Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sinh học 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sinh học 10

Là chương trình đầu cấp THPT nên SGK đã có bài khái quát hóa các kiến thức về Sinh học đã học ở cấp THCS, vừa có tính ôn tập, củng cố kiến thức, vừa là cơ sở để HS dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới của cấp THPT. Các kiến thức lớp 10 là cơ sở cho các kiến thức của lớp 11, 12 về các cấp độ tổ chức cao hơn.

Sinh học 10 chủ yếu đề cập đến Sinh học tế bào nhưng có phần Sinh học vi sinh vật. Thực chất, sinh học vi sinh vật cũng là sinh học tế bào vì vi sinh vật chủ yếu tồn tại dưới dạng đơn bào. Đồng thời, vi sinh vật là những cơ thể nên có thể nói SGK sinh học 10 đã đề cập đến cấp độ cơ thể nguyên thủy là các cơ thể đơn bào, vì vậy cần giới thiệu chúng như những cơ thể, tức là tương đương với cơ thể thực vật và động vật sẽ được học ở lớp 11.

Chương trình sinh học 10 gồm có 3 phần: Phần một - Giới thiệu chung về thế giới sống; Phần hai - Sinh học tế bào; Phần ba - Sinh học vi sinh vật.

Phần một - Giới thiệu chung về thế giới sống: trình bày về các cấp tổ

chức của thế giới sống; hệ thống năm giới sinh vật theo quan điểm của Whittaker và Margulis; Sơ đồ phát sinh giới thực vật và động vật; đa dạng của thế giới sinh vật.

Phần hai - Sinh học tế bào: gồm 4 chương, với 19 bài

+ Chương I. Thành phần hóa học của tế bào: Gồm 4 bài, giới thiệu về các nguyên tố hóa học, nước, cacbohydrat, lipit, protein và axit nucleic.

+ Chương II. Cấu trúc của tế bào: Gồm 6 bài, giới thiệu về tế bào nhân

sơ, tế bào nhân thực, hoạt động vận chuyển các chất qua màng tế bào và thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

+ Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào: Gồm 5 bài, giới thiệu khái quát về năng lượng, chuyển hóa vật chất, enzim, vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất, hô hấp tế bào, quang hợp, thực hành một số thí nghiệm về enzim.

+ Chương IV. Phân bào: Gồm 3 bài, giới thiệu về chu kì tế bào, nguyên phân,

giảm phân, thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. Cuối cùng, là một bài ôn tập phần sinh học tế bào.

Phần ba - Sinh học vi sinh vật Gồm 3 chương với 12 bài

+ Chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở VSV: Gồm 3 bài, Chương này đề cập đến các kiểu dinh dưỡng và chuyển hoá vật chất rất đa dạng ở VSV thông qua các quá trình phân giải và tổng hợp các chất, đồng thời cũng nêu lên vai trò của VSV và những ứng dụng của chúng ngoài tự nhiên cũng như đối với đời sống con người.

+ Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của VSV: Gồm 4 bài, Chương này

nói tới sự sinh trưởng của VSV theo cấp số mũ, qui luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục, cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV và các hình thức sinh sản ở VSV.

+ Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm

Gồm 5 bài, Chương này đề cập tới các dạng virut, sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và mối quan hệ của nó với các sinh vật khác. Đồng thời cũng nói đến các phương thức truyền bệnh của virut, các ứng dụng của virut trong thực tiễn. Cuối cùng là giới thiệu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

Cuối phần III có bài ôn tập về các kiến thức VSV. Cuối mỗi chương đều có các bài thực hành nhằm minh hoạ, củng cố hay phát triển nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 49)