Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 88)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt

trải nghiệm cho học sinh lớp 12 THPT ở tỉnh Thái Nguyên

* Thuận lợi:

Trong những năm gần đây, từ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên các nhà trường tổ chức khá hiệu quả. Nhiều nhà trường biết kết hợp với phụ huynh học sinh tổ chức các chuyến đi trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em đang sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích.

Tại tỉnh Thái nguyên có rất nhiều những di tích lịch sử, nhờ đó các trường cho học sinh trải nghiệm ngay tại những di tích đó, góp phần giáo dục lịch sử địa phương và nhân lên niềm tự hào dân tộc ở học sinh.

Các em học sinh sẽ cùng học tập trong một môi trường nên dễ phối hợp, và có nhiều ý tưởng sáng tạo...

* Khó khăn:

Tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm là hoạt động được khuyến khích tại các nhà trường phổ thông hiện nay. Và đây là công việc không dễ thực hiện. Khi các trường học bắt tay vào việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể như là sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay khá kín về thời lượng. Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng về việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả.

Bên cạnh đó, phải kể đến các yếu tố không gian, địa lí. Các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Đồng thời, yếu tố kinh phí thực hiện là vấn đề khó khăn không hề nhỏ.

Một trong yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nếu không có sự chuẩn bị tốt về tâm lí và phương pháp, các em học sinh sẽ bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi trải nghiệm thành một chuyến tham quan. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, yếu tố về sự an toàn trong quá trình tổ chức học tập trải nghiệm là rất quan trọng. Do khoảng cách về địa lí, phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia học tập sẽ gặp không ít khó khăn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ việc vận dụng những cơ sở lí luận và thực tiễn trình bày ở chương 1, tác giả nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu nguyên tắc tổ chức, xác định quy trình tiến hành những hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT.

Các hoạt động học tập trải nghiệm được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. Mỗi cá nhân học sinh sẽ hiểu về khả năng của bản thân mình hơn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên để việc dạy và học bằng phương pháp học tập trải nghiệm đã được kết quả như mong muốn thì rất cần sự giúp đỡ của nhà trường, các cơ sở giáo dục, giáo viên giảng dạy... Bên cạnh đó cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương.

Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm, tác giả đã thiết kế 03 hoạt động trải nghiệm để triển khai thực nghiệm sư phạm trong chương 3 của đề tài.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí 12 - THPT cho học sinh ở tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và hướng nghiên cứu phù hợp.

- Đánh giá được sự phát triển năng lực, kĩ năng, kiến thức, tình cảm của học sinh sau khi thực hiện trải nghiệm; Đánh giá kết quả vào điểm học tập của HS.

3.2. Nguyên tắc thực nghiệm

Để đạt được mục đích, cần tiến hành thực nghiệm trên một số nguyên tắc: - Tổ chức tiến hành thực nghiệm trên số lượng đủ lớn.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm được khách quan, khoa học, có sự so sánh, đối chiếu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá như trắc nghiệm khách quan, tự luận, bài tập,… Điểm đánh giá cuối cùng là điểm tổng hợp của cả quá trình theo quy định.

3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá thái độ, tình thần học tập, năng lực lĩnh hội tri thức và khả năng giải quyết vấn đề của HS trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm.

- Sau tiết học HS cảm thấy thoải mái, sôi nổi, hứng thú…

- Đối chiếu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng từ đó so sánh được hiệu quả học tập giữa hai lớp.

- Đánh giá hiệu quả và tính khả thi sau khi giảng dạy.

- Lập kế hoạch thực nghiệm, xác định phạm vi, thời gian và đối tượng thực

nghiệm.

- Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp thực nghiệm.

- Chuẩn bị giáo án, phương tiện dạy học, phiếu khảo sát kết quả học tập của học sinh để giáo viên tiến hành thực nghiệm.

- Điều tra, thu thập ý kiến và phiếu khảo sát của giáo viên và học sinh sau mỗi tiết dạy thực nghiệm.

- So sánh, phân tích số liệu tổng hợp các ý kiến, các kết quả thu được những buổi tiến hành thực nghiệm.

- Rút ra những đánh giá, kết luận về tính đúng đắn và khả thi của đề tài; đồng thời có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế dạy học.

3.5. Thời gian thực nghiệm

Năm học là 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020.

3.6. Tiến hành thực nghiệm

3.6.1. Giáo án thực nghiệm (xem mục 2.3.2)

3.6.2. Nhiệm vụ thực hiện của giáo viên và học sinh

- Đối với GV thực nghiệm:

+ Điều hành toàn bộ khóa học theo kịch bản.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng nhóm/lớp theo khung thời gian đã xác định.

+ Tổ chức dạy học trên lớp đồng thời với hướng dẫn HS tham gia các HĐTN. + Quản lí HS tham gia khóa học: số lượng HS, các thông tin, các nội dung sản phẩm của học sinh.

+ Tổ chức kiểm tra đánh giá. - Đối với HS lớp thực nghiệm:

+ Tham gia học tập hoạt động trải nghiệm.

