Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra hoạt động tự đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 86)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra hoạt động tự đánh giá chất lượng

giáo dục theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Mục đích biện pháp:

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động TĐG của các trường THCS nhằm đánh giá khách quan, trung thực nhất về thực trạng thực hiện hoạt động TĐG của nhà trường. Đánh giá việc thực hiện TĐG đúng các bước theo các văn bản và phịng GDĐT hướng dẫn khơng? Kết quả đánh giá? Sau tự đánh các trường đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu và xây dựng kế hoạch cải tiến như thế nào?.

Nội dung biện pháp:

Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động TĐG ở các nội dung sau: 1. Kiểm tra các điều kiện của nhà trường thực hiện hoạt động TĐG. 2. Nhận thức của CBGV về cơng tác KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG. 3. Kiểm tra công tác tự tập huấn, triển khai hoạt động TĐG.

4. Hiểu biết của CBGV về kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện hoạt động TĐG. 5. Việc thực hiện quy trình TĐG của nhà trường bao gồm các hoạt động như thành lập Hội đồng TĐG, xây dựng kế hoạch TĐG, thu thập, xử lý, phân tích minh chứng… đến việc công bố báo cáo và thực hiện các hoạt động sau báo cáo.

6. Thời gian, địa điểm và cách thức thực hiện TĐG.

7. Đánh giá chất lượng thực hiện hoạt động TĐG bao gồm:

- Việc thành lập Hội đồng TĐG có đủ thành phần khơng? Năng lực của các thành viên trong Hội đồng TĐG?

- Kiểm tra các minh chứng đã được thu thập, xử lý và mã hóa có phù hợp với từng tiêu chí và điều kiện của nhà trường?

- Khả năng phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. - Chất lượng của phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo TĐG…

- Chất lượng kế hoạch cải tiến chất lượng và thực hiện kế hoạch sau đó.. - Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan tới hoạt động TĐG.

Từ những nội dung kiểm tra phòng GD&ĐT kết luận, đánh giá về những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những điểm cần phải phát huy, những điểm cần phải phấn đấu của nhà trường trong công tác TĐG. Đánh giá giúp CBQL, GV thấy rằng khi thực hiện TĐG sẽ có những lợi thế, ưu điểm để nâng cao uy tín, vị trí của nhà trường.

Cách thức thực hiện biện pháp:

Tiến hành kiểm tra hoạt động TĐG của các trường trung học có nhiều phương thức, cách thức. Kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra gián tiếp; có thể kiểm tra định kỳ có kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất; kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra tổng thể hoạt động TĐG của nhà trường.

Thứ nhất, tiến hành kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các trường.

Kiểm tra trực tiếp bằng cách cán bộ phụ trách công tác KĐCLGD của Sở GD&ĐT hoặc phòng GD&ĐT xuống các đơn vị kiểm tra, xem xét, hỗ trợ và tư vấn cho các nhà trường. Đây là cách kiểm tra hiệu quả nhất vì đánh giá được đúng thực trạng thực hiện TĐG của từng trường. Tuy nhiên, đối với TP Thái Nguyên có 37 trường THCS thì việc thực hiện tới cụ thể từng trường trong năm học sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu kiểm tra và trợ giúp từng trường sẽ không đủ thời gian. Việc kiểm tra trực tiếp có thể bằng hình thức u cầu Hiệu trưởng báo cáo tại cuộc họp giao ban thường kỳ hàng tháng, hàng năm với Phòng GD&ĐT.

Kiểm tra gián tiếp bằng việc yêu cầu các trường gửi báo cáo TĐG hoặc báo cáo thường kỳ lên Phòng GD&ĐT. Việc kiểm tra theo cách thức này tiết kiệm thời gian và nhân lực hơn tuy nhiên chỉ là việc kiểm tra sơ bộ và chất lượng kiểm tra khơng đảm bảo vì một số ít trường báo cáo TĐG mang tính hình thức.

Thứ hai, kiểm tra hoạt động TĐG có kế hoạch (có báo trước) hoặc kiểm

tra đột xuất. Khi tiến hành kiểm tra có kế hoạch thường dựa vào kế hoạch chung của phòng GDĐT đã xây dựng đầu năm học và kế hoạch hoạt động hàng tháng. Thực hiện kiểm tra theo hình thức này giúp các nhà trường chủ động tiến hành TĐG theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng của cơng tác này. Ngồi ra, có thể kiểm tra đột xuất hoạt động TĐG mà không báo trước.

Thứ ba, khi tiến hành kiểm tra TĐG các chun viên có thể kiểm tra sơ bộ

cơng tác sau đó thực hiện kiểm tra tổng thể. Kiểm tra sơ bộ chỉ đánh giá về những vấn đề cần quan tâm nhất, thông thường đánh giá về chất lượng của các minh chứng thu thập được, phiếu đánh giá tiêu chí, chất lượng báo cáo TĐG và việc xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sau TĐG. Việc kiểm tra hoàn chỉnh (Kiểm tra tổng thể) là hoạt động giúp các chuyên viên cũng như các nhà trường có đánh giá chính xác nhất về tất cả các khâu, quy trình tiến hành hoạt động TĐG.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện biện pháp có hiệu quả phịng GDĐT cũng như các nhà trường cần đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Phòng GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các trường tiến hành TĐG.

- Cán bộ kiểm tra hoạt động TĐG là những người có trình độ, chun môn, nghiệp vụ về công tác KĐCLGD.

- Các trường phải tiến hành hoạt động TĐG theo kế hoạch đề ra.

- Nhà trường phải hoàn thiện và gửi báo cáo TĐG về Phòng GD&ĐT đúng thời gian quy định.

- Hiệu trưởng các trường phải tham gia đầy đủ các Hội nghị giao ban do Phòng GD&ĐT tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 84 - 86)