Xây dựng lộ trình tăng vốn và sáp nhập các ngân hàng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 99)

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn pháp định áp dụng cho các NHTMCP Việt Nam đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn còn nhiều ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn. Để đảm bảo trong cơ chế hoạt động, NHNN đã đồng ý gia hạn thời hạn đáp ứng vốn tối thiểu đến cuối năm 2011.

Theo số liệu thống kê của www.thebanker.com thì quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, 4 NHTM có số vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ

đồng (tương đương hơn 500 triệu USD), 15 ngân hàng có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng (tương đương gần 160 triệu USD), số còn lại thấp nhất là 1.000 tỷ đồng (tương đương hơn 50 triệu USD) đang tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng vào 2011.

Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như Ngân hàng Băng Cốc Thái Lan: hơn 3 tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD). Hiện nay, mức vốn bình quân của 10 ngân hàng lớn của Philipines cũng đã vào khoảng hơn 400 triệu USD; Indonesia hơn 800 triệu USD; Malaysia và Thái Lan khoảng hơn 1000 triệu USD.

Những con số này phù hợp với nhận định về hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là số lượng ngân hàng quá lớn, trong khi quy mô của từng ngân hàng là nhỏ, nếu so sánh về quy mô trung bình của nhóm các ngân hàng lớn ở các quốc gia phát triển nhất trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore và Indonesia.

Chính vì vậy mà về phía quản lý NHNN nhằm hạn chế các ngân hàng nhỏ lẽ nên đưa ra tầm nhìn chung cho sự phát triển của cả hệ thống. Cần đưa ra tiếp một lộ trình năm năm hay 10 năm về vốn, chính sách, chỉ tiêu cụ thể cho các ngân hàng chủng bị. Nếu ngân hàng nào không đáp ứng được những tiêu chí hay điều kiện cần thiết thì phải sáp nhập hoặc giải thể để tránh trường hợp quá nhiều Ngân hàng nhỏ lẽ và gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống Ngân hàng gần đây, khi mà các NHTMCP nhỏ không đủ thanh khoản luôn tăng lãi suất huy động.

Hiện nay NHNN đã đưa ra Thông tư 13/2010/QĐ-NHNN đây là một biện pháp mạnh áp dụng cho các ngân hàng nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, NHNN cần có những chính sách cứng hơn nhưng với lộ trình và thời gian hợp lý để chủng bị cho sự phát triển toàn hệ thống.

3.2.2.3 Hỗ trợ các NHTM bằng cách đầu tƣ vào phân tích vĩ mô nhằm đƣa ra những cảnh báo kịp thời.

Công tác dự báo là hết sức quan trọng, NHNN với góc độ vĩ mô cũng như là nắm bắt những thông tin đầy đủ và hiểu rõ toàn hệ thống nên việc đưa ra những dự báo hay cảnh báo kịp thời cho các NHTM để có hướng điều chỉnh và giảm rủi ro. Ngoài ra, NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thống kê và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ làm cơ sở cho điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.

NHNN vớ vai trò giám sát và điều hành hệ thống, cần phải có những phân tích và dự báo vĩ mô và những định hướng cụ thể cho các NHTM. Hiện nay, công tác dự báo của hệ thống ngân hàng còn nhiều hạn chế. Để phát huy vai trò của NHNN thì việc đưa ra những định hướng, dự báo cho các NHTM là hết sức cần thiết để điều hành vĩ mô.

NHNN với tư cách là cơ quan quản lý ngành, nắm bắt sự họat động cũng như là thông tin về số liệu, cơ sở dữ liệu của toàn ngành. Để quản lý ngành và đưa ra những cảnh báo và dự báo. Hàng năm NHNN nên đưa ra bảng xếp hạng của từng ngân hàng về năng lực cạnh tranh của các TCTD trong nước đồng thời so sánh với các nước trong khu vực và thế giới để có những hướng phát triển hay những điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.4 Đẩy mạnh và sử dụng hiệu quả công tác giám sát rủi ro từ xa từ đó có những giải pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời những giải pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời

Điều kiện tiên quyết cho một hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng có hiệu quả, được Ủy ban Basel xác định ngay tại nguyên tắc thứ nhất trong 25 nguyên tắc cơ bản về thanh tra, giám sát ngân hàng đó là: “Một hệ thống phân định trách nhiệm và có mục tiêu rõ ràng đối với từng bộ phận tham gia trong quá trình giám sát các ngân hàng. Mỗi bộ phận phải có nguồn lực hoạt động độc lập và phù hợp. Phải có một khung pháp lý phù hợp cho việc giám sát nghiệp vụ ngân hàng, bao gồm những điều khoản liên quan đến quyền hạn của tổ chức ngân hàng và công tác giám sát hiện nay của chính họ”. Đối với hoạt động thanh tra ngân hàng thì không thể làm ngược lại là xây dựng khuôn khổ pháp lý trước khi chưa có khuông khổ nghiệp vụ.