+ Chủ động tìm hiểu các kiến thức đã giao trước về nhà. + Tham gia các hoạt động mà GV giao.

+ Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các kì kiểm tra. Chủ động xác định lượng kiến thức đã đạt được và điều chỉnh cách học, thời gian học cho hiệu quả hơn.

3.6.3. Lựa chọn đánh giá đối tượng thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm tiến hành với các học sinh khối 12 của trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép, tỉnh Thái Nguyên. Số lượng cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Số lượng học sinh tại lớp học thực nghiệm và lớp đối chứng 1. Trường THPT Phú Lương Lớp Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A1) Số lượng HS 42 HS 40 HS 2. Trường THPT Gang Thép Lớp Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A5) Số lượng HS 42 HS 42 HS Cộng 84 HS 82 HS

- Số lượng HS: Đảm bảo số lượng cần thiết để cho kết quả tin cậy.

- Chất lượng đầu vào của HS: trước khi tiến hành thực nghiệm đã tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng đầu vào của 04 lớp trên vào thời điểm đầu năm, kết quả như sau (xem bảng 3.2,3.3).

Bảng 3.2. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại lớp thực nghiệm và đối chứng, trường THPT Phú Lương

Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A1) Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 0 0 10 1 10 9 7 63 9 5 45 8 18 144 8 7 56

7 6 42 7 13 91 6 8 48 6 7 42 5 3 15 5 6 30 4 0 0 4 1 0 3 0 0 3 0 0 2 0 0 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Tổng số 42 (HS) 312 (Điểm) Tổng số 40 (HS) 278 (Điểm) Điểm TB 7,4 Điểm TB 7,0

Bảng 3.3. Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại lớp thực nghiệm và đối chứng, trường THPT Gang Thép

Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A5) Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm Điểm số Tần số xuất hiện Tổng điểm số 10 7 70 10 5 50 9 10 90 9 7 63 8 12 96 8 14 112 7 10 70 7 6 42 6 3 18 6 5 30 5 0 0 5 5 25 4 0 0 4 0 0 3 0 0 3 0 0 2 0 0 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Tổng số 42 (HS) 344 (điểm) Tổng số 42 (HS) 322 (điểm) Điểm trung bình 8,2 Điểm trung bình 7,7

Qua số liệu (thể hiện trong bảng 3.2; 3.3), tác giả đưa ra nhận xét: mặt bằng kiến thức của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, biểu hiện ở điểm trung bình xấp xỉ nhau.

Ở cả hai trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hệ số điểm hiện tại thì trường THPT Gang Thép có mặt bằng kiến thức và kết quả điểm cao hơn mặt bằng chung tại trường

THPT Phú Lương. Trên đây là những trường có phong trào học tập sôi nổi, có điều kiện cơ sở vật chất tốt. Ban giám hiệu và các thầy cô trong trường luôn quan tâm và theo dõi sát sao tình hình học tập của học sinh. Luôn đổi mới các phương pháp, hình thức giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong nhà trường THPT.

Giáo viên giảng dạy môn Địa lí tại các trường THPT đều có trình độ cử nhân đào tạo, thạc sĩ trở lên, đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí của các trường năm nào cũng đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh.

Các trường đều có những phương pháp học tập dạy đổi mới theo Bộ giáo dục và đào tạo đảm bảo theo hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với lứa tuổi.

Tất cả các yếu tố trên cho thấy đây là một môi trường học tập tốt, phù hợp cho việc tiến hành thực nghiệm theo tính tiếp cận năng lực học sinh mà trong khóa luận tác giả đã đề ra.

3.7. Triển khai thực nghiệm

3.7.1. Kế hoạch chuẩn bị thực nghiệm

Thời

gian Công việc Đối tượng thực hiện

Tháng 09/2019

Làm việc với Ban giám hiệu trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép.

Giáo viên thực hiện dạy học trải nghiệm.

Tháng 10/2019

- Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nhờ giúp đỡ và làm quen với học sinh. - Liên hệ với giáo viên quản lí phòng thiết bị, kiểm tra các thiết bị cần thiết để phục vụ giảng dạy.

- Liên hệ với ban đại diện cha mẹ học sinh để thông qua chương trình dạy học.

- Giáo viên thực hiện dạy học trải nghiệm.

- Giáo viên quản lí phòng thiết bị (GV Tin học ). - Giáo viên chủ nhiệm.

Tháng 11/2019

- Thông báo về việc tổ chức chương trình học trải nghiệm cho học sinh các lớp: + Lớp 12A1, 12A2 Trường THPT Phú Lương.

+ Lớp 12A2, 12A5 trường THPT Gang Thép.

- Liên hệ với ban quản lí các điểm tham gia học tập trải nghiệm

- Giáo viên thực hiện dạy học trải nghiệm.

- Học sinh các lớp tham gia.

- Ban quản lí điểm tham quan.

