Quản trị tại Sacombank góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 49 - 60)

Bảng 2.6: Tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn năm 2010 Đvt: % Chỉ tiêu Qúy I/2010 Qúy II/2010 Qúy III/2010 Qúy IV/2010 Giới hạn Tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn

hạn cho vay trung dài hạn 26 26 25 24 <=30

Nguồn: Báo cáo về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạntheo Thông tư 15 số liệu thời điểm Quý I, II, III và IV của Sacombank [20]

Tỷ lệ này của Sacombank hiện nay khoảng 24%, tỷ lệ này thấp hơn so với quy định của NHNN đưa ra là 30%. Mặc dù có giới hạn của NHNN là <=30% nhưng về quản trị rủi ro thanh khoản thì Sacombank đưa ra mức thấp hơn là tỷ lệ này <=28%. Do những yếu tố tác động của nguồn huy động và chênh lệch kỳ hạn trong cho vay và huy động nên Sacombank đã đưa ra mức thấp hơn quy định của NHNN và giám sát chặt chẻ nguồn này.

2.2.2.2 Quản trị tại Sacombank góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản khoản

Cũng giống như việc quản lý rủi ro khác, việc quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng cũng cần có một chiến lược đảm bảo. Tính chính thức và tân tiến của hệ thống quản lý rủi ro cũng cần phù hợp với mức độ rủi ro chung mà ngân hàng phải đối mặt.

Quản trị thanh khoản hiệu quả thì phải có một chính sách đi kèm rõ ràng trong cơ chế điều hành của ngân hàng. Ngoài việc tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước thì Sacombank xây dựng cho mình một chính sách quản trị thanh khoản riêng trong cơ chế điều hành.

Sacombank xây dựng chính sách quản trị rủi ro thanh khoản như sau:

Chính sách thanh khoản của Sacombank nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản toàn hàng bao gồm tất cả dòng tiền cho các sản phẩm kinh doanh. Tuy nhiên sẽ ưu tiên cho những sản phẩm mang tính dài hạn và chiếm phần quan trọng như nguồn vốn huy động và cho vay từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Chính sách thanh khoản của ngân hàng luôn tuân theo chính sách của nhà nước quy định và thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo chiến lược và mục đích kinh doanh.

Thẩm quyền và trách nhiệm trong quản trị điều

Hội đồng quản trị của Sacombank là cơ quan phê duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý thanh khoản. Bất kỳ điều chỉnh quan trọng nào trong các chính sách của Sacombank hoặc trong chính sách quản lý thanh khoản được cho là có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản cũng như các chính sách và quy định xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý rủi ro thanh khoản phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Trong mọi trường hợp, Hội đồng quản trị phải được thông báo thường xuyên và định kỳ về khả năng thanh khoản của Sacombank và được thông báo ngay lập tức nếu có những thay đổi lớn về khả năng thanh khoản hiện tại hoặc trong tương lai của Sacombank.

Hội đồng quản trị sẽ ủy quyền cho ban điều hành có trách nhiệm điều hành thanh khoản chung và chịu trách nhiệm đứng đầu là Tổng giám đốc.

Tham mưu về chính sách điều hành thanh khoản là Ủy ban ALCO và Phòng quản lý rủi ro.

Tham mưu cho Ủy ban ALCO trong chính sách và điều hành, phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến thanh khoản là bộ phận ALM và Phòng kinh doanh vốn.

Phòng quản lý rủi ro là Phòng độc lập tham mưu cho Ban ban điều hành trong những chính sách rủi ro về thanh khoản.

Chiến lƣợc quản trị thanh khoản

kỳ sẽ có những chiến lược khác nhau nhưng nhìn chung là chiến lược kết hợp là xuyên suốt.

Bảng 2.7: Bảng cân đối rút gọn của Sacombank năm 2010

STT Chỉ tiêu Số dƣ cuối kỳ (triệu đồng) Tỷ lệ khoản mục /Tổng TS (%) I Tài sản Có 141.798 100 1 Tiền mặt, vàng bạc và đá quý 12.570 9 2 Tiền gửi tại NHNN 3.618 3 3 Tiền gửi và cho vay TCTD 16.376 12 4 Chứng khoán kinh doanh 487 0.3 5 Cho vay khách hàng 76.617 54 6 Chứng khoán đầu tư 21.116 15 7 Công cụ phái sinh 7 0 8 Góp vốn đầu tư dài hạn 2.286 2 9 Tài sản cố định 2.284 2 10 Tài sản có khác 6.433 5 I Tài sản Nợ 141.798 100 1 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 4.819 3

