Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 54)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông

Theo một số nhà nghiên cứu, tâm sinh lí và trình độ nhận thức của các em học sinh lớp 12 đang đạt tới mức hoàn thiện về thể chất, sự phát triển và ổn định của não bộ và các chức năng thần kinh đã tạo được điều kiện tối ưu cho sự phát triển hoạt động nhận thức của các em. Vì được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại và thu nhận một khối lượng lớn các thông tin về cuộc sống xã hội nên sự phát triển tâm lí và nhận thức được bộc lộ rõ nét.

Trong gia đình: vị trí trong gia đình của các em học sinh có sự thay đổi căn bản. Các em được coi trọng như thành viên chính và tham gia nhiều công việc quan trọng của gia đình.

Ở nhà trường: học sinh lớp 12 được tham gia vào các hoạt động học tập. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng để các em sẽ bước vào cuộc thử thách giàu tính quyết định về rất nhiều mặt cơ bản trong cuộc đời của các em, trong đó nổi bật nhất là quyết định được trình độ học vấn của mỗi em học sinh. Ngoài ra, các em

còn được tham gia vào các hình thức hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn Thanh Niên tại trường THPT. Tất cả sẽ đóng vai trò to lớn trong việc phát triển cá tính của mỗi học sinh và động viên, kích lệ tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh trong quá trình học tập và tự rèn luyện.

Chính vì như vậy, nhu cầu được giao tiếp được tranh luận về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn cũng tăng lên. Các em luôn muốn giáo viên đánh giá đúng khả năng học tập và lao động của chính mình. Đa số hầu hết các em đều có tính tự trọng cao và luôn có xu hướng bảo vệ những ý kiến, những suy luận độc lập của mình trong học tập.

Sự phát triển về mặt đời sống tình cảm của thanh niên đã đạt tới mức trưởng thành và ổn định. Các lĩnh vực như: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu của lứa tuổi này đã luôn có sự gắn kết hài hòa giữa nhận thức - xúc cảm - hành động ý chí và thực sự trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy thanh niên hành động.

Mặc dù ở lứa tuổi này do còn bồng bột, dễ bị sa vào những cám dỗ của xã hội, dễ thay đổi và sự hạn chế về tư duy lí luận nên thái độ và nhận thức học tập, hành động sẽ còn nhiều sai lệch, chủ quan.

* Phân tích tác động của tâm lí học sinh tới việc tổ hoạt động trải nghiệm môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông:

Qua việc phân tích tâm sinh lí của học sinh lớp 12 cho thấy những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm như sau:

Thuận lợi:

- Đa số các em học sinh lớp 12 có tâm lí ổn định, tư duy nhanh nhẹn nên dễ dàng hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẻ.

- Khi tiến hành những hoạt động trải nghiệm trong học tập cùng nhau nên dễ dàng biết tính cách cũng như sở trường của từng người. Nhờ đó sẽ rất thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ phù hợp để học sinh phát huy được những năng lực của bản thân.

Khó khăn:

- Nhiều học sinh còn có tâm lí e ngại và rụt rè, không dám thể hiện bản thân, nên khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cùng tập thể thì hiệu quả chưa được cao.

- Về mặt nhận thức, học sinh còn gặp khó khăn trong hành vi thể hiện chủ yếu qua cách học “đợi nước đến chân mới nhảy”, “làm việc riêng và không tuân theo kế hoạch”.

- Một mặt khác, với cường độ học tập khá cao vì là lớp cuối cấp, nên công việc được giao nhiều lúc quá khả năng thực hiện, học sinh mệt mỏi quá sức sau một ngày học tập nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến các quá trình nhận thức, cảm xúc và ý chí... [28]

1.2.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Thái nguyên

1.2.3.1. Điều tra khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên

* Mục đích điều tra khảo sát

Mục đích nhằm điều tra, khảo sát được thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên, những mặt đã đạt và chưa đạt được của hoạt động này. Từ đó có được những định hướng cho việc nghiên cứu, thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.

* Phương pháp điều tra, khảo sát

- Điều tra giáo viên: thông qua phiếu điều tra (phụ lục), trao đổi trực tiếp, tham khảo dự án, dự giờ dạy ở trên lớp.

- Điều tra học sinh: thông qua phiếu điều tra (phụ lục), trao đổi trực tiếp.

