Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý,

giáo viên trong hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS.

Mục đích biện pháp:

Xây dựng biện pháp nhằm nâng cao nhận thức sẽ giúp CBQL, GV có cái nhìn khách quan hơn, hiểu sâu hơn về mục đích, vai trò của công tác này đối với sự phát triển của nhà trường. Từ đó giúp CBGV, NV xác định đúng mục đích thực hiện KĐCLGD tại trường THCS, CBQL hiểu được tầm quan trọng của quản lý hoạt động KĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD.

Nội dung biện pháp:

Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho CBGV, NV thì CBQL đặc biệt là đồng chí Hiệu trưởng cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Triển khai các văn bản về cơng tác KĐCLGD tới tồn thể CBGV. Các văn bản bao gồm: Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia

đối với trường THCS; Công văn triển khai thực hiện KĐCLGD năm học 2018- 2019 của Sở GDĐT; Văn bản hướng dẫn hoạt động KĐCLGD của Phòng GDĐT TPTN; Kế hoạch thực hiện TĐG của nhà trường.

- Đánh giá, tìm hiểu mức độ nhận thức của CBGV trong nhà trường về mục đích, ý nghĩa, vai trị của hoạt động KĐCLGD và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ TĐG cho CBGV, tổ chức thực hiện tốt và có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- CBGV tham gia hoạt động TĐG cùng xây dựng kế hoạch TĐG. - Mời chuyên gia tư vấn về tư vấn hoạt động TĐG của nhà trường.

Cách thức thực hiện biện pháp:

- Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch và triển khai hướng dẫn thực hiện thực hiện công tác KĐCLGD.

- Hiệu trưởng triển khai các văn bản tới tồn thể CBGV, NV thơng qua họp Hội đồng sư phạm; gửi văn bản hướng dẫn tới từng GV, NV qua Email hoặc in tài liệu cho từng tổ, bộ phận. Đề nghị CBGV, NV cùng nghiên cứu, tìm hiểu những điểm mới, những vấn đề cần lưu tâm sau đó tiến hành trao đổi, thảo luận.

- Khảo sát mức độ nhận thức đối với CBGV: Đánh giá bằng cách trao đổi trực tiếp với CBGV, đánh giá bằng phiếu lấy ý kiến, mở hòm thư góp ý, có lãnh đạo thường trực giải đáp thắc mắc cho CBGV về hoạt động TĐG hoặc đánh giá trực tiếp khi tiến hành hoạt động TĐG. Việc khảo sát nhận thức đối với CBGV nên ở các mặt sau: Mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động TĐG đối với nhà trường; khảo sát về năng lực tham gia TĐG của từng CBGV; thái độ, trách nhiệm của CBQL đối với hoạt động TĐG; các nội dung cần thực hiện khi tiến hành TĐG; mức độ đạt được của nhà trường trong quy định KĐCLGD…Quá trình khảo sát đánh giá nhận thực của CBGV nên đi song hành với việc nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của CBGV khi tham gia hoạt động TĐG như: CBGV mong muốn gì khi tiên hành TĐG, thái độ, kỹ năng làm việc…

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGV về hoạt động TĐG. Kế hoạch nên tập trung bồi dưỡng cho CBGV những nội dung chủ yếu sau: Bồi dưỡng về các văn bản pháp lý trong cơng tác

KĐCLGD, quy trình TĐG, kỹ năng TĐG, cách lập hồ sơ công việc, cách thu thập, xử lý và phân tích minh chứng, cách viết phiếu đánh giá tiêu chí… Việc thực hiện kế hoạch phải được thực hiện trước khi thực hiện TĐG, thời gian tốt nhất là vào đầu tháng 8 hàng năm vì thời điểm đó học sinh chưa nhập học.

Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV để nâng cao nhận thức về hoạt động TĐG phải được tiến hành theo kế hoạch. Để đảm bảo vấn đề này, đồng chí Hiệu trưởng cần phải trực tiếp thực hiện bồi dưỡng cho CBGV, đảm bảo các điều kiện về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả. Sau khi bồi dưỡng cho CBGV Ban Giám hiệu tổng kết, nhận xét về hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng, từ đó điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp.

- Đề nghị toàn thể CBGV tham gia xây dựng kế hoạch TĐG, cùng được bàn bạc, thống nhất về cách thực thực hiện TĐG, các nguồn lực thực hiện, về thời gian, địa điểm,… khi tiến hành TĐG. Khi được tham gia vào xây dựng kế hoạch TĐG, CBGV sẽ hiểu rõ các bước tiến hành và điều kiện để hoàn thành TĐG nhanh và hiệu quả nhất.

- Để việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, GV có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh tiến hành xây dựng và thực hiện tự bồi dưỡng, các trường nên mời chuyên gia tư vấn về công tác KĐCLGD và bồi dưỡng cho CBGV. Chuyên gia tư vấn phải là người có năng lực, trình độ, chun mơn, nghiệp vụ về việc triển khai thực hiện công tác KĐCLGD và hoạt động TĐG. Chuyên gia tư vấn có thể là những CBGV đã có kinh nghiệm tham gia KĐCLGD; chuyên gia tư vấn cũng có thể là chuyên viên Phòng Kiểm định chất lượng hoặc chuyên viên của Sở GDĐT tham gia công tác KĐCLGD và chuyên gia nên mới tốt nhất đó chính là các chun viên của phòng GDĐT TP Thái Nguyên. Nội dung các chuyên viên tư vấn bồi dưỡng cho cho CBGV hướng về mục đích của hoạt động TĐG và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân trong nhà trường khi tiến hành TĐG.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này thì nhà trường cũng như các Hiệu trưởng cần phải đảm bảo những điều kiện sau:

Thứ nhất, Phòng GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng

dẫn thực hiện công tác KĐCLGD đối với các trường THCS.

Thứ hai, CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực sự quan tâm, có trách

nhiệm về công tác TĐG. Hiệu trưởng hiểu sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức thực hiện công tác TĐG để truyền đạt, hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc cho CBGV trong hoạt động TĐG. Hiệu trưởng chủ động tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức TĐG, bố trí, sắp xếp thời gian để phù hợp với các hoạt động của nhà trường để tránh chồng chéo với các hoạt động chuyên môn khác.

Thứ ba, CBGV tham gia vào hoạt động TĐG phải là những cán bộ có

tinh thần trách nhiệm.

Thứ tư,xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CBGV về hoạt động TĐG phải

phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, đảm bảo về cơ sở vật chất, nhân lực và điều kiện tài chính.

Thứ năm, chuyên gia tư vấn phải là người có đủ năng lực, kinh nghiệm

và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 80)