Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Sacombank

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Huy động

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chính của Sacombank. Ngân hàng huy động vốn thông qua đối tượng như TCKT&DC, các TCTD và từ các tổ chức nước ngoài. Nguồn huy động chủ yếu là từ TCKT&DC chiếm khoảng 85% trong đó huy động từ cá nhân chiếm khoảng 80% vốn huy động trong TCKT&DC.

Hình 2.2: Cơ cấu về huy động của Sacombank năm 2009 và 2010

Nguồn: từ báo cáo tài chính 2009 và 2010 của Sacombank [30]

Để đẩy mạnh huy động và nâng cao vị thế của ngân hàng cũng như là tạo ra sự cạnh tranh trong hình thức huy động, Sacombank đa dạng các hình thức huy động như:

- Huy động theo kỳ hạn được chia thành không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 01 tháng đến 36 tháng. Trong đó huy động không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 10% và có kỳ hạn khoảng 90%, huy động có kỳ hạn chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn trên 90%.

- Huy động theo các loại tiền tệ như VND, USD, EUR và Vàng. Sacombank đã đẩy mạnh huy động ngoại tệ tuy nhiên loại tiền huy động chủ

yếu vẫn là VND chiếm trên 70%, vàng khoảng 17%, USD là 11% và EUR chỉ có 2% trong tổng danh mục huy động theo từng loại tiền.

- Bên cạnh các hình thức trên, Sacombank cũng thường xuyên huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu và trái phiếu và hình thức ủy thác vốn từ nước ngoài.

- Ngoài ra, để đảm bảo trong quá trình hoạt động và đảm bảo về thanh khoản trong hoạt động thì huy động thông qua thị trường liên ngân hàng từ các TCTD hay tái chiết khấu giấy tờ có giá với NHNN là những hoạt động chính tại Sacombank.

Cho vay

Cũng như các ngân hàng trong nước thì cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chính chiếm khoảng 60% đến 70% lợi nhuận cho Sacombank. Nhằm mang tính ổn định, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận nên đối tượng cho vay chủ yếu của Sacombank vẫn là TCKT&DC chiếm khoảng 80%. Trong đối tượng TCKT&DC thì cho vay doanh nghiệp chiếm 65% và cá nhân chiếm 35% trong danh mục cho vay của Ngân hàng.

Hình 2.3: Cơ cấu về cho vay của Sacombank năm 2009 và 2010

Nguồn: từ báo cáo tài chính 2009 và 2010 của Sacombank [30]

Sacombank đã đẩy mạnh sử dụng vốn đa dạng dưới nhiều hình thức:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chủ yếu trong các kỳ hạn cho vay thì cho vay ngắn hạn chiến tỷ trọng khỏang 60% và trung, dài hạn chiếm khoảng 40%.

- Cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Trong cơ cấu về mục đích kinh doanh thì sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 80% và tiêu dùng chỉ khoảng 20%.

- Cho vay dưới dưới hình thức đa dạng hóa các loại tiền. Mặc dù đa dạng hóa loại tiền cho vay để tránh rủi ro tập trung nhưng loại tiền cho vay chủ yếu của Sacombank vẫn là tiền VND chiếm khoảng 87%, ngoại tệ chiếm 11% và Euro vàng là 2%.

Các hoạt động dịch vụ của Sacombank

Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống như huy động và cho vay thì Sacombank đang đẩy mạnh hoạt động mảng dịch vụ nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và hướng đến ngân hàng phát triển đa năng, họat động từ dịch vụ mang lại chiếm khoảng 15% trong tổng số lợi nhuận tại Sacombank. Các hoạt động dịch vụ chính của Sacombank là:

- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền

- Dịch vụ bảo lãnh

- Dịch vụ ngân quỹ

- Dịch vụ ủy thác và đại lý

- Dịch vụ chiết khấu

- Cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản và ngăn tủ sắt

Trong các hoạt động dịch vụ thì hoạt động thanh toán và bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao khoảng 50% thu nhập trong các hoạt động dịch vụ, ngoài ra dịch vụ này được tăng lên từ 5% đến 15% hàng năm.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối là họat động kinh doanh dựa trên chênh lệch giá giữa các thị trường thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng, hoạt động này mang lại lợi nhuận hàng năm cho ngân hàng khoảng 8% đến 10% trong tổng thu nhập.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán và góp vốn mua cổ phần

bảo an toàn trong hoạt động Sacombank cũng đầu tư các loại chứng khoán chính phủ. Hoạt động này cũng mang lại lợi nhuận hàng năm khoảng 6% đến 8% trong tổng thu nhập của ngân hàng.

Cơ cấu cũng như dòng tiền hoạt động của Sacombank là rất đa dạng và phức tạp. Để đảm bảo trong quá trình hoạt động được an toàn nhưng hoạt động kinh doanh được hiệu quả và phát triển liên tục. Ngoài những chiến lược về kinh doanh thì Sacombank luôn chú trọng đến quản trị rủi ro nói chung và thanh khoản nói riêng để đảm bảo dòng tiền hoạt động liên tục cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)