* Đối tượng điều tra, khảo sát

Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên gồm: 9 giáo

viên, học sinh khối 12 của trường THPT Gang Thép, THPT Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

* Nội dung và kết quả điều tra, khảo sát

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát giáo viên và học sinh, tác giả đã thu được một số kết quả được tổng hợp theo các mục dưới đây:

- Những phương pháp thường được sử dụng trong dạy học Địa lí ở trường THPT (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1. Những phương pháp thường sử dụng trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ở tỉnh Thái nguyên

Phương pháp dạy học Tổng số phiếu Số phiếu đồng ý Tỉ lệ phần trăm (%)

Thuyết trình hỏi đáp 166 150 90,4 Diễn giải - minh họa 166 164 98,8 Dạy học trải nghiệm 166 79 47,6 Phương pháp dạy học

giải quyết vấn đề

166 74 44,6

Phương pháp khác 166 40 24,1

Kết quả điều tra cho thấy, trong quá trình dạy học Địa lí ở trường Trung học phổ thông, giáo viên thường sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình hỏi đáp, diễn giải - minh họa (trên 90%). Các phương pháp dạy học giáo viên thường sử dụng ít hơn.

- Đánh giá nhận thức về các hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông

Sau khi tiến hành điều tra giáo viên và học sinh tác giả thu được kết quả sau (xem bảng 1.2)

Bảng 1.2. Nhận thức về hoạt động trải nghiệm môn Địa lí 12 Trung học phổ thông

STT Đối tượng Mức độ nhận thức về hoạt động trải nghiệm Số lượng khảo sát Số lượng đồng ý Tỉ lệ (%)

1 Giáo viên Rất quan trọng 9 7 77,8%

Quan trọng 9 2 22,2% Bình thường 9 0 0% Không quan trọng 9 0 0% 2 Học sinh Rất quan trọng 166 87 52,4% Quan trọng 166 55 33,1% Bình thường 166 24 14,5% Không quan trọng 166 0 0%

Có thể thấy, việc lồng ghép được các hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình học rất có ý nghĩa với giáo viên và học sinh lớp 12 Trung học phổ thông. Thông qua những hoạt động, giáo viên sẽ gợi được hứng thú cho học sinh tự tìm hiểu, phát huy được năng lực của bản thân chứ không ép buộc. Các em học sinh được trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã được học, vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn và hình thành được các năng lực cốt lỗi về phương pháp học tập.

- Những hình thức trải nghiệm trong dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông:

Bảng 1.3. Các hình thức đã tổ chức dạy học trải nghiệm Hình thức Số lượng khảo sát Số lượng thực hiện Tỉ lệ (%) Hoạt động câu lạc bộ 4 lớp 3 lớp 75% Tổ chức trò chơi 4 lớp 4 lớp 100% Tổ chức diễn đàn 4 lớp 0 lớp 0% Sân khấu tương tác 4 lớp 2 lớp 50% Tham quan dã ngoại 4 lớp 4 lớp 100% Hội thi/ cuộc thi 4 lớp 2 lớp 50% Tổ chức sự kiện 4 lớp 0 lớp 0% Hoạt động giao lưu 4 lớp 1 lớp 25% Hoạt động chiến dịch 4 lớp 4 lớp 100% Hoạt động tình nguyện 4 lớp 4 lớp 100% Lao động công ích 4 lớp 4 lớp 100% Sinh hoạt tập thể 4 lớp 4 lớp 100%

Kết quả khảo sát cho thấy việc tổ chức những hoạt động trải nghiệm học sinh hai trường THPT Gang thép và trường THPT Phú Lương rất được giáo viên và học sinh quan tâm. Tuy nhiên, một số hình thức như dạy học tổ chức sự kiện, diễn đàn ít chọn lọc hơn.

Mỗi một hình thức khi áp dụng vào giảng dạy đều có đặc điểm riêng và mức độ hiệu quả của các phương pháp (được thể hiện ở bảng 1.4).

Bảng 1.4. Đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức trong hoạt động trải nghiệm

STT Hình thức Mức độ hiệu quả Ý kiến

1 Hoạt động câu lạc bộ Tốt 47,9% Trung bình 33,6% Không đạt 18,5% 2 Tổ chức trò chơi Tốt 77,2% Trung bình 25,8% Không đạt 2% 3 Tổ chức diễn đàn Tốt 35,6% Trung bình 40,8% Không đạt 23,6%

4 Sân khấu tương tác

Tốt 50,7% Trung bình 34,8% Không đạt 14,5%

5 Tham quan, dã ngoại

Tốt 83,1% Trung bình 16,9%

Không đạt 0%

6 Hội thi/Cuộc thi

Tốt 40,6% Trung bình 43,6% Không đạt 15,8% 7 Tổ chức sự kiện Tốt 50,6% Trung bình 34,9% Không đạt 14,5%

