Kết quả đạt đƣợc trong quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 73)

Quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản là quan điểm khá mới tại hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản là khá mới nhưng Sacombank đã có những chính sách về quản trị thanh khoản khá tốt như:

2.3.1.1 Sacombank đã xây dựng chiến lƣợc quản trị tài sản Có và Nợ linh hoạt nhằm giảm rủi ro thanh khoản.

Sự cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống đã làm cho lãi suất huy động luôn biến động tăng trong thời gian qua và nguồn huy động khang hiếm đặc biệt là do tình hình thanh khoản về VND. Để đảm bảo rủi ro trong hệ thống ngân hàng thì NHNN luôn đưa ra những chính sách thay đổi để ổn định kinh tế vĩ mô và ngân hàng luôn bị chi phối lớn mỗi khi chính sách được thay đổi. Vì vậy, Sacombank luôn đưa ra những chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản là kết hợp giữa tài sản Nợ và Có để có thể linh hoạt trong cơ chế điều hành và phù hợp với sự cạnh tranh cũng như là giảm được rủi về thanh khoản.

Cơ cấu về tài sản Nợ:

- Huy động hay vay qua các đối tượng:

o Các TCKT&DC (cá nhân, doanh nghiệp)

o TCTD

o Vay NHNN

o Tổ chức nước ngoài

Ngân hàng chú trọng đa dạng hóa đối tượng huy động để tăng sự cạnh tranh. Trong danh mục huy động thì huy động từ TCKT&DC là chiếm tỷ trọng cao trong tổng danh mục huy động khoảng 56%. Huy động từ các đối tượng này tương đối ổn định.

Để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Hiện Sacombank đã xây dựng mối quan hệ tín dụng với hầu hết các ngân hàng trong nước để có thể dễ dàng vay liên ngân hàng nếu thanh khoản bị thâm hụt.

Nguồn vốn ủy thác là nguồn vốn mang tính ổn định và có lãi suất hấp dẫn hơn những nguồn khác đồng thời thời hạn ủy thác mang tính trung và dài hạn nên Sacombank đang ngày càng mở rộng thiết lập và xây dựng với các định chế tài chính nước ngoài để tận dụng nguồn ủy thác.

- Huy động hay vay qua nhiều hình thức

o Phát hành giấy tờ có giá

o Huy động hay vay bằng hình thức ủy thác

o Đa đạng loại tiền huy động như đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng Euro (EUR), và các ngoại tệ khác.\

Mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng để nâng sức cạnh tranh trong hệ thống đây là chiến lược luôn được chú trọng và đổi mới. Khách hàng có thể gửi tiền dưới nhiều hình thức như tiền gửi thông thường, giấy tời có giá hay bằng ngoại tệ.

Cơ cấu tài sản Có

Sau khi huy động ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động sao cho hiệu quả và đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. Sacombank đưa ra chiến lược sử dụng vốn phù hợp với cấu trúc vốn của ngân hàng.

- Sử dụng vốn thông qua nhiều đối tượng:

o Gửi tại NHNN

o Gửi và cho vay các TCTD khác

o Cho vay các TCKT&DC

- Sử dụng vốn dưới nhiều hình thức:

o Tiền mặt tại quỹ để đáp ứng khả năng thanh khoản hàng ngày

o Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

o Đầu tư các giấy tờ có giá

o Đầu tư góp vốn liên doanh

o Đầu tư vào tài sản cố định

o Cho vay nhiều loại tiền phù hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

Việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng khá đa dạng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế và mục tiêu hoạt động của ngân hàng mà cơ cấu danh mục sử dụng vốn sẽ thay đổi.

Bảng 2.21: Bảng cân đối rút gọn theo mục chính của Sacombank 2010

Nguồn: Báo cáo tài chính 2010 của Sacombank [30]

Trong danh mục sử dụng vốn ngân hàng thì mục cho vay khách hàng TCKT&DC là chiếm một tỷ trọng lớn nhất thông thường khoản 60% đến 70% trong danh mục sử dụng vốn. Vì khách hàng TCKT&DC là nhóm khách hàng chính với lợi nhuận cao và ổn định nhất

Đối với tài sản Có, để đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày thì danh mục tiền mặt luôn được dự trữ một khoản nhất định, đây là những khoản mục không

ngày phải chi trả để không bị rủi ro về thanh khoản và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, để đảm bảo thanh khoản tức thời thì một phần huy động được gửi tại NHNN và TCTD với lãi suất thấp nhưng vẫn hiệu quả hơn tiền mặt. Nhằm sử dụng nguồn vốn hiệu quả thì những khoản mục đầu tư chứng khoán cũng được chú trọng những chứng khoán này được đưa vào chuyển nhượng hoặc chiết khấu khi có nhu cầu về thanh khoản.

