Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 27 - 31)

1.4.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động

a. Vòng quay vốn lưu động và kì luân chuyển vốn lưu động

- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp, phản ánh hiệu quả chung của công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân Trong đó

Vốn lưu động =

VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì 2

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một chu kì kinh doanh. Về phương diện hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Điều đó có nghĩa là vòng quay vốn lưu động càng cao thì doanh nghiệp càng cần ít vốn lưu động cần thiết cho kinh doanh. Do đó có thể làm giảm vốn lưu động đi vay nếu doanh nghiệp phải đi vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh, đây là ý nghia của việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động mà vẫn đảm bảo được mức luân chuyển hàng hóa như cũ.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kì luân chuyển vốn lưu động là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn.

Kỳ luân chuyển vốn lưu = 360 ngày Số vòng quay VLĐ

Chỉ tiêu này cho biết độ dài của còng quay VLĐ, tức là số ngày cần thiết của một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược lại với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển càng nhiều trong kì phân tích, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.

B, Số vòng quay và kỳ luân chuyển của hàng tồn kho - Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tốn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Nó được xác định theo công thức sau.

Số vòng quay hàng tồn kho

Doanh thu thuần HTK bình quân Trong đó:

HTK đầu kì + HTK cuối kì 2

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt dược doanh số cao. Nhưng nếu số vòng quay hàng tồn kho lại trở nên quá cao thì nó báo hiệu việc doanh nghiệp không dự trữ đủ vật tư hàng hoá theo định mức cho kỳ sau hoặc không đảm bảo dự trữ đủ hàng tồn kho để bán.

- Kỳ luân chuyển của hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn khi phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

360 ngày

Số vòng quay hàng tồn kho c. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Đó là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ

Số vòng quay các khoản phải =

Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quân Trong đó:

Khoản phải thu

bình quân =

Khoản phải thu đầu kì+ khoản phải thu cuối kì 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh. Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu (không cấp tín dụng cho khách hàng). Tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu thấp thì chưa chắc đã là biểu hiện xấu. Bởi vì, nó còn liên quan đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu bình quân càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại.

Kì thu tiền bình quân =

360 ngày

Số vòng quay các khoản phải thu

1.4.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu suất hao phí của vốn lưu động

Suất hao phí của vốn lưu động là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động và được tính bằng vốn lưu động bình quân chia cho tổng số doanh thu thuần trong kì. Suất hao phí vốn lưu động còn được goi là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Suất hao phí vốn lưu

động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Trong đó:

Vốn lưu động

bình quân =

VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì 2

Suất hao phí vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

1.4.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu khả năng sinh lời

Sức sinh lời của vốn lưu động được tính theo công thức

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân Trong đó: Vốn lưu động bình quân = VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì 2

Chi tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận của công ty. Chỉ tiêu anyf càng cao cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại.

1.4.4.4 Công thưc Dupont

Hiện nay, các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cho phép nhà phân tích có thể nhìn khái quát được toàn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Công thức Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng, bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà sử dụng dạng thức cho phù hợp. Ta có

ROA = LNST = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu

Vốn kinh doanh

BQ Doanh thu

Vốn kinh doanh BQ

Ta thấy ROA được cấu thành bởi hai yếu tố: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay vốn.

ROE =

LNST (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

x

Doanh thu thuần X

VKD bình quân

Doanh thu thuần VKD bình quân VCSH bình quân

Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu - Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản) - Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số vốn/vốn chủ sở hữu (hệ số nợ) - Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 27 - 31)