Công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 42 - 47)

2.1.6.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kan luôn luôn cập nhập những thông tin về chế độ kế toán, luật kế toán và những phần mềm mới của cơ quan thuế để hạch toán cho phù hợp, chính xác theo yêu cầu của chế độ kế toán.

Hiện nay Công ty đang sở hữu đội ngũ kế toán giỏi, năng động, giàu kinh nghệm cùng với các kế toán viên trẻ hăng say học hỏi, nghiên cứu để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ, tay nghề. Bộ máy kế toán đã góp phần không nhỏ vào thành công của Công ty.

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

( Nguồn: phòng kế toán- tài chính)

2.1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng:

+ Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán của Công ty, trực tiếp kiểm tra việc hạch toán, ghi chép phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của các bộ phận kế

Kế toán trưởng Kế toán Nguyên vật liệu, CCDC Kế toán Tiền lương, Bảo hiểm Kế toán Chi phí, TSCĐ Kế toán

toán. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, các hoạt động kinh tế bằng tiền.

+Tổng hợp chi phí SXKD từ các phần hành kế toán của từng giai đoạn hay kỳ sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

+ Trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ phân tích tình hình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Từ các chứng từ kế toán ghi chép vào sổ sách kế toán, chi tiết toàn bộ về số lượng nguyên vật liệu, CCDC để tổng hợp tính chi phí SXKD, tính và lập bảng phân bổ NVL, CCDC cho từng công trình.

- Kế toán tiền lương và Bảo hiểm:

Phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời kết quả lao động của CB CNV. Tính toán tổng hợp đầy đủ tiền lương cho CB CNV theo tháng và các khoản phải nộp theo lương theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

- Kế toán TSCĐ và tổng hợp chi phí:

Tổng hợp chi phí từ các công trình, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ số liệu và tổng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ qua các kỳ, tính toán trích lập và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng công trình để tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán thanh toán:

+ Căn cứ vào chứng từ gốc khi tiến hành sản xuất, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu, chi, kèm theo đầy đủ chứng từ theo đúng chế độ kế toán quy định.

+ Hoàn tất các thủ tục thanh toán khi được chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng theo giai đoạn hoàn thành.

+Hàng ngày kế toán theo dõi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tiền mặt, tiền gửi vào sổ quỹ.

- Thủ quỹ:

Căn cứ vào các chứng từ, thủ quỹ tiến hành nhập – xuất quỹ, sau đó ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ.

2.1.6.3 Các chính sách kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chính sách kế toán theo quyết định số 48/2006/QD-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng

- Chế độ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm: Nhập trước – xuất trước - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Thực tế đích danh

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Nguyên tắc ghi nhận chi phí: Các chi phí hợp lý

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Là các khoản được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu bằng tiền mặt, tiền gửi và thu được bằng tiền.

- Phương pháp tính thuế: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Hệ thống báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Kết quả hoạt động kinh doanh + Thuyết minh Báo cáo tài chính + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.1.6.4 Hình thức kế toán áp dụng

Công ty ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức ghi sổ phù hợp với đặc điểm và quy mô sản xuất của Công ty.

Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ này được lập trên cơ sở từng chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc báng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó

dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng phải tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên ghi vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Hình thức ghi sổ này chặt chẽ, đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý của Công ty một cách hiệu quả nhất. Hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Bảng tổng hợp

CTKT cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số PS

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w