Nhìn vào bảng cân đối rút gọn trên có thể thấy được trong cơ cấu về tài sản Nợ và Có là rất đa dạng nhằm hiệu quả sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo được thanh khoản cần thiết đó là chiến lược tài sản Nợ và Có linh hoạt của Sacombank trong quản trị rủi ro.

2.3.1.2 Sacombank đã xây dựng và áp dụng các phƣơng pháp đo lƣờng thanh khoản nội bộ.

Ngoài những phương pháp đo lường thanh khoản theo quy định của NHNN như đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định thì Sacombank đã xây dựng riêng cho mình những phương pháp đo lường thanh khoản riêng trong quản trị nội bộ như:

- Xây dựng phương pháp đo lường thanh khoản dựa trên phương pháp thang kỳ hạn của từng sản phẩm để đưa ra thang kỳ hạn cho toàn ngân hàng, đồng thời kết hợp với phương pháp cấu trúc vốn để dự báo nguồn thanh khoản của ngân hàng. Dựa vào những phương pháp đó mà Sacombank có những chính sách điều chỉnh kịp thời để đảm bảo khả năng thanh toán và hạn chế rủi ro khi đáo hạn. Đây là những phương pháp đo lường rủi ro truyền thống và được nhiều ngân hàng áp dụng.

- Phương pháp điều hòa vốn nội bộ là một trong những phương pháp đưa ra để việc sử dụng vốn hiệu quả trong toàn hệ thống cũng như tăng sức cạnh tranh giữa các chi nhánh và tạo được lợi nhuận tối ưu cho toàn Sacombank.

- Xây dựng dựng những chỉ số và những giới hạn riêng để quản trị rủi ro thanh khoản như là chỉ số cho vay trên huy động từ TCKT&DC. Việc xây dựng những chỉ số để theo dõi và quản trị hàng ngày cũng như là điều

chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời dựa trên những chỉ số rủi ro được đưa ra. Ngân hàng có thể đưa ra những giả thiết về sự biến động của thanh khoản dựa vào những chỉ số.

2.3.1.3 Sacombank đã xây dựng đƣợc một số hạn mức sản phẩm để phòng ngừa rủi ro trong hệ thống.

Việc thiết lập hạn mức nhằm phục vụ cho hai mục đích. Đối với những người thực hiện khuôn khổ này buộc họ phải thực hiện đúng theo khuôn khổ của ngân hàng, còn đối với nhà quản trị thanh khoản thì việc hoạt động theo các hạn mức là nền tảng để có những cái nhìn tổng quan về nhu cầu hay dự báo nhu cầu thanh khoản.

Việc xây dựng hạn mức giúp ngân hàng có thể kiểm soát được những rủi ro ban đầu. Vì bất kỳ một sản phẩm nào cũng có rủi ro nhất định và cần có những cơ chế đưa ra nhằm hạn chế rủi ro cũng như là ngân hàng xác định được sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Sacombank đã xác định khả năng hoặc sức chịu đựng của mình đối với từng sản phẩm theo thời kỳ. Như đã đưa ra được hạn mức của từng sản phẩm, hạn mức của khách hàng và hạn mức phán quyết nội bộ. Cụ thể như trong danh mục hạn mức sản phẩm, đối với từng khách hàng có một hạn mức riêng và để đảm bảo mức phán quyết trong quá trình hoạt động được đảm bảo thì hạn mức phán quyết đã được xây dựng.

2.3.1.4 Sacombank đã xây dựng đƣợc hệ thống báo cáo nhằm áp dụng và thực hiện theo đúng những chỉ số rủi ro theo quy định và quản trị nội bộ.