2 Vay và tiền gửi của các TCTD khác

15.476 11

3 Tiền gửi của khách hàng 78.858 56 4 Vốn tài trợ, ủy thác và đầu tư 2.102 1 5 Phát hành giấy tờ có giá 24.946 18 6 Các khoản nợ khác 1.962 1 7 Vốn và các quỹ 13.633 10

Nguồn: báo cáo tài chính của Sacombank năm 2010 [30]

Bên tài sản Có, Sacombank luôn dự trữ một lượng tiền mặt khoảng 9% trên tổng tài, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác và các chứng khoán khả nhượng... tiền mặt là việc đáp ứng thanh khoản hàng ngày, dự trữ nguồn tiền tại NHNN là rủi ro thấp nhất nhưng lãi suất thấp, gửi tại TCTD thì nguồn vốn đáp

ứng nhanh và việc sử dụng vốn vẫn hiệu quả hơn là gửi tại NHNN, ngoài ra thì các loại chứng khoán khả nhượng vẫn luôn được sẵn sàng.

Bên tài sản Nợ, hoạt động vay liên ngân hàng ròng của Sacombank không cao thường ở mức 2%, phát hành các loại giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để đáp ứng nguồn vốn thì Sacombank cũng tham gia vào chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua NHNN.

Các phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng tại Sacombank nhằm quản trị rủi ro thanh khoản:

Công cụ để đo lƣờng trong quản trị rủi ro thanh khoản

Một thành phần quan trọng trong quản trị rủi ro thanh khoản là hệ thống thông tin được quản lý và xây dựng để cung cấp cho nhà quản trị những thông tin kịp thời về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Một hệ thống thông tin tốt là không thể thiếu để đưa ra những quyết định đúng đắn về quản trị rủi ro thanh khoản. Hệ thống thông tin này cần phải linh họat để để xử lý những bất ổn có thể phát sinh. Hệ thống CNTT cần phải tính toán được khả năng thanh thanh khoản của các loại đồng tiền mạnh, cả riêng với từng đồng tiền và lẫn quy các loại đồng tiền.

Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ hàng đầu trong quá trình quản trị rủi ro thanh khoản đối với bất kỳ TCTD nào cũng như Sacombank. Chính vì vậy vào tháng 06/2004 Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos hệ thống này được đánh là hệ thống công nghệ hàng đầu trong năm 2004 đến 2009.

Phát triển CNTT giúp quá trình giao dịch với khách hàng nhanh hơn, hỗ trợ trong việc phân tích dữ liệu và truy cập nhanh. Đây là một trong những vấn đề tuyên quyết cần phải liên tục phát triển của Sacombank.

Các phƣơng pháp đo lƣờng và quản trị hiệu quả nguồn vốn nhằm giảm rủi ro thanh khoản tại Sacombank.

đảm bảo được an toàn về rủi ro thanh khoản thì Sacombank đi vào các phương pháp quản trị như sau:

- Phƣơng pháp tính điều hòa vốn nội bộ2.

Sử dụng nguồn vốn hiệu quả là một trong những vấn đề hàng đầu

của các nhà quản trị thanh khoản. Vì vậy điều hòa vốn trong nội bộ cũng là vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng dư thừa ở nơi này nhưng lại thiếu hụt ở nơi khác. Ngoài ra tạo sự cạnh tranh trong hệ thống, chi nhánh nào huy động tốt sẽ được hưởng lãi suất và chi nhánh nào thiếu vốn sẽ phải trả lãi suất huy động.

Công thức tính lãi suất điều hòa vốn nội bộ như sau:

Nếu chi nhánh nào dư nguồn vốn sẽ chuyển về hội sở và được tính lãi thu về như sau:

LBV = HĐKKH x (GBVKKH – LSkkh) + HĐCKHt x(GBVCKHt – LSCKHt) Với:

LBV : Tiền bán vốn về Hội sở

HĐKKH : Số dư huy động không kỳ hạn bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán và tiền giữ hộ.

