Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo

dục trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KĐCLGD bao gồm nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, đối với các trường THCS, CBQL có nhiều cơng việc phải giải quyết chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt động KĐCLGD, kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện KĐCLGD của CBGV còn hạn chế.

Thứ nhất, nhận thức của một số CBQL chủ yếu ở đây là Hiệu trưởng các trường THCS về tầm quan trọng của hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường THCS chưa đầy đủ. Do đó, một số trường cịn bị động trong việc thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành xây dựng kế hoạch TĐG, phân công nhiệm vụ và thực hiện TĐG của Hiệu trưởng ở một số trường cịn mang tính hình thức, chưa sát với u cầu của cơng tác KĐCLGD.

Thứ hai, một số CBQL chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động KĐCLGD, chưa sắp xếp được thời gian nghiên cứu tài liệu và đầu tư cho hoạt động KĐCLGD, thiếu kinh nghiệm tổ chức hoạt động KĐCLGD tại nhà trường, một số thành viên đoàn đánh giá ngoài còn hiểu chưa thật kĩ quy trình, kia năng và tiêu chuẩn đánh giá. Phòng GDĐT cũng chưa dành được nhiều thời gian hỗ trợ các nhà trường đặc biệt là các Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động này có hiệu quả, công tác tham mưu cơ sở vật chất cho các nhà trường chưa đồng bộ, thiếu tập chung dẫn đến không đáp ứng được công tác KĐCLGD.

Thứ ba, nhà quản lý phải mất nhiều thời gian, công sức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các thành viên khi thực hiện KĐCLGD. Lý giải nguyên nhân này được biết hoạt động KĐCLGD đối với một số CBQL, GV vẫn còn rất mới mẻ; một số CBQL, GV hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu kí năng, kí thuật thực hiện công tác KĐCLGD.

Thưa tư, chưa ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lí hoạt động KĐCLGD cho tồn ngành giáo dục, hiện nay đã có một số doanh nghiệp như Tạp đồn viễn thơng Viettel đã xây dựng phần mềm quản lí hoạt động

KĐCLGD tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả và chưa được thực hiện một cách bài bản.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Quản lý hoạt động TĐG đối với phòng GDĐT và các CBQL là một chuỗi những hoạt động bao gồm xây dựng kế hoạch hướng dẫn TĐG (hướng dẫn xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành hoạt động TĐG…), tư vấn cho các CSGD trong quá trình thực hiện TĐG, kiểm tra kết quả hoạt động TĐG của các nhà trường… Khi tiến hành những nội dung này có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý như hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, chế độ chính sách ưu tiên cho hoạt động TĐG và công tác bồi dưỡng thực hiện TĐG dành cho các CSGD.

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TĐG. Để đáp ứng được với yêu cầu xã hội, từ năm 2011 cho tới nay, Bộ GDĐT đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trường THCS phù hợp với từng thời điểm. Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009; Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Năm 2018 Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS (Thông tư này thay thế các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường trung học tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và thay thế Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia).

Thứ hai, hoạt động KĐCLGD tại các trường THCS đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp như Bộ GDĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Thái

Nguyên, Sở GDĐT, UBND TP Thái Nguyên, Phòng GDĐT TP Thái Nguyên. Sự quan tâm này được thể hiện ở việc các cấp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ KĐCLGD, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hỗ trợ cho cơng tác KĐCLGD. Tuy nhiên, chưa có sự tham vấn nhiều về hoạt động KĐCLGD cho các nhà trường, chưa có các biện pháp thúc đẩy các nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KĐCLGD; Cơ sở vật chất chưa được đồng đều; Nguồn kinh phí dành cho hoạt động KĐCLGD chưa được hướng dẫn và sử dụng chặt chẽ.

Thứ ba, công tác bồi dưỡng CBQL về quản lý hoạt động KĐCLGD chưa được triển khai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả quản lý KĐCLGD chưa đạt yêu cầu đề ra.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện quản lý hoạt động KĐCLGD này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục và chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD phòng GDĐT.

Việc nghiên cứu lý luận về quản lý và thực hiện hoạt động KĐCLGD bao gồm nghiên cứu các văn bản pháp quy như Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học và các văn bản hướng dẫn, những khái niệm, quan điểm cơ bản về giáo dục, chất lượng giáo dục, nội dung, quy trình thực hiện hoạt động KĐCLGD …

Quản lý hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường THCS được xây dựng trên cơ sở hướng tới mục tiêu, ý nghĩa chung của hoạt động KĐCLGD. Chất lượng quản lý hoạt động KĐCLGD bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quản và chủ quan.

Nghiên cứu lý luận chính là cơ sở để tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)