Bản kế hoạch tổ chức cuộc thi trong dạy học Sinh học 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 53)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Bản kế hoạch tổ chức cuộc thi trong dạy học Sinh học 10

Dựa trên quy trình trên và nội dung dạy học Sinh học 10, chúng tôi đã thiết kế và tổ chức được 3 cuộc thi trong dạy học Sinh học 10 cho HS Trường THPT Phủ Thông. Dưới đây là minh họa cho các giáo án:

2.3.2.1. Kế hoạch tổ chức cuộc thi trong dạy học phần một “Giới thiệu chung về thế giới sống”

Tên chủ đề cuộc thi: Sự sống bắt đầu từ đâu?

Lý do lựa chọn cuộc thi:

- Bổ sung phương pháp dạy học bộ môn Sinh học nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú và có hiệu quả;

- Tên chủ đề cuộc thi phản ánh được tính gần gũi của kiến thức Sinh học trong đời sống thực tiễn.

1/ Mục tiêu: Sau khi tham gia cuộc thi, HS sẽ:

a/ Về kiến thức:

- Củng cố kiến thức về những đặc điểm chung của thế giới sống;

- Đặc điểm của sinh vật ở 5 giới (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật).

b/ Về kĩ năng: Rèn luyện được các kỹ năng như phân tích, đánh giá, giao

tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, phản ứng nhanh, sử dụng công nghệ để khai thác, xử lý thông tin,…

c/ Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn về các cấp cơ bản của tổ chức sống, đặc điểm các nhóm sinh vật trong từng giới sinh vật;

- Có ý thức tích cực trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh vật, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong sinh quyển.

2/ Chuẩn bị:

- Các phương tiện học tập như máy tính, máy chiếu, loa, micro, giấy, bút…; - Địa điểm: lớp học;

- Thời gian tổ chức: 2 tiết học (trong tháng 9);

- Phân công công việc cụ thể cho các thành phần tham gia.

3/ Tiến trình cuộc thi

a/ Mở đầu:

- Dẫn chương trình (MC) - HS

- Giới thiệu lí do tổ chức cuộc thi, các thành phần tham dự, 3 đội thi và các phần của cuộc thi;

- Ban tổ chức chiếu video về hình ảnh các cấp tổ chức của thế giới sống. Học sinh theo dõi và cho biết video có nội dung gì? Từ đó, giới thiệu chủ đề của cuộc thi.

b/ Phần thi chính:

* Vòng thi: Thời trang tái chế: Nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; phát huy tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân và của nhóm HS.

Thể lệ:

- Mỗi đội thi chuẩn bị bộ trang phục từ vật liệu tái chế, trình diễn trên nền nhạc

tự chọn, một thành viên đại diện cho đội thuyết trình về các sản phẩm của đội. - Thời gian không quá 5 phút, nếu quá cứ 10 giây trừ 5 điểm.

- Tổng điểm là 50 điểm, bao gồm các tiêu chí:

+ Trang phục biểu diễn sáng tạo, độc đáo (10 điểm); + Người trình diễn tự tin (10 điểm);

+ Sản phẩm có ý nghĩa, phù hợp (20 điểm);

+ Thuyết trình lưu loát, tự tin, có sức thuyết phục cao (10 điểm).

* Vòng thi: Tài năng Sinh học:

- Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức về thế giới sống.

- Gồm 3 nội dung thi ứng với 3 phần: Phần 1, phần 2, phần 3.

+ Phần 1 “Khởi động” (điểm tối đa là 100 điểm):

Thể lệ: Mỗi đội thi trả lời nhanh 6 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra trong vòng 60

giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Câu hỏi cho phần 1: Nội

dung Đội 1 Đội 2 Đội 3

Giới thiệu chung về thế giới sống 1. Động vật nguyên sinh thuộc giới sinh vật nào?

1. Tảo đơn bào thuộc giới sinh vật nào?

1. Vi khuẩn thuộc giới sinh vật nào?

2. Kiểu dinh dưỡng của động vật là gì?

2. Kiểu dinh dưỡng của nấm là gì?

2. Kiểu dinh dưỡng của thực vật là gì? 3. Kể tên 5 cấp tổ chức sống cơ bản? 3. Theo Whittaker và Margulis, sinh vật được chia thành những giới nào? 3. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống là gì? 4. Nấm nhầy thuộc giới sinh vật nào?