GBVKKH : Giá bán vốn của nguồn tiền gửi không kỳ hạn

t : Kỳ hạn huy động

HĐCKHt : Số dư tiền gửi có kỳ hạn huy động t

GBVCKHt : Giá bán vốn của khoản tiền gửi có kỳ hạn tương ứng t

LSkkh : Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn LSCKHt : Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn t

Ví dụ: Chi nhánh A ngày 28/02/2011 sau khi loại trừ thanh khoản cho ngày hôm sau và dư nguồn huy động là:

Tiền gửi KKH : 200 triệu LS 3%/năm Có kỳ hạn 01 tuần : 50 triệu LS 12%/năm Có kỳ hạn 02 tuần : 60 triệu LS 12.5%/năm

2 Phương pháp tính điều hòa vốn nội bộ được tham khảo trong Quyết định về cơ chế điều hòa vốn nội bộ tại Sacombank. Phương pháp tính này được thay đổi trong từng thời kỳ tùy thuộc vào chiến lược họat động của Sacombank [21].

Có kỳ hạn 01 tháng : 150 triệu LS 13%/năm Trong đó: GBVCKHt : LSHĐCKHt + biên độ 0.1%

GBVKKH : bằng lãi suất bình quân VNIBOR bình quân 30 ngày là 3.1%/năm.

Vậy:

LBV = 200*(3.1% - 3%) + 50*(12.1% - 12%) + 60*(12.6% - 12.5%) + 150*(13.1% - 13%)

LBV = 0.46 triệu.

Vậy cuối ngày nguồn vốn dư với số dư và kỳ hạn như trên thì Chi nhánh được hưởng lãi suất điều hòa vốn về hội sở là 0.46 triệu.

Ngược lại, nếu Chi nhánh nào thiếu vốn phải vay nguồn vốn từ hội sở với công thức tính như sau:

LSDV =TCVy x (LScvy – GMVy) - CPMVtk Với:

LSDV : Lãi sử dụng vốn

TCVy : Tổng cho vay phân loại theo kỳ điều chỉnh lãi suất cho vay (y) và theo thời gian (y).

GMVy : Giá vốn mua tương ứng với kỳ điều chỉnh lãi suất vay y LScvy : Lãi suất cho vay vời kỳ điều chỉnh lãi suất y

CPMVtk :Chi phí vốn thanh khoản Với

GMVy = GBVbinhquan + Chi phí thanh khoản + chi phí DTBB + α „ α : là biên độ điều chỉnh lãi suất nếu kỳ hạn càng cao thì biên độ càng cao

Ví dụ: ngày 28/02/2011, Chi nhánh B thiếu nguồn vốn phải vay hội sở với kỳ hạn vay là12 tháng và lãi suất điều chỉnh là 03 tháng điều chỉnh 01 lần, số tiền vay 100 triệu.

DTBB : 2% Chi phí TK: 0.2% GBVbinhquan : 13%

GMVy = 13% + 0.2% + 3% + 0.1% = 16.3% CPMVtk = 0.6% trên giá trị vốn mua Vậy:

LSDV =TCVy * (LScvy – GMVy) - CPMVtk

LSDV = 100 * ((18% - 16.3%) – 0.6%) = 1.1 triệu đồng

Vậy với khoản vay 100 triệu kỳ hạn 12 tháng thì Chi nhánh phải trả cho hội sở khoản tiền là 1.1 triệu đồng tiền huy động vốn nội bộ.

- Phƣơng pháp quản trị thanh khoản bằng cách xác định thang kỳ hạn cho từng sản phẩm.

Xây dựng thang kỳ hạn cho từng sản phẩm nhằm xác định đúng nhu cầu thanh khoản của từng sản phẩm từ đó đưa ra được thang kỳ hạn cho toàn ngân hàng giúp cho các nhà quản trị thanh khoản có thể xác định dòng tiền đúng từ đó đưa ra chính sách hay những điều chỉnh kịp thời dựa vào thang kỳ hạn.

Thang kỳ hạn là phương pháp chính giúp cho Sacombank xác định thanh khoản hàng ngày và trong ngắn hạn để điều hành chung cho toàn ngân hàng.

Bảng 2.8: bảng mô tả theo dõi thanh khoản theo kỳ hạn tại Sacombank Đvt: triệu đồng

Nguồn: số liệu báo cáo tài chính Sacombank năm 2010[30]

- Phƣơng pháp phân tích thanh khoản dựa trên sự biến động của bảng tài sản “Có” và “Nợ”

Khả năng thanh khoản của Ngân hàng thể hiện rõ qua bảng tài sản “Có” và “Nợ”. Để quản trị rủi ro thanh khoản thì phân tích và dự báo về sự tăng giảm tài sản “Có” và “Nợ”, bất kỳ những chiến lược kinh doanh nào của ngân hàng cũng phải được phân tích và dự báo dựa trên bảng tài sản “Nợ”, “Có” để thể hiện tổng quan nhất về khả năng chi trả của ngân hàng khi đưa ra chiến lược.