8 Hoạt động giao lưu

Tốt 49,1% Trung bình 46,8% Không đạt 4,1%

STT Hình thức Mức độ hiệu quả Ý kiến 9 Hoạt động chiến dịch Tốt 35,5% Trung bình 40,9% Không đạt 23,6% 10 Hoạt động tình nguyện Tốt 85,7% Trung bình 12,3% Không đạt 2% 11 Lao động công ích Tốt 85,2% Trung bình 11,1% Không đạt 3,7% 12 Sinh hoạt tập thể Tốt 68,8% Trung bình 20,7% Không đạt 10,5%

- Những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình dạy học trải nghiệm giáo viên còn gặp những khó khăn sau:

Bảng 1.5. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm

STT Khó khăn Tổng số

phiếu

Số phiếu

đồng ý Tỉ lệ (%)

1 Thời gian để tổ chức các hoạt động 9 8 88,9% 2 Chưa có đủ các điều kiện về cơ sở vật

chất, thiết bị dạy học

9 2 22,2%

3 Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị 9 8 88,9% 4 Chưa nắm rõ quy định, phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm

9 3 33,3%

5 Khả năng thiết kế các hoạt động trải nghiệm còn nhiều hạn chế

9 2 22,2%

1.2.3.2. Thực trạng của việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hoạt động trải nghiệm được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, bao gồm các nội dung bắt buộc và nội dung tự chọn, sẽ được thiết kế theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trải nghiệm là hoạt động luôn được coi trọng trong các môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm riêng, hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.

Nhiều trường trong tỉnh Thái Nguyên đều đưa hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình giảng dạy ở các môn học. Thí dụ ở môn Địa lí giáo viên đã đưa học sinh tới các khu bảo tồn di tích, các đài tưởng niệm, bảo tàng để các em vận dụng các bài học bảo tồn thiên nhiên hoặc giữ gìn các cảnh quan của địa phương hoặc đưa các em về các khu sinh thái để các em làm quen với vấn đề bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc áp dụng các hoạt động trải nghiệm còn gặp khó khăn những trường xa trung tâm thành phố, vùng sâu, vùng xa do vẫn chưa được đầu tư, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, còn nhiều khó khăn, chi phí tổ chức hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, đa phần các em học sinh nhà trường là con em nhà bố mẹ làm nghề nông, điều kiện tiếp xúc với cái mới còn khó khăn, vì vậy những hoạt động trải nghiệm trong nhà trường các em ít được tham gia.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều trường đã tổ chức tốt chương trình trải nghiệm, tuy nhiên phần lớn những hoạt động này chưa có cách thức thực hiện khoa học. Hoạt động hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa chỉ dừng lại ở một mức độ giúp học sinh bước đầu bước vào thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, hoạt động trải nghiệm mới chỉ dừng ở hoạt động ngoài giờ lên lớp, bổ trợ cho hoạt động giáo dục. Giáo viên cũng chưa thể hiểu hết được mục đích, ý nghĩa của hoạt động

này nên việc tổ chức chưa được thường xuyên và liên tục. Đơn giản hoạt động trải nghiệm giúp cho học sinh đem những kiến thức, kĩ năng thái độ đã học được để vận dụng vào thực tế cuộc sống từ đó phát triển năng lực thực của bản thân, thích ứng với cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ nội dung cơ sở lí luận của hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Địa lí nói riêng có thể khẳng định, hoạt động học tập trải nghiệm phù hợp với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm. Học tập trải nghiệm được xây dựng theo mọi chủ đề, được thiết kế, tổ chức, thực hiện theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính mở, hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, nhằm giúp HS có nhiều được cơ hội học tập trải nghiệm và phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, góp phần làm rõ thêm về khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và các hình thức tổ chức cũng như những ý nghĩa của các hoạt động trải nghiệm trong dạy học. Có thể thấy, đây là một trong những hình thức dạy học được đánh giá cao và cần được quan tâm, sẽ vận dụng phổ biến hơn trong thực tiễn. Hi vọng, đây sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để các GV có thể tìm hiểu, vận dụng các hình thức, phương pháp học tập trải nghiệm để luôn phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy và sáng tạo của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Qua việc khảo sát thực trạng dạy và học bộ môn Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng, tác giả đã nhận thấy rằng hầu hết GV đã nhận thức được ý nghĩa, vai trò của các HĐTN trong dạy học bộ môn. Song đây vẫn còn là thử thách đối với không ít GV. Từ những khảo sát thực trạng đó, chúng tôi có căn cứ, cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, hình thức và biện pháp xây dựng các HĐTN cho học sinh lớp 12.

Chương 2

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT CHO HỌC SINH Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí lớp 12 THPT tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 54)