3.7.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm

Thời gian Nội dung Thực hiện Phương

tiện Tháng 12/2019 Học tập trải nghiệm với chủ đề: “Tìm hiểu về cây chè xanh – Thái Nguyên”.

- Giáo viên Địa lí dạy học thực nghiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm. - HS lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Phú Lương Ô tô Tháng 01/2020 Học tập trải nghiệm với chủ đề: “Hành trình về với khu di tích lịch sử An toàn khu (ATK)- Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Giáo viên Địa lí dạy học thực nghiệm.

- Học sinh lớp 12A2 và 12A5 trường THPT Gang Thép.

Ô tô

Tháng 3/2020

Cuộc thi với chủ đề: “Thái Nguyên mảnh đất anh hùng”.

- Giáo viên Địa lí dạy học thực nghiệm. - Học sinh: + Lớp 12A2 và 12A5 trường THPT Gang Thép. + Lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Phú Lương. Máy chiếu

Tháng 05/2020

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện

- Giáo viên thực nghiệm. - Giáo viên chủ nhiệm. - Học sinh.

3.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để có cơ sở đánh giá thực nghiệm hiệu quả, chính xác, sau mỗi giờ thực nghiệm tác giả đều tiến hành đánh giá thái độ học tập của học sinh sự tiếp nhận của giáo viên trong việc dạy học bằng cách:

- Trao đổi với giáo viên và học sinh đồng thời điều tra theo phiếu hỏi. - Sau khi tổ chức xong hoạt động trải nghiệm tiến hành kiểm tra chất lượng kiến trúc bằng các câu hỏi mang tính khái quát (Xem lại chi tiết phần 2.3.2). HS làm dưới hình thức bài báo cáo để lấy điểm.

Điểm cuối cùng được tính là điểm trung bình của bài báo cáo cá nhân và điểm đánh giá kết quả hoạt động trong nhóm. Kết quả được thể hiện như sau (xem bảng 3.4, 3.5, 3.6, hình 3.1):

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra lớp đối với đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường THPT Phú Lương

Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A1) Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 5 50 10 3 30 9 11 99 9 5 45 8 17 136 8 10 80 7 5 35 7 16 112 6 3 18 6 5 30 5 1 5 5 1 5 4 0 0 4 0 0 3 0 0 3 0 0 2 0 0 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Tổng số 42 (HS) 343 (Điểm) Tổng số 40 (HS) 302 (Điểm) Điểm TB 8,2 Điểm TB 7,6

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra tại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường THPT Gang Thép

Lớp thực nghiệm (12A2) Lớp đối chứng (12A5) Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm Điểm số Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 9 90 10 6 60 9 15 135 9 7 63 8 9 72 8 13 104 7 6 42 7 11 77 6 3 18 6 3 18 5 0 0 5 2 10 4 0 0 4 0 0 3 0 0 3 0 0 2 0 0 2 0 0 1 0 0 1 0 0 Tổng số 42 (HS) 357 (Điểm) Tổng số 42 (HS) 332 (Điểm) Điểm TB 8,5 Điểm TB 7,9

Bảng 3.6. Kết quả phân loại điểm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Trường Lớp Loại khá, giỏi (7,8,9,10) Loại trung bình (5,6) Loại yếu (dưới 5) Tổng THPT Phú Lương Lớp TN 12A2 38 4 0 42 Lớp ĐC 12A1 34 6 0 40 THPT Gang Thép Lớp TN 12A2 39 3 0 42 Lớp ĐC 12A5 37 5 0 42 Tổng 148 18 166

Hình 3.1. Biểu đồ tổng hợp kết quả của các lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) ở trường THPT Phú Lương và THPT Gang Thép

* Nhận xét:

Chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng cả về hệ số trung bình và mức độ đồng đều giữa các HS.

3.9. Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh

Trong quá trình thực nghiệm thông qua nhận xét trao đổi với giáo viên Địa lí một số trường thực nghiệm, điều tra bằng phiếu khảo sát đối với 9 thầy cô giáo trường THPT Phú Lương và trường THPT Gang Thép đã thu về kết quả như sau (xem bảng 3.7):

+ GV tham gia đầy hứng thú, sôi nổi, tích cực và chủ động trong công việc để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất với học sinh.

+ Đa số GV cho rằng việc tiến hành các hoạt động trải nghiệm là rất khả thi, tạo hứng thú học tập. Đa số GV khi nghiên cứu trước tài liệu ở nhà đều cảm thấy mình đã hiểu, vận dụng được kiến thức.

+ Tác giả cùng đội ngũ GV Địa lí tham gia dạy thực nghiệm tại các trường đã tập trung trao đổi, sửa chữa, bổ sung và hoàn thành các giáo án trải nghiệm.

38 34 39 37 4 6 3 5 0 0 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Lớp TN 12A2 Lớp ĐC 12A1 Lớp TN 12A2 Lớp ĐC 12A5

THPT Phú Lương THPT Gang Thép

Những sản phẩm sau khi thực nghiệm là minh chứng định lượng cho thấy việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 88)