4. Tảo thuộc giới nguyên sinh đúng hay sai?

4. Động vật nguyên sinh thuộc tế bào nhân sơ hay nhân thực? 5. Giới sinh vật nào

có vai trò điều hòa khí hậu, hạn chế sói mòn….?

5. Sinh vật có kích thước nhỏ bé (khoảng 1-5) thuộc giới nào?

5. Ngành Thân lỗ, Thân mềm thuộc giới sinh vật nào? 6. Thế nào là nguyên tắc thứ bậc của tổ chức sống? 6. Thế nào là hệ thống mở và tự điểu chỉnh của tổ chức sống? 6. Vì sao thế giới sống lien tục tiến hóa?

+ Phần 2 “Tiếp sức” (điểm tối đa là 90 điểm)

Thể lệ: Có 9 từ hàng ngang - cũng chính là 9 từ gợi ý liên quan đến từ khóa mà các đội phải tìm; Mỗi đội được quyền lựa chọn lần lượt từ hàng ngang (tối đa 3 lượt, mỗi lượt được chọn 1 hàng, đến khi có đội ra tín hiệu trả lời từ chìa khoá sẽ dừng chọn).

MC đọc câu hỏi gợi ý. Cả 3 đội cùng viết câu trả lời vào bảng trong vòng 15 giây. Trả lời đúng mỗi hàng ngang sẽ được 10 điểm và được quyền mở 1 góc của hình ảnh.

Các đội có thể đưa ra từ khóa bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ khóa sau câu trả lời của 1 hàng ngang (được chọn đầu tiên) sẽ được 90 điểm, sau hàng thứ 2được 80 điểm, sau hàng thứ 3được 70 điểm, sau hàng thứ tư được 60 điểm, sau hàng thứ 5 được 50 điểm, sau hàng thứ 6 được 40 điểm, sau hàng thứ 7 được 30 điểm, sau hàng thứ 8 được 20 điểm, hàng thứ 9 được 10 điểm, sau câu gợi ý về từ khóa được 5 điểm. Nếu trả lời sai từ khóa sẽ bị loại khỏi phần chơi.

Câu hỏi cho phần 2:

Hàng Câu hỏi Trả lời

1 Một hệ thống sống tương đối hoàn chỉnh gồm Quần xã sinh vật và Sinh cảnh gọi là gì?

HỆ SINH THÁI

2 Tên khoa học của giới nấm FUNGI

3 Địa y thuộc giới nào trong các giới sinh vật? GIỚI NẤM 4 Trùng biến hình thuộc giới nào trong các giới sinh vật? NGUYÊN

SINH 5 Một nhóm cá thể cùng loài, sống cùng nhau trải qua

thời gian nhất định gọi là gì?

QUẦN THỂ 6 Tập hợp nhiều quần thể khác loài gọi là? QUẦN XÃ 7 Đơn vị cơ bản của vật chất và xác định cấu trúc của

các nguyên tố gọi là gì?

NGUYÊN TỬ 8 Dòng Rêu thuộc giới thực vật là thể giao tử hay thể bào

tử chiếm ưu thế?

THỂ GIAO TỬ 9 Loài nấm nào không thuộc giới nấm mà thuộc giới

nguyên sinh?

NẤM NHẦY Từ

khóa

Đây là hệ sinh thái lớn nhất. SINH

BẢNG Ô CHỮ: TÌM TỪ KHÓA 1 H E S I N H T H A I 2 F U N G I 3 G I O I N A M 4 N G U Y E N S I N H 5 Q U A N T H E 6 Q U A N X A 7 N G U Y E N T U 8 T H E G I A O T U 9 N A M N H A Y

10 Từ khóa: SINH QUYỂN

+ Phần 3 “Về đích” (điểm tối đa tùy thuộc vào việc lựa chọn gói câu hỏi và trả

lời câu hỏi của đội bạn)

Thể lệ:

- Mỗi đội được lựa chọn 1 trong 2 gói câu hỏi: 40, 60, điểm; Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi là 10 giây; Với mỗi câu trả lời đúng đội thi sẽ ghi được số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai thì 2 đội còn lại có quyền trả lời câu hỏi, trả lời đúng sẽ giành được điểm (đội đang lựa chọn sẽ bị trừ số điểm ứng với số điểm của câu hỏi đó), trả lời sai sẽ bị trừ đi nửa số điểm của câu hỏi;

- Mỗi đội được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần, trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng sẽ được gấp đôi số điểm của câu hỏi, trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm của câu đó.