Để xây dựng khuôn khổ nghiệp vụ rồi đưa ra những khuôn khổ pháp lý thì công tác giám sát có hai cách là giám sát từ xa và giám sát tại chổ. Với nguồn nhân lực và thời gian hạn chế nhưng phải hiệu quả thì phải kết hợp giữa việc giám sát từ xa và giám sát tại chỗ.

Hiện nay NHNN đã thực hiện giám sát ngân hàng bằng cách cách xếp hạn ngân hàng theo Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày theo 05 tiêu chí đánh giá xếp loại (1) vố tự có; (2) Chất lượng tài sản; (3) năng lực tài chính; (4) kết quả hoạt động kinh doanh; (5) khả năng thanh khoản. Tuy nhiên những tiêu chí đưa ra chưa đánh giá hết được năng lực thực sự của các TCTD. Ví dụ như chỉ tiêu về chất lượng tài sản chỉ dựa trên tỷ lệ nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh một phần về chất lượng tài sản ngoài ra còn có những tiêu chí khác như cơ cấu lại thời hạn cho vay hoặc tài sản đảm bảo cho những khoản vay.

Để thanh tra ngân hàng đảm bảo mục đích hoạt động thì việc thiết lập một hệ thống thông tin hoàn chỉnh giữa Thanh tra Ngân hàng và hệ thống tín dụng là rất quan trọng. Thông qua vận hành hệ thống thông tin sẽ tạo điều kiện để Thanh tra Ngân hàng nắm bắt được những thông tin thường xuyên, kịp thời tình hình tổ chức và hoạt động của TCTD để từ đó có những chính sách hay điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.5 Xem xét lại những khoản vay để đầu tƣ vào trái phiếu doanh nghiệp và những khoản cho vay ứng trƣớc tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua chứng khoán để tính hệ số rủi ro 250%.

Quy định tại Điểm a tại Khoản 5.6 trong Thông tư 13 quy định cho vay đầu tư chứng khoán có hệ số rủi ro 250%. Tuy vậy, trong phần định nghĩa thuật ngữ tại Điều 2 của Thông tư 13 không định nghĩa rõ thế nào là cho vay đầu tư chứng khoán. Thực tế, hệ số rủi ro tài sản có 250% đã được quy định tại Điều 4 tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN quy định kinh doanh chứng khoán được định nghĩa khá rõ trong tại Điều 3 của quyết định này nhưng điểm đáng lưu ý là “chứng khoán” theo định nghĩa tại Khoản 1 – Điều 25 luật chứng khoán bao gồm trái

Nếu như chứng khoán trong điều khoản này bao gồm trái phiếu được thực thi sẽ ảnh hưởng đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Giả sử nếu các khoản vay của khách hàng để đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng bị đánh vào những khoản vay có hệ số rủi ro 250% là không phù hợp.

Ngoài ra, đối với những khoản cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua chứng khoán. Đây là những khoản vay có rủi ro rất thấp vì thời gian trả nợ trong vòng vài ngày khi tiền bán chứng khoán được đưa vào tài khoản của khách hàng và ngân hàng sẽ thu nợ. Đối với những khoản này thì rủi ro là rất thấp.

NHNN nên xem xét điều chỉnh hệ số rủi ro thấp hơn đối với những khoản cho vay hoặc đẩu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và khoản cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán.

3.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi, Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng mức tiền gửi được bảo hiểm làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản như những tháng đầu năm 2008

Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Chính vì vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương này khái quát về định hướng phát triển của Sacombank trong năm 2011 và giai đoạn 2011 đến 2015. Bên cạnh những chỉ tiêu về định tính thì Sacombank đã đưa ra những chỉ tiêu về định lượng nhằm đạt được những kết quả rất rõ ràng.

