Đánh giá hiêu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 59 - 67)

4. Các khoản đầu tư tài chính DH

2.2.3.1Đánh giá hiêu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động

xuất vốn lưu động

a. Vòng quay vốn lưu động và kì luân chuyển vốn lưu động

Vòng quay tài sản lưu động phản ánh trong kì tài sản lưu động quay được mấy vòng và kì luân chuyển vốn lưu động cho chúng ta biết để quay được 1 vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày

Bảng 6: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần(1000d) 111.791.207 71.581.373 48.517.443 Vốn lưu động đầu kì ( 1000d) 76.966.556 68.749.810 49.631.978 Vốn lưu động cuối kì ( 1000d) 68.749.810 49.631.978 49.746.700 Vốn lưu động bình quân (1000d) 78.858.183 59.190.894 49.689.339 Vòng quay vốn lưu động ( vòng/năm) 1,42 1,21 0,98

Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động (ngày)

253,52 297,52 367,34

Qua bảng số liệu tính toán trên ta có

Năm 2011, vòng quay vốn lưu động bằng 1,42 có nghĩa là cứ đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động trong kì sẽ tạo ra 1,42 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2011 là có hiệu quả khi công ty đã sử dụng vốn lưu động và tạo ra lợi nhuận.

Năm 2012, việc sử dụng vốn lưu động đã giảm hiệu quả khi vòng quay vốn lưu động năm 2012 chỉ còn mức 1,21. So với năm 2011 vòng quay vốn lưu động đã giam 0,21 tương ứng mức giảm 14,78%.

Năm 2013, chỉ tiêu này không những tiếp tục giảm mà còn giảm tới mức thấp hơn 1 ( <1) có nghĩa là khi đầu tư 1 đồng vào vốn lưu động công ty chỉ thu được 0,98 đồng doanh thu thuần. Chi thấy trong năm 2013 công ty sử dụng vốn lưu động chưa đạt hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ.

Bên cạnh chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động thì số vòng quay vốn lưu động cũng giúp ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Chỉ tiêu này cho ta biết trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.

Năm 2011, 1 vòng quay vốn lưu động của công ty cần 253,52 ngày, và năm 2012 cần 297,52 ngày. Tuy số ngày một vòng quay vốn lưu động của công ty là tương đối cao, tuy nhiên công ty vẫn thu hồi được vốn lưu động đầu đã đầu tư trong năm.

Trong năm 2013, công ty cần 367,34 ngày để hoàn thành một vòng quay vốn lưu động, cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa hiệu quả,

việc công ty đầu tư vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh không thể hoàn thành 1 vòng quay và thu hồi vốn trong năm..

b. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho

Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường của mỗi công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét để cân đối mức dự trữ. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm cho hàng hóa ứ đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nếu dự trữ quá thấp có thể gây thiếu hụt hàng hóa, làm gián đoạn quá trình kinh doanh và gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải tính toán sao cho lượng hàng tồn kho là hợp lý nhất. Cùng một lượng vốn lưu động nếu đem lại một lượng doanh thu cao thì lượng vốn đó càng có ý nghĩa. Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu nói lên số chu kì kinh doanh của công ty là bao nhiêu. Số vòng quay hàng tồn kho: phân tích chỉ tiêu này nhằm để phản ánh thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi được bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân bán ra trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện số lần hàng tồn kho bán ra trong kì càng nhiều. Hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển của vốn hàng hóa của công y. Tốc dộ luân chuyển vốn hàng hóa càng nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy công ty sẽ đầu tư vốn cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy, sẽ cho doanh thu cao hơn.

Bảng 7: vòng quay hàng tồn kho và số ngày 1 vòng quay HTK

Chỉ tiều Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần(1000d) 111.791.207 71.581.373 48.517.443 Hàng tồn kho đầu kì ( 1000d) 51.250.546 29.856.069 34.642.461 Hàng tồn kho cuối kì ( 1000d) 29.856.069 34.642.461 26.518.989 Hàng tồn kho bình quân (1000d) 40.553.307 32.249.265 30.580.725 Vòng quay Hàng tồn kho ( vòng/năm) 2,76 2,22 1,59 Số ngày 1 vòng quay hàng tốn kho (ngày) 130,43 162,16 226,42

Trong năm 2011 vòng quay hàng tồn kho của công ty 2,76 vòng, có nghĩa là trong 1 năm hàng tồn kho được luôn chuyển 2,76 lân. Hay nói cách khác, để hàng tồn kho thực hiện được 1 vòng quay hàng tồn kho thì công ty mất 130, 43 ngày. Trong 3 năm thì năm 2011 được đánh giá là hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất vì vòng quay hàng tồn kho cao nhất. Hàng tồn kho được lưu chuyển để thu hồi vốn nhanh nhất.

Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm, đồng nghĩa với việc số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên, so với nă 2011 vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm 0,54 vòng tương đương với mức giảm 19,56%.

Năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm mạnh xuống ở mức 1,59 vòng, so với năm 2012 đã giảm 0,63 vòng tương đương giảm 27,38 %. Trong năm 2013, để thực hiện hết 1 vòng quay hàng tồn kho công ty cần 226,42 ngày.

Tóm lại trong 3 năm phân tích ở trên thì vòng quay hàng tồn kho giản dần từ 2011 đến 2013 tương ứng với việc số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên, sự biến động này ta chưa thể đánh giá chắc chắn là tốt hay xấu vì nó phụ thuộc rất lớn vào chiến lược kinh doanh , dự trữ hàng của công ty.

c. vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân

Phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn lưu động của công ty. Hơn thế nữa nó lại liên quan trực tiếp đến chu kì vận động của vốn lưu động và cũng là chu kì tạo ra lợi nhuận của công ty. Do vậy quản lý các

khoản phải thu là vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của công ty nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản phải thu ta dùng chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân:

Căn cứ vào số liệu ta lập bảng số liệu sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 8 : số vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân:

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần(1000d) 111.791.207 71.405.366 48.517.443 Phải thu đầu kì ( 1000d) 16.258.502 14.556.347 9.660.451 Phải thu cuối kì (1000d) 14.556.347 9.660.451 20.578.402 Phải thu bình quân (1000d) 15.407.425 12.108.399 15.119.427 Vòng quay khoản phải thu

(vòng/năm)

7,26 5,89 3,21

Kì thu tiền BQ ( ngày) 49,59 61,05 112,19

Từ bảng số liệu trên ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần cụ thể như sau:

Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu la 7,26 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân 49,59 ngày để thu hồi nợ.

Năm 2012, tốc độ luân chuyển của khỏa phải thu đã giảm xuông còn 5,89 vòng, giảm 1,37 vòng tương ứng với mức giảm 18,87%. Do đó thwoif gian thu hồi nợ cũng đã tăng lên mức 61,05 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 giảm mạnh với mức độ lớn hơn mức giảm của của các khaonr phải thu.

Năm 2013, số vòng quay khoản phải thu la 3,21 vòng, giảm đi 2,68 vòng tương ứng với mức giảm 45,5%, vì vậy đã làm cho kì thu tiền bình quân tăng lên 112,19 ngày. Tình trạng này xảy ra do đồng thời hai nguyên nhân: doanh thu thuần của công ty giảm hơn 20 tỷ đồng và khoản phải thu của công ty cũng tăng lên hơn 3 tỷ đồng

Tóm lại: vòng quay các khoản phải thu liên tục giảm cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu ngày càng chậm, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán và hoạt động của công ty.

Suất hao phí của vốn lưu động là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được tính bằng vốn lưu động bình quân chia cho tổng số doanh thu thuần trong kì. Suất hao phí vốn lưu động còn được goi là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Suất hao phí vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

Bảng 9: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần(1000d) 111.791.207 71.581.373 48.517.443 Vốn lưu động đầu kì ( 1000d) 76.966.556 68.749.810 49.631.978 Vốn lưu động cuối kì ( 1000d) 68.749.810 49.631.978 49.746.700 Vốn động bình quân (1000d) 78.858.183 59.190.894 49.689.339

Suất hao phí vốn lưu động 0,71 0,83 1,02

Suất hao phí vốn lưu động đánh giá được khả năng sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Hệ cố này nói rằng để có 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.

Năm 2011 hệ số này của công ty la 0,71 có nghĩa là công ty cần 0,71 đồng vốn lưu động để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần. Cho ta thầy trong năm này việc sử dụng vốn lưu động của công ty là tương đối hiệu quả, việc sản xuất kinh doanh của công ty là có lãi.

Năm 2012, suất hao phí vốn lưu động của công ty tăng lên 0,83 có nghĩa là trong năm 2012 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần công ty đã cần đến 0,83 vốn lưu động, chỉ tiêu này đã tăng hơn so với năm 2011 là 0,12 tương đương với mức tăng 16,9%. Sự tăng này là không tốt, vì để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải tăng đầu tư thêm vốn lưu động 0,12 đồng.

Năm 2013 chỉ tiêu này tăng mà ở mức 1,02, mức tăng này cho thấy việc sử dụng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh của công ty là chưa có hiệu quả, doanh thu công ty thu về thấp hơn mức vốn lưu động đã đầu tư.

Qua các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy việc sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa hiệu quả. Mức tạo ra doanh thu của công ty ngày càng thấp và thậm chí không đủ để bù đắp chi phí đã đầu tư ra trong năm 2013. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi trên như: trình độ quản lý của nhà quản lý công ty, do tình hình chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới...

