Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 40)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.9. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, HĐGD bao gồm hoạt động dạy học và HĐTN, theo đó, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập và HĐTN.

HĐTN dành cho tất cả HS từ lớp 1 đến lớp 12, giúp HS vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

Bên cạnh việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục, HĐTN còn tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS: tổ chức hoạt động, tổ chức và quản lý cuộc sống, tự nhận thức và tích cực hoá bản thân, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTN tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống,... Thông qua HĐTN, HS được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các dự án học tập, các hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động, các loại hình câu lạc bộ

khác nhau,... Bằng HĐTN của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi HS cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTN được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. HS sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú,... và được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hoá và tự chọn cao. HS được trải nghiệm với các ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.

Ngoài HĐTN được nêu trên, trong từng môn học cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các HĐTN phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học.

*Những khó khăn của hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông

HĐTN thực sự có tính tích cực trong giáo dục phổ thông, là chất xúc tác để HS nắm kiến thức chắc hơn và có thể tự mình thu nhận được tri thức. Tuy nhiên, hiện nay, số trường phổ thông thực hiện được hoạt động này còn rất ít, là do có những khó khăn:

Một trong những khó khăn khi thực hiện HĐTN là cần nhiều thời gian để HS được đến các địa điểm, được giao nhiệm vụ từ trước. Trong khi đó, số môn học còn nhiều, nội dung chương trình còn nặng. Do đó, muốn tổ chức HĐTN này thì không thể tổ chức được ở tất cả các tiết học mà chỉ có thể chọn một số chủ đề khả thi.

Khó khăn nữa là đối với những trường tổ chức HĐTN, việc thực hiện theo kiểu vừa làm vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm. Chính vì vậy, mong muốn của

các nhà trường là có tài liệu hướng dẫn tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, GV nhận thức đúng về tổ chức HĐTN; tổ chức trao đổi kinh nghiệm để các trường làm tốt HĐTN chia sẻ nhằm nhân rộng mô hình này.

Ngoài những khó khăn trên, còn có khó khăn từ phía phụ huynh. Không ít phụ huynh chưa hiểu đúng về học tập trải nghiệm, họ nghĩ con đã đi học là vở phải có nội dung ghi theo các đề mục và phải viết kín trang giấy. Còn với GV, vì HĐTN đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian nên không phải thầy, cô nào cũng mặn mà [9].

* Định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm

Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS thì phải đặt HS vào bối cảnh thực tiễn. Cho nên khi GV giao nhiệm vụ cho HS cũng phải là các nhiệm vụ gắn với thực tiễn. Khi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS GV cần thu được các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, phân tích các thông tin đó để tìm ra những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó kết luận về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề và điều chỉnh cho phù hợp để giúp HS phát triển năng lực ở mức độ cao hơn.

Phương pháp đánh giá

Đánh giá theo tiêu chí: người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cáo thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với tiêu chí đề ra.

Công cụ thu nhận thông tin

Thu nhận thông tin HS thông qua câu hỏi, phiếu điều tra, phiếu học tập, phỏng vấn, quan sát, nhiệm vụ, hồ sơ lớp học.

Công cụ đánh giá phát triển năng lực: bảng đánh giá các tiêu chí chất lượng của hành vi của năng lực giải quyết vấn đề, phiếu học tập, hồ sơ học tập, ghi chép các quan sát, đánh giá…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 40)