Gói 40 điểm:

Điểm Gói 1 Gói 2 Gói 3

20đ 1. Quần thể sinh vật là gì? 1. Cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào? 1. Quần xã sinh vật là gì? 20đ 2. Cho ví dụ về 1 quần thể thực vật và 1 quần thể động vật? 2. Cho 1 ví dụ về quần xã sinh vật. 2. Cho một ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật?

Gói 60 điểm:

Điểm Gói 1 Gói 2 Gói 3

30đ 1.Hai cây thông trồng gần nhau có hiện tượng liền rễ. Đó là mối quan hệ gì trong quần thể sinh vật?

1. Bạn vừa mua 100 con cá chép thả vào 1 cái ao nuôi, tại thời điểm đó có được coi là quần thể cá chép không? Nếu không thì có thể gọi là gì?

1. Cả đàn chó sói cùng cắn, xé 1 con mồi gọi là mối quan hệ gì trong quần thể?

30đ 2. Cỏ-> Thỏ-> Cáo- >Đại bàng -> VSV. Chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào là sv tiêu thụ bậc 2?

2. Cây thông -> Xén tóc -> Chim gõ kiến - > Đại bàng -> VSV Chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?

2. Cây ngô -> Sâu ăn ngô -> Chim -> Rắn -> VSV

Chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào là sinh vật phân giải?

* Phần chơi dành cho khán giả: Tam sao thất bản

MC chọn ngẫu nhiên 10 khán giả chia thành 2 đội, mỗi đội xếp thành hàng dọc.

Mỗi đội có thời gian 60 giây thực hiện: cử 1 thành viên bốc thăm câu hỏi hoặc hình ảnh hoặc 1 nội dung kiến thức liên quando Ban tổ chức đưa ra; Thành viên này diễn đạt câu hỏi hoặc hình ảnh hoặc 1 nội dung kiến thức liên quan đó bằng cách viết, vẽ hình hoặc kí hiệu cho thành viên tiếp theo xem, thành viên tiếp theo viết hoặc vẽ lại dựa theo những gì nhìn thấy được. Cứ như vậy đến người cuối cùng của đội thi phải trả lời được câu hỏi đó.Trong quá trình chơi các thành viên không được nói chuyện với nhau.

c/ Tổng kết: Thư ký tổng hợp điểm, Ban tổ chức công bố điểm của các đội

4/ Đánh giá hoạt động

a/ Đánh giá thái độ tích cực, hào hứng của HS trong quá trình chuẩn bị và

tham gia cuộc thi. Ban tổ chức chuẩn bị hình cây yêu thương và những mảnh giấy màu, phát cho HS để HS ghi cảm nhận về buổi hoạt động và dán lên cây yêu thương.

b/ Đánh giá thông qua từng phần thi: Ở mỗi phần thi, ban giám khảo đã

chấm kết quả của các đội vào phiếu chấm với những tiêu chí cụ thể.

c/ Đánh giá thông qua bài thu hoạch của học sinh: Tất cả HS đều được yêu cầu về nhà viết bài thu hoạch và nộp cho GV vào giờ Sinh học của tuần kế tiếp với nội dung:

1/ Tóm tắt tiến trình cuộc thi;

2/ Mô tả đặc điểm của bệnh tiểu đường (nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và cách phòng tránh).

d/ Nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức tổ chức cuộc thi: Ban tổ chức

tự nhận xét, đánh giá. GV bộ môn nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

2.3.2.2. Kế hoạch tổ chức cuộc thi trong dạy học chương “Thành phần hóa học của tế bào” - phần Sinh học tế bào

Tên chủ đề cuộc thi: Sinh học quanh ta

Lý do lựa chọn cuộc thi:

- Bổ sung phương pháp dạy học bộ môn Sinh học nhằm tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú và có hiệu quả;

- Tên chủ đề cuộc thi phản ánh được tính gần gũi, thiết thực của kiến thức Sinh học trong đời sống thực tiễn.

1/ Mục tiêu: Sau khi tham gia cuộc thi, HS sẽ:

a/ Về kiến thức:

- Trình bày được các thành phần hóa học trong tế bào và vai trò của chúng; - Nhận biết được một số bệnh như tiểu đường, béo phì, tim mạch,...

b/ Về kĩ năng: Rèn luyện được các kỹ năng như quan sát, phân tích, đánh

giá, giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, phản ứng nhanh, sử dụng công nghệ để khai thác, xử lý thông tin,…

c/ Về thái độ:

- Nhận thức đúng đắn về vai trò của các thành phần hóa học của tế bào; - Có ý thức tích cực trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và tuyên truyền những người xung quanh về việc sử dụng lương thực, thực phẩm có hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe.

