Quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên cơ sở tuân thủ theo

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 43 - 49)

định của Nhà nước.

Tuân thủ theo những quy định của Nhà nước là điều kiện bắt buộc về quản trị rủi ro nói chung và thanh khoản nói riêng. Những quy định hiện nay của NHNN về quản lý rủi ro thanh khoản:

Quy định về mức lãi huy động vốn tối đa bằng VND

Ngày 03/03/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá mức trần là 14% bao gồm các chi phí khuyến mãi. Nhằm mục đích kiềm chế về tình trạng tăng lãi suất ngầm của các ngân hàng trong thời gian qua.

Để đảm bảo tuân thủ đúng theo thông tư 02/2011/TT-NHNN thì ngày 04/03/2011 thời hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ là 14% và đồng thời đưa ra chỉ đạo thực hiện đúng về huy động vốn trong Sacombank.

Đây cũng là một trong những quy định cứng rắn của NHNN trong thời gian qua nhằm hạn chế về rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng khi dòng tiền giữa các ngân hàng luôn có dấu hiệu không ổn định.

Quy định về mức lãi suất áp dụng trong những trƣờng hợp rút tiền trƣớc hạn.

Tiếp theo thông tư số 02/2011/TT-NHNN, thì ngày 10/03/2011 NHNN tiếp tục ra thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng. Trong thông tư này quy định “Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng theo từng đồng tiền trong trường hợp tổ chức cá nhân rút tiền gửi trước hạn; mức tiền gửi không kỳ hạn này là mức thấp nhất tại thời điểm tổ chức cá nhân rút tiền gửi trước hạn”.

Với sức ép về cạnh tranh về nguồn huy động vốn trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ luôn đưa mức lãi suất huy động lên cao điều này dẫn đến cuộc đua về lãi suất ngầm giữa các ngân hàng trong thời gian qua và làm

cho dòng tiền huy động không ổn định vì lãi suất huy động giữa các ngân hàng luôn tăng.

Để ổ định dòng tiền trong hệ thống và giảm về rủi ro thanh khoản cũng như ngăn chặn được cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng thì thông tư số 04/2011/TT- NHNN đã một phần ổn định được dòng tiền huy động và ngăn chặn nguy cơ về rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

Nhằm đáp ứng đúng quy định tại thông tư số 04/2011/TT-NHNN thì Sacombank đã ban hành hủy hàng loạt các sản phẩm tiền gửi với lãi suất linh hoạt (linh hoạt có nghĩa là khách hàng gửi kỳ hạn nhưng có thể rút trước hạn và được hưởng lãi suất kỳ hạn đã được gửi).

Quy định về những giới hạn an toàn trong thông tƣ 13

Ngày 20/05/2010, NHNN ra thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực vào ngày 01/10/2010 và ngày 27/09/2010 NHNN ra thông tư số 19/2010/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Quy định này thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 10/04/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 10/01/2010 sửa đổi bổ sung Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN ngày 15/12/2008 sửa đổi bổ sung Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN.

Trong thông tư này đưa ra những quy định về giới hạn các chỉ số an toàn như sau:

- Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống

Việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% đồng thời nâng hệ số rủi ro trong cho vay các khoản vay đối với Công ty con, Công ty liên doanh, Công ty liên kết có hệ số rủi ro điều chỉnh tăng từ 100% lên 150%; Các khoản vay kinh

nâng từ 100% lên 250%. Hệ số rủi ro của khoản cho vay đầu tư chứng khoán vẫn giữ nguyên ở mức 250%, như năm 2008.

Hệ số CAR là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Đây được xem là chính sách cứng rắn của NHNN để đưa ra hành lang an toàn trong hoạt động của các NHTM.

Sacombank vẫn đáp ứng được yêu cầu và tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại TT13 với tỷ lệ hiện nay là 10% (Quy định tại Thông tư 13 là “>=9%”). Đây là tỷ lệ tương đối an toàn và đáp ứng được quy định của NHNN.

- Quy định về tỷ lệ khả năng chi trả

Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:

• Tỷ lệ tối thiểu 15% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tổng nợ phải trả.

• Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 07 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với VND, EUR, GBP và USD (bao gồm USD và các ngoại tệ quy đổi khác).

Ngoài ra TCTD phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoản thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả.