Báo cáo là công cụ quản trị nội bộ nhằm giảm rủi ro cũng như là đưa quyết định kịp thời trong hoạt động. Công tác phân tích và dự báo là một trong những hoạt động thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động ngân hàng dựa trên số liệu báo cáo hay những biến động về kinh tế và xã hội.

Hoạt động này được Sacombank rất chú trọng trong công tác quản trị. Sacombank đã xây dựng hệ thống chỉ số đo lường về rủi ro những chỉ số này bao gồm chỉ số theo quy định của NHNN và chỉ số theo quy định nội bộ. Tất cả chỉ số

này được báo cáo và phân tích. Tuy nhiên, tùy vào từng chỉ số trong từng thời kỳ mà được đưa vào phân tích kỹ hơn hoặc mức độ thường xuyên.

Việc giám sát các chỉ số rủi ro hàng ngày là cách thường xuyên trong quản trị nội bộ tại Sacombank nhằm tránh vi phạm theo quy định, dựa vào quá trình tăng hoặc giảm những chỉ số để đưa ra những kế hoạch điều chỉnh kinh doanh phù hợp. Cụ thể trong thời gian qua, NHNN đưa ra hàng loạt các biện pháp như giảm lãi suất huy động, giảm tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.

2.3.1.5 Sacombank đã chú trọng áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị

Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ hàng đầu trong quản trị rủi ro nói chung và thanh khoản nói riêng. Sacombank luông đưa ra những chính sách nhằm áp dụng hay đẩy mạnh công nghệ thông tin như đưa vào áp dụng chương trình Qlikview, xây dựng hệ thống Datawarehouse để áp dụng trong quản trị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vẫn là chính sách luôn được chú trọng cao tại Sacombank.

Đưa công nghệ thông tin vào quản trị và một phương pháp hiệu quả và chính xác khi đưa ra phân tích hay nhận định những chỉ số nào. Hiện Sacombank đang từng bước đẩy mạnh công nghệ thông tin vào công tác quản trị như là lập hệ thống số liệu tự động và giám sát từ xa.

Sacombank đã quan tâm và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản trị hiện Sacombank đang áp dụng hệ thống phần mềm Temenos T24 được được xếp hạn nhất từ năm 2004 đến năm 2009.

2.3.1.6 Sacombank đã đạt đƣợc những kết quả trong hoạt động kinh doanh ngày càng tăng nhƣng vẫn đảm bảo an toàn thanh khoản theo đúng quy định.

Mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị không phải là quản trị rủi ro mà là quản trị rủi ro nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng vốn hiệu quả. Để đánh giá chính sách quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả phải dựa vào hai tiêu chí là đảm bảo an toàn và kết quả kinh doanh. Dựa vào những chính sách và chiến lược về quản trị rủi ro nói chung và

thanh khoản nói riêng thì Sacombank đã có những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh:

Tổng tài sản

Hình 2.11: Biểu đồ tăng trường về tổng tài sản của Sacombank

Nguồn: Báo cáo tài chính và thường niên của Sacombank [30]

Tổng tài sản của Ngân hàng luôn biến động tăng rất mạnh qua từng năm, từ năm 2001 đến 2005 tăng bình quân khoảng 50% so với năm trước, đặc biệt trong năm 2007 tăng rất mạnh khoảng 156% tăng từ 24,764 tỷ đến 63,365 tỷ. Tuy nhiên vào năm 2008 chỉ tăng nhẹ là 6% do bị tác động bởi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Cho vay và huy động

Cho vay và huy động cũng tăng qua từng năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001 đến năm 2010 chỉ có năm 2008 cho vay giảm so với năm 2007 do sự tác động bởi khủng hoảng kinh tế và tình hình thanh khoản căng thẳng trong hệ thống ngân hàng trong năm 2008, các ngân hàng phải siết chặt tín dụng nhằm giảm rủi ro về thanh khoản.

Tương tự do tác động của cuộc khủng hoảng 2008, thì huy động chỉ tăng 7% trong khi những năm khác tăng trên 35%.

Hình 2.12: Biểu đồ tăng huy động và cho vay của Sacombank

Nguồn: Báo cáo tài chính và thường niên của Sacombank [30]

Lợi nhuận

Lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng đều qua hàng năm, lợi nhuận năm sau tăng gấp đôi so với năm trước trước và tăng đột biến trong năm 2007 tăng gấp ba lần so với năm 2006 từ 408 tỷ lên 1.280. Tuy nhiên, giảm đi một phần ba trong năm 2008 và tăng trở lại vào năm 2009 và 2010.