Từ định hướng đó chương này đã đề ra các kiến nghị và biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản như về áp dụng công nghệ, công tác phân tích và dự báo nhằm giúp cho ngân hàng phát triển một cách bền vững, an toàn.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học trong chương trình đào tạo, tiếp xúc với điều kiện thực tế ở S a c o mb a n k v à Việt Nam, Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây:

- Đưa ra những nội dung và phân tích cơ bản về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động Ngân hàng.

- Đánh giá được tình hình thanh khoản, những ưu và nhược điểm của Sacombank trong quản trị rủi ro thanh khoản, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank.

- Qua những tác động về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì quan điểm về quản trị rủi ro thanh khoản của Sacombank cũng như cả hệ thống ngân hàng cũng đã có những bước chuẩn bị đáng kích lệ. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập và tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam ngày càng lớn hơn. Để Sacombank và hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển bền vững thì vai trò của NHNN và Chính Phủ trong cơ chế điều hành và quản trị rủi ro thanh khoản cần có sự xây dựng một cách cụ thể và sự chú trọng hơn trong công tác này.

- Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của Sacombank nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Luận văn được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn đầy tâm huyết của TS. Nguyễn Thị Loan. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các quý thầy cô trong Hội đồng và TS Nguyễn Thị Loan cảm thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian đến. Xin chân thành cám ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí:

[1] Đặng Duy Cường (2010), “Một số vấn đề về quản trị rủi ro sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí Ngân hàng, số 20.

[2] Nguyễn Công Dương (2010), “Cần nghiên cứu, ban hành quy chế tiếp xúc giữa các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng với các tổ chức tín dụng”,

Tạp chí Ngân hàng, số 12.

[3] Nguyễn Công Dương (2010), “Một số điểm mới của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 về thanh tra, giám sát ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 16.

[4] NTP NHNN (2010), “Nguyên tắc quản trị rủi ro theo nguyên tắc Basel”,

Tạp chí Ngân hàng, số 5.

[5] Nguyễn Thị Kim Thanh (2010),“Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020”, Tạp chí Ngân hàng, số 21.

[6] T.Nguyễn (2010), “Một số vấn đề về quản trị trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 19.

[7] Lê Trần Duy Thư (2010), “Các ngân hàng thương mại Việt Nam với Thông tư 13”, Tạp chí Ngân hàng, số 21.

Sách:

Tác giả trong nước:

[8] TS. Lê Thị Tuyết Hoa và PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (2009), Tiền Tệ Ngân Hàng, NxbThống Kê.

[9] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống Kê.

[10] GS.TS. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính. [11] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb thống kê,

TP Hồ Chí Minh.

Tác giả nước ngoài:

[13] Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội.

Tài liệu:

[14] Báo cáo danh mục cho vay của Sacombank tháng 11/2010.

[15] Báo cáo về hạn mức sản phẩm của Sacombank thời điểm tháng 08/2010. [16] Báo cáo tỷ lệ khả năng chi trả ngày và tuần theo Thông tư 13 đến ngày

31/12/2010 của Sacombank.

[17] Báo cáo tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động theo Thông tư 13 đến ngày 31/12/2010 của Sacombank.

[18] Báo cáo tỷ lệ cho vay chứng khoán so với vốn điều lệ theo Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN số liệu thời điểm Quý I, II, III và IV của Sacombank. [19] Báo cáo về tỷ lệ đầu tư tài sản cố định theo số liệu thời điểm Quý I, II, III

và IV của Sacombank.

[20] Báo cáo về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo Thông tư 15 số liệu thời điểm Quý I, II, III và IV của Sacombank.

[21] Hướng dẫn phương pháp tính lãi điều hòa vốn nội bộ của Sacombank ngày 31/12/2010.

[22] Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 v/v thực hiện cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh.

[23] Quyết định 498/2010/QĐ-P.QLRR v/v ban hành quy định về hệ thống báo cáo rủi ro và chỉ số an toàn.

[24] Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 v/v quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[25] Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 v/v quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng.

[26] Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 v/v quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực và Thông

tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 v/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.

[27] Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 v/v quy định tỷ lệ tối đa của Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. Webside: [28] http://cafef.vn [29] http://www.abd.org [30] http://www.sacombank.com.vn

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)