ngoài nhà trường với nhiều hình thức linh hoạt sáng tạo.

- Hướng đến các giá trị nhân văn: Các hoạt động trải nghiệm luôn đề cao được tính tự chủ, sáng tạo của người học, khẳng định rõ cái tôi, giá trị của bản thân, nêu cao được tinh thần hợp tác, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống.

- Khai thác nguồn lực xã hội: Ngoài các nguồn lực của nhà trường, hoạt động trải nghiệm khai thác được tối đa các nguồn lực của xã hội cả về con người và cơ sở vật chất. Đó là sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng, đó cụ thể là những minh chứng về sự thành công của một cá nhân nào đó trong nghề nghiệp, đó là cơ sở vật chất để học sinh trải nghiệm và sáng tạo [17].

1.1.2.3. Vai trò của giáo viên dạy học tập qua trải nghiệm

Học tập trải nghiệm sẽ làm tăng tính hấp dẫn trong học tập. Hình thức dạy học trải nghiệm là hình thức giáo dục cho học sinh theo hình thức dạy học ngoài thực tế, trên các vật thật có vị trí, có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục học sinh ngoài lớp. Học sinh vận dụng kiến thức học được vào trong cuộc sống một cách linh hoạt, tránh nhàm chán.

Vai trò của người dạy Học tập qua trải nghiệm là một quá trình hàm chứa nhiều mối liên hệ phức tạp, gồm có sự cân bằng chú ý của người học đối với những vấn đề chuyên môn, vừa cân bằng được khả năng phản tỉnh về ý nghĩa sâu xa của các quan niệm với kỹ năng áp dụng chúng. Angela Passarelli và Garima Sharma, trường đại học Case Western Reserve University đã nghiên cứu ra một mô hình 4 chức năng mà một nhà giáo dục cần phải thực hiện, đó là: Người hỗ trợ, Chuyên gia môn học, Người thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn, Người huấn luyện viên. Vai trò người hỗ trợ: Người dạy sẽ giúp người học bám sát kinh nghiệm cá nhân của họ và tự phản tỉnh. Họ sử dụng một phong cách quyết đoán nhưng rất thân thiện, ấm áp để lôi cuốn sự yêu thích của người học, động lực bên trong và kiến thức của bản thân bằng hội thoại nhóm nhỏ, tạo ra mối quan hệ cá

nhân với học sinh. Vai trò chuyên gia bộ môn: Trong vai trò này, người dạy sẽ giúp người học tổ chức và kết nối những phản ánh của họ về những kiến thức dựa trên các vấn đề của môn học. Phong cách của người dạy ở đây là có thẩm quyền, phản ánh. Người dạy dạy bằng các ví dụ, làm mẫu và khuyến khích người học tư duy phản biện khi họ tổ chức và phân tích một cách hệ thống kiến thức môn học. Các kiến thức này được truyền thông qua những bài giảng và sách giáo khoa. Vai trò thiết lập và đánh giá tiêu chuẩn: người dạy đóng vai trò là người thiết lập và đánh giá các tiêu chuẩn nên người dạy giúp người học nắm vững được kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu học. Họ sử dụng một phong cách định hướng kết quả mục tiêu, và tạo ra các hoạt động cho người học để đánh giá việc học. Vai trò huấn luyện viên: Trong vai trò là huấn luyện viên, người dạy sẽ giúp người học áp dụng kiến thức để đạt được các mục tiêu của mình. Họ sử dụng phong cách khuyến khích, những hợp tác, thường làm việc 1-1 với từng cá nhân để giúp họ học từ những trải nghiệm trong ngữ cảnh đời sống. Họ hỗ trợ người học trong việc lập ra các kế hoạch phát triển cá nhân và cung cấp các cách thức nhận phải hồi từ phần vừa thực hiện.

Vì vậy, trong dạy học qua trải nghiệm cần có sự thay đổi của giáo viên. Nên bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế.