2.2.3.3 Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu độnh. Dựa vào số liệu và công thức trên ta có bảng số liệu sau:

Bảng 10: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Chỉ tiều Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận ròng (1000d) 11.221.760 8.143.557 (16.053.338)

Vốn lưu động đầu kì ( 1000d) 76.966.556 68.749.810 49.631.978 Vốn lưu động cuối kì ( 1000d) 68.749.810 49.631.978 49.746.700 Vốn lưu động bình quân (1000d) 78.858.183 59.190.894 49.689.339

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 0,14 0,12 (0,32)

Từ bảng phân tích trên ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động cao nhất năm 2011 và giảm dần qua các năm và bị âm trong năm 2013

Năm 2011, tỷ suất sinh lời vốn lưu động là 0,14 có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động có khả năng tạo ra được 0,14 đồng lợi nhuận.

Nhưng sang năm 2012, khả năng tạo ra lợi nhuận đã giảm đi 0,02 đồng trên một đồng vốn lưu động, tức là đã giảm 14,3%. Nguyên nhân là mức giảm của lợi nhuận lớn hơn mức giả của vốn lưu động đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Năm 2013, tỷ suất này tiếp tục giảm mạnh mà ở mưc âm 0,32, có nghĩa là trong năm 2013 công ty đầu tư một đồng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh thì sẽ bị lỗ 0,32 đồng. Nguyên nhân chính vẫn là do lợi nhuận của công ty trong năm 2013 âm.

Như vậy, trong năm 2011 và năm 2012 mức độ tạo ra lợi nhuận từ vốn lưu động của công ty là chưa cao nhưng công ty vẫn tạo ra lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

2.2.3.4 Phân tích Dupont a. ROA

Bảng11: Tỷ suất lợi nhuận sau thuê trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

LNST 11.221.760 9.120.230 (16.053.338) Doanh thu 111.791.207 71.405.366 48.341.579 Vốn kinh doanh BQ 144.018.456 137.491.066 135.553.588 LNST/ Doanh Thu 0,1 0,13 (0,33) Doanh thu/ Vốn KDBP 0,78 0,52 0,36 ROA 0,078 0,066 (0,118)

Tỷ suất doanh lợi của tài sản giảm qua các năm, từ 0,078 năm 2011 xuống (0,118) năm 2013 cho thấy Công ty đang sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn. Bình quân cứ 1 đồng giá trị tài sản đưa vào sử dụng năm 2011 tạo ra 0,078 đồng lợi nhuận sau thuế. Mức lợi nhuận sau thuế tạo ra từ mỗi đồng giá trị tài sản giảm xuống 0,066 đồng năm 2012 và lỗ 0,118 đồng vào năm 2013. Trong đó:

- Bình quân 1 đồng giá trị tài sản khi được sử dụng trong năm 2011 tạo ra 0,78 đồng doanh thu thuần, năm 2012 là 0,52 đồng và năm 2013 tạo ra được 0,36 đồng doanh thu thuần.

- Trong 1 đồng doanh thu thuần thực hiện năm 2011 thì có 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 là 0,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên đến năm 2013 số đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 đồng doanh thu thuần đã giảm và lỗ 0,33 đồng

Vậy, để tăng suất sinh lợi của tài sản (ROA) ta có hai hướng là tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) bằng cách tiết kiệm chi phí hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán, tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng.

b. ROE

Bảng 12: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiều Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

LNST 11.221.760 9.120.230 (16.053.338) Doanh thu 111.791.207 71.405.366 48.341.579 Vốn KD BQ 144.018.456 137.491.066 135.553.588 Vốn CSH BQ 97.093.270 95.521.227 83.357.122 LNST/ doanh thu 0,1 0,13 (0,33) Doanh thu/Vốn KDBQ 0,78 0,52 0,36 Vốn KDBQ/ Vốn CSH BQ 1,48 1,44 1,63 ROE 0,115 0,097 (0,075)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm qua các năm. Ta thấy bình quân 1 đồng vốn kinh doanh năm 2011 tạo ra 0,78 đồng doanh thu thuần, năm 2012 là 0,52 đồng và năm 2013 là 0,36 đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong 1 đồng vốn kinh doanh bình quân năm 2011 có 1,48 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Năm 2008 con số này giảm xuống 1,44 đồng và 1,63 đồng vào năm 2013.

Vậy, để tăng ROE ta có hai hướng là tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng sử dụng khoản nợ. Tuy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao nhưng khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên, Công ty cần xem xét kỹ càng và hết sức cẩn thẩn khi sử dụng nợ.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 59 - 67)