Bảng 2.2: Tỷ lệ khả năng chi trả ngày và tuần đến ngày 31/12/2010 theo loại tiền của Sacombank

Đvt: %

Chỉ tiêu VND EUR GBP Quy

USD

Giới hạn

Tỷ lệ khả năng chi trả ngày theo loại tiền

17 258 3184 33 >=15

Tỷ lệ khả năng chi trả tuần theo loại tiền 148 1103 8450 344 >=100

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ khả năng chi trả ngày và tuần theo Thông tư 13 đến ngày 31/12/2010 của Sacombank [16]

Quy định theo dõi về tỷ lệ khả năng chi trả giúp cho ngân hàng có thể xác định được tình trạng thanh khoản hiện tại và có thể tính được khả năng đáp ứng được thanh khoản trong tuần và tháng tới. Với tỷ lệ này ngân hàng sẽ có những chính sách điều chỉnh kịp thời và hạn chế rủi ro thanh khoản.

- Quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Những năm trước 2006, chỉ số cho vay trên huy động của hệ thống NHTM Việt Nam thường đạt 90%. Tuy nhiên những năm gần đây, chỉ số này đã tăng trên 100%. Như vậy, theo lý thuyết cho thấy, các NHTM Việt Nam đã cho vay quá mức và có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Theo Thông tư 13, đối với các NHTM, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động giới hạn ở mức 80% (và các tổ chức phi tín dụng là 85%).

Với tỷ lệ hiện nay của Sacombank là 74% (quy định của NHNN là <=80%). NHNN đưa ra tỷ lệ này nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng và đảm bảo tính thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.3: Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động đến ngày 31/12/2010 theo theo loại tiền của Sacombank

Đvt: %

Chỉ tiêu VND GBP EUR Các loại

tiền khác Giới hạn

Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn huy động theo từng

loại tiền

72 0 43 42 <=80

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động theo Thông tư 13 đến ngày 31/12/2010 của Sacombank [17]

Quy định về giới hạn cho vay kinh doanh chứng khoán:

Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 của Ngân hàng nhà nước về việc thực hiện cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh.

Tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán của Sacombank luôn nhỏ hơn quy định của NHNN (quy định của NHNN là <=20%). Việc giám sát tỷ lệ này được thực hiện hàng ngày và báo cáo NHNN theo đúng quy định. Những mục đích để kinh doanh chứng khoán được xác nhận và giám sát chặt chẽ.

Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay chứng khoán so với vốn điều lệ của Sacombank năm 2010

Đvt: %

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Giới hạn Tỷ lệ cho vay chứng khoán trên

VĐL 14 12 11 16 <=20

Nguồn: Báo cáo tỷ lệ cho vay chứng khoán so với vốn điều lệ theo Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN số liệu thời điểm Quý I, II, III và IV của Sacombank [18]

Nhằm đảm bảo an toàn trong họat động ngân hàng và tránh những rủi ro đầu tư vào ngành chứng khoán khi thị trường chứng khoán quá nóng và giảm đi tính thanh khoản. Đây là một biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản tiềm ẩn trong ngân hàng.

Theo “điều 140 của Luật các TCTD”. TCTD mua, đầu tư vào tài sản cố định không được đầu tư quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Mặc dù NHNN đưa ra tỷ lệ “đầu tư TSCĐ/(VĐL + Quỹ dự trữ bổ sung VĐL) là <=50%”. Nhằm quản trị hiệu quả nguồn vốn nên tỷ lệ này Sacombank quản trị dưới 40%.

Bảng 2.5: Tỷ lệ đầu tư TSCĐ trên (VĐL+Quỹ dự trữ bổ sung VĐL) năm 2010 Đvt: % Chỉ tiêu Quý I/2010 Quý II/2010 Quý III/2010 Quý IV/2010 Giới hạn Tỷ lệ đầu tư TSCĐ của

Sacombank 2010 39 39 37 38 <=50

Nguồn: Báo cáo về tỷ lệ đầu tư tài sản cố định theo số liệu thời điểm Quý I, II, III và IV của Sacombank [19]

Đầu tư tài sản cố định là đầu tư vào tài sản ít sinh lời và có khả năng chuyển nhượng thấp hơn những kênh đầu tư khác. Quản trị về giới hạn này là một trong những chỉ tiêu để đảm bảo nguồn vốn hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ này đưa ra cũng để tránh đi tình trạng ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định quá lớn hoặc đầu cơ vào thị trường bất động sản.

Quy định về giới hạn nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Ngày 10/08/2009, NHNN ra thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng.

- Với quy định này NHNN hạ tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30%.

- Mục đích của thông tư này nhằm hạn chế việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro thanh khoản trong ngân hàng tránh mất cân đối về kỳ hạn trong cho vay và huy động. Sự cạnh tranh

suất biến động tăng nhanh nên tiền huy động thường với kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy mà chênh lệch về kỳ hạn ngày càng cao tiềm ẩn nhiều về rủi

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)