1.1.2.4. Ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có ý nghĩa vô cùng rất quan trọng, nó không những góp phần vào việc nâng cao, mở rộng các kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng học tập, mà còn có tác dụng kích thích, tạo ra sự hứng thú trong học tập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, làm cho việc học tập nhà trường gắn với thực tế cuộc sống.

Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học sinh.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường sẽ nhằm phát triển, nâng cao và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm chia sẻ với những người xung quanh.

Tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh sẽ được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của bản thân. Học sinh luôn được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến sự chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả học tập phù hợp với đặc điểm và khả năng của mọi lứa tuổi của bản thân học sinh. Học sinh được trải nghiệm, được bày tỏ những quan điểm, ý tưởng, lựa chọn các ý tưởng hoạt động, khẳng định được bản thân và đánh giá các kết quả của bản thân, của nhóm mình... Từ đó, để hình thành và phát triển cho học sinh những giá trị sống và những năng lực cần thiết.

Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự phát triển nỗ lực giáo dục để nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Các hoạt động trải nghiệm có những nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy...

Những nội dung của hoạt động trải nghiệm sẽ rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống thức tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp học sinh vận dụng được những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống.

Hoạt động trải nghiệm thu hút được sự tham gia, phối hợp, liên kết được nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh, cán bộ Đoàn, các nhà hoạt động xã hội...

Học tập trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học. Học tập trải nghiệm luôn đòi hỏi người học vận dụng kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, phát huy tốt nhất khả năng và sự sáng tạo ở mỗi người học.

1.1.2.5. Một số hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học ở nhà trường phổ thông

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng đa dạng và phong phú. Cùng với chủ đề, một nội dung giáo dục sẽ có nhiều hình thức hoạt động khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, các hoạt động giao lưu, các hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa như: Kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,… thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội…, và tùy theo các lứa tuổi, nhu cầu của học sinh, điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp, từng địa phương...Trong quá trình thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, cả giáo viên và học sinh đều có những cơ hội thể hiện được sự sáng tạo, linh hoạt và chủ động của mình.

Sau đây là một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông:

* Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh có cùng chung sở thích, nhu cầu và năng khiếu,... và dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện nhất, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa các học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo là cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà học sinh luôn quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và để giải quyết vấn

đề,... Câu lạc bộ chính là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật và quyền tự do biểu đạt tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,... Thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ, các nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến những nhu cầu chính đáng của học sinh.

Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, và có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ về võ thuật, câu lạc bộ hoạt động thực tế, câu lạc bộ trò chơi dân gian.

Trong mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng những kế hoạch cụ thể cho mỗi câu

lạc bộ để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả giáo dục cao [7].

* Tổ chức trò chơi

Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với những nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi còn là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; và là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống của con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi có thể được sử dụng trong

nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào

nội dung học tập nào đó, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá được kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và luôn gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo ra bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn...

Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giao tiếp, chức năng giải trí... Các mục đích của trò chơi là nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự

nhiên và tăng cường tính trách nhiệm, hình thành cho học sinh các tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo, cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các học sinh, tạo ra hứng thú, xua tan mệt mỏi căng thẳng của học sinh, giúp quá trình học tập một cách nhẹ nhàng , sinh động, không khô khan.

Một số trò chơi trong trường phổ thông là: Trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, trò chơi mô phỏng game truyền hình.

Như vây, việc tổ chức trò chơi cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm có tính phổ biến và có một ý nghĩa giáo dục tích cực [7].

* Tổ chức diễn đàn

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em được trực tiếp, được chủ động bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô giáo, cha mẹ, đông đảo bạn bè, nhà trường, và những người lớn khác có liên quan. Thông qua diễn đàn, học sinh có nhiều cơ hội bày tỏ được suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, các đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe những ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại được hiệu quả giáo dục thiết thực như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt các ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường tổ chức rất linh hoạt với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo ra môi trường, cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề mà các em quan tâm, giúp các đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình.

Qua diễn đàn, thầy cô giáo cùng cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan để nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 41)