Hàng ngày bảng phân tích về tài sản “Có” và “Nợ” đều được phân tích và nếu có vấn đề về khả năng thanh khoản sẽ được báo cáo ngay lên Ban Lãnh đạo của Ngân hàng.

Hàng ngày tình hình tăng hay giảm cho vay và huy động được báo cáo và phân tích nếu có biến động bất thường. Việc phân tích dựa trên khu vực, tình hình kinh tế xã hội, loại tiền và kỳ hạn để có những nhận định và điều chính.

- Phân tích những chỉ số nhạy cảm

Một số các chỉ số theo quy định của NHNN hoặc theo quy định nội bộ của Sacombank, chỉ số này phản ánh về tài chính, đo lường rủi ro. Những chỉ số này được đo lường và có hạn mức cụ thể và luôn được giám sát cũng như là kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng đối với từng chỉ số.

Việc theo dõi những chỉ số được xem như là thước đo hoạt động của Sacombank nhằm tránh những rủi ro hoặc từ đó có thể biết được hay dự báo tình trạng của ngân hàng nhằm đưa ra những ý kiến đề xuất tham mưu để có những hướng điều chỉnh kịp thời. Ví dụ như chỉ số cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ khả năng chi trả ngày, tuần và dự báo nguồn thanh khoản trong một tháng theo TT13.

Giới hạn và cơ cấu từng sản phẩm và mức phán quyết

Để quản trị thanh khoản và dòng tiền chính xác cũng như là đưa ra những nhận định đúng và chiến lược cho từng sản phẩm của từng thị trường thì xây dựng hạn mức và cơ cấu cho từng sản phẩm là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những bước phòng ngừa rủi ro ban đầu trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản.

Bên cạnh đưa ra những hạn mức sản phẩm cụ thể thì giới hạn về khách hàng và lĩnh vực cũng là vấn đề cần đưa ra. Như đối với một sản phẩm nào cũng cần xác định thị trường để có những mục tiêu và chiến lược rõ ràng thì mức độ rủi ro càng ít đi.

Trong quá trình hoạt động, Sacombank là một trong những NHTM Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về quy mô vốn, vì vậy hạn mức phán quyết cũng phải cần xây dựng một cách rõ ràng từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất. Việc xây dựng này giúp cho cơ chế hoạt động một cách trơn tru và có hiệu quả nhằm tránh ách tắt và gây rủi ro trong quá trình điều hành.

Phân hạn mức phán quyết rõ ràng và chi tiết sẽ giúp cho chính sách điều hành chung và thanh khoản nói chung hiệu quả và tránh rủi ro. Phân quyền dựa theo từng cấp bậc và trách nhiệm của mỗi thành viên trong Ngân hàng và được hệ thống hóa cũng như công bố thông tin cụ thể. Những hạn mức được Sacombank đưa ra trong từng thời kỳ và điều chỉnh theo kế hoạch kinh doanh và quy định của NHNN.

Bảng 2.9: Một số hạn mức sản phẩm của Sacombank năm 08/2010

Đvt: triệu đồng

Stt sản phẩm Hạn mức

1 CV Sản xuất kinh doanh 1,000,000 2 CV Quỹ tín dụng nhân dân 500,000 3 CV đại lý phân phối xe ôtô 300,000 5 Tài trợ L/C xuất khẩu trả ngay 200,000 6 CV VND lãi suất USD 300,000 7 Chiết khấu hối phiếu theo L/C xuất khẩu 2,000,000 8 Chiết khấu nhờ thu xuất khẩu 100,000 9 Tài trợ hợp đồng và xuất khẩu gạo uỷ thác qua Vinafood II 1,400,000 10 Tài trợ thương mại trong nước 500,000 11 Ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ 200,000 12 Tài trợ xuất khẩu thủy sản 1,500,000 13 Tài trợ kinh doanh cà phê 500,000 14 Tài trợ chế biến xuất khẩu điều 1,000,000

Nguồn: Báo cáo về hạn mức sản phẩm của Sacombank thời điểm tháng 08/2010 [15]

Các báo cáo và dự báo trong quản trị rủi ro thanh khoản

Quy định về báo cáo

Giám sát quá trình điều hành và kết quả đạt được thông qua những con số

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)