Nhìn chung qua sự phát triển của Sacombank là tương đối bền vững về quy mô và hiệu quả. Ngoại trừ bị tác động bởi cuộc khủng hoảng năm 2008 các chỉ tiêu đều bị giảm nhưng vẫn duy trì được lợi nhuận trong năm.

Hình 2.13: Biểu đồ tăng trưởng về tổng lợi nhuận của Sacombank

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank

Do quan điểm và nhận thức về quản trị rủi ro thanh khoản là khá mới nên chính sách về quản trị rủi ro thanh khoản vẫn còn những hạn chế nhất định:

2.3.2.1 Sacombank chƣa chú trọng đầu tƣ vào những chứng khoán có tính thanh khoản cao.

Dựa vào báo cáo tài chính của Sacombank năm 2010 thì trong danh mục đầu tư chứng khoán Sacombank hầu như không chú trọng đầu tư vào những chứng khoán có tính thanh khoản cao như chứng khoán chính phủ. Trong Danh mục đầu tư chỉ đầu tư vào những chứng khoán của TCTD và TCKT, đây là những loại chứng khoán kinh doanh và có hệ số rủi ro cao trong hoạt động và khả năng chuyển nhượng thấp hơn chứng khoán chính phủ.

Ngân hàng cần đưa ra lộ trình đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ đây là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào những loại trái phiếu này tuy hiệu quả không cao nhưng đây cũng là một công cụ nhằm tăng được tỷ lệ khả năng chi trả và tăng tính thanh khoản trong ngân hàng đặc biệt là trong những năm qua tình hình huy động vốn hết sức khó khăn. Với những chứng khoán này có thể giúp cho ngân hàng có thể chuyển đổi thành tiền nhanh hạn chế rủi ro thanh khoản.

2.3.2.2 Danh mục cho vay của Sacombank còn tập trung vào những lĩnh vực có hệ số rủi ro cao

Theo quy định tại Thông tư 13, quy định về tính tỷ lệ an toàn vốn, đối với những khoản cho vay với mục đích kinh doanh bất động sản và chứng khoán thì việc tính hệ số rủi ro bằng 250% đây là những khoản vay được xếp vào hệ số rủi ro cao nhất. Nếu tỷ lệ cho vay với mục đích kinh doanh BĐS và chứng khoán chiếm càng cao thì làm cho hệ số an toàn vốn của ngân hàng càng giảm.

Tuy nhiên, trong danh mục cho vay của Sacombank thì tỷ lệ này chiếm khoảng 7% trong danh mục tương đương khoảng 5.500 tỷ.

Bảng 2.23 Danh mục cho vay tại Sacombank tháng 11/2010.

Chỉ tiêu (tỷ đồng) (%)

THEO NGÀNH, MỤC ĐÍCH 78,416 100

SẢN XUẤT KINH DOANH 62,346 79.5

1 Đ Đ 3,583 4.6 2 Đầu tư khác (NX,MM...) (TDH) 9,182 11.7 3 KD sắt thép 8,047 10. 4 KD nhựa 1,456 1.9 5 KD vàng 3,427 4.4 6 KD xăng dầu 2,172 2.8 7 KD Thủy sản 1,566 2.0 8 KD Gỗ 1,084 1.4 9 KD Gạo 1,583 2.0 10 KD Thức ăn gia súc 1,155 1.5 11 KD Phân bón 1,093 1.4 12 Tiểu thương chợ 273 0.3 13 Chứng khoán (**) 1,030 1. 14 KD khác (%ngành) 26,695 34 TIÊU DÙNG 16,070 20.5 1 BĐS ti u d ng, trong đ 8,334 10.6

'+TD xây sửa mua cho thu BĐS 592 0.8

2 Mua ô tô 1,139 1.5

3 CBNV (tín chấp) 2,013 2.6

4 Thẻ tín dụng 277 0.4

5 TD khác (%/mục đích) 3,716 4.7

Nguồn: Danh mục cho vay của Sacombank 11/2010 [14]

Sacombank cần có chính sách điều chỉnh giảm tỷ lệ cho vay với mục đích

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)