2/ Chuẩn bị:

- Các phương tiện học tập như máy tính, máy chiếu, loa, micro, giấy, bút…; - Địa điểm: lớp học;

- Thời gian tổ chức: 3 tiết học (trong tháng 10);

- Phân công công việc cụ thể cho các thành phần tham gia.

3/ Tiến trình cuộc thi

a/ Mở đầu:

- Dẫn chương trình (MC) - HS

- Giới thiệu lí do tổ chức cuộc thi, các thành phần tham dự, 3 đội thi và các phần của cuộc thi;

- Ban tổ chức chiếu video về thành phần hóa học của tế bào. Học sinh theo dõi và cho biết video có nội dung gì? Từ đó, giới thiệu chủ đề của cuộc thi.

b/ Phần thi chính

* Vòng thi: Dạ hội Sinh học: Nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ, chăm sóc, phục hổi nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh; phát huy tối đa khả năng sáng tạo của cá nhân và của nhóm HS.

- Thể lệ: Mỗi đội thi chuẩn bị bộ trang phục từ nguồn tài nguyên tái sinh, trình diễn trên nền nhạc tự chọn, một thành viên đại diện cho đội thuyết trình về các sản phẩm của đội. Thời gian không quá 5 phút, nếu quá cứ 10 giây trừ 5 điểm.

- Tổng điểm là 50 điểm, bao gồm các tiêu chí:

+ Trang phục biểu diễn sáng tạo, độc đáo (10 điểm); + Người trình diễn tự tin (10 điểm);

+ Sản phẩm có ý nghĩa, phù hợp (20 điểm);

+ Thuyết trình lưu loát, tự tin, có sức thuyết phục cao (10 điểm).

* Vòng thi: Tài năng sinh học: Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức về thế giới sống và các thành phần hóa học trong tế bào.

+ Tiến hành: Gồm 3 nội dung thi ứng với 3 phần: Phần 1, phần 2, phần 3. - Phần 1 “Xuất phát” (điểm tối đa là 100 điểm): Thể lệ: Mỗi đội thi trả lời

nhanh 5 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra trong vòng 50 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Câu hỏi cho phần 1: Nội

dung Đội 1 Đội 2 Đội 3

Thành phần hóa học của tế bào 1. Protein có mấy bậc cấu trúc?

1. Axit nucleic được chia làm mấy loại?

1.Cacbohydrat (đường) có mấy loại?

2. Nêu tên các thành phần cấu tạo của nucleotide.

2. Nêu tên các thành phần cấu tạo của axitamin.

2. Đường saccarozo được cấu tạo từ? những loại đường đơn nào 3. Có mấy loại

nucleotid?

3. Loại đường nào tham gia vào thành phần cấu tạo của thành tế bào nấm?

3. Loại lipit nào có vai trò quan trọng trong cấu tạo màng sinh chất của các tế bào người và động vật? 4. What is the monomer of nucleic acids? 4. What is the monomer of protein? 4. What is the monomer of polysaccharide? 5. Khi ăn thức ăn

chứa nhiều mỡ động vật, chúng ta có nguy cơ mắc phải bệnh gì?

5. Khi ăn thức ăn chứa nhiều đường, chúng ta có nguy cơ cao mắc phải bệnh gì?

5. Hiện nay, thường dựa vào đâu để giám định pháp y hay xác định các mối quan hệ huyết thống?

- Phần 2 “Tăng tốc” (điểm tối đa là 90 điểm)

Thể lệ: Có 4 từ hàng ngang - cũng chính là 4 từ gợi ý liên quan đến từ khóa mà các đội phải tìm; Mỗi đội được quyền lựa chọn 1 từ hàng ngang. MC đọc câu hỏi gợi ý. Cả 3 đội cùng viết câu trả lời vào bảng trong vòng 15 giây. Trả lời đúng mỗi hàng ngang sẽ được 10 điểm và được quyền mở 1 góc của hình ảnh.

Các đội có thể đưa ra từ khóa bất cứ lúc nào. Trả lời đúng từ khóa từ sau hình đầu tiên được 80 điểm, sau hình thứ 2 được 60 điểm, sau hình thứ 3 được 40 điểm, sau hình thứ tư được 20 điểm. Nếu trả lời sai từ khóa sẽ bị loại khỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 53)