Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kết quả điều tra

* Thực trạng tổ chức DHTN ở trường THPT Phủ Thông

- Những phương pháp dạy học được sử dụng khi dạy học sinh học ở trường phổ thông đa phần là hỏi - đáp, diễn giảng - minh họa,…

Kết quả điều tra cho thấy:

- 98% GV đều nhận thấy phải quan tâm hình thành cả 3 phẩm chất: kĩ năng - kiến thức - thái độ ở học sinh. Chỉ có 2% GV đặt kiến thức là phẩm chất quan trọng nhất.

- 100% GV, trong quá trình lên lớp với học sinh, cho rằng có thể rèn luyện ở các em các năng lực: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy logic, giao tiếp, hợp tác, công nghệ thông tin, ngôn ngữ, tính toán, tham gia và tổ chức hoạt động nhóm

- Trong quá trình tổ chức dạy học Sinh học ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình hỏi đáp

chiếm 94.44 %, diễn giảng - minh họa chiếm 88,89 %. Các phương pháp dạy học tích cực như dạy học giải quyết vấn đề, DHTN được GV sử dụng ít hơn.

- Đa phần các thầy cô đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy học qua các hoạt động trải nghiệm nhưng còn có sự e dè, ngại thay đổi, sợ làm mới mình và bài học.GV đánh giá cao tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động DHTN. Số GV đánh giá vấn đề tổ chức DHTN là vấn đề quan trọng, rất quan trọng chiếm 77,78 %.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các hoạt động DHTN, GV còn gặp phải những khó khăn sau:

- Không có đủ thời gian để thiết kế các hoạt động

- Chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - Tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị

- Chưa nắm rõ quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm

- Khả năng thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm còn hạn chế

Trong quá trình tổ chức DHTN, đa số GV gặp rất nhiều khó khăn: 88.89% GV cho rằng việc tổ chức DHTN tốn rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, 77.78% GV cho rằng khả năng thiết kế các hoạt động DHTN còn hạn chế. Chiếm tỉ lệ ít hơn GV gặp khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động DHTN trong vấn đề thời gian chuẩn bị hoạt động dạy học, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng, chưa nắm rõ quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm.

- Để đánh giá quá trình học tập của học sinh, 87% GV sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan, 98% GV sử dụng kết hợp bài tập trắc nghiệm và tự luận, phiếu theo dõi quá trình học. Chỉ có 11% GV ngoài việc đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra còn phát phiếu để các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.Qua đây, các em được chủ động nhìn nhận lại chính mình và các bạn học của mình.Từ đó, cả GV và HS có sự nhận xét và đánh giá khách quan, chính xác nhất.

- 100% GV đều cho rằng khi sử dụng các hoạt động trải nghiệm phải căn cứ vào đơn vị kiến thức phù hợp, tình hình cơ sở vật chất và năng lực của học sinh.

- Thực trạng tham gia hoạt động học tập trải nghiệm của HS

Về phía HS, quá trình điều tra cho thấy: Quá trình học tập trên lớp của HS còn khá nặng nề, không gây được hứng thú học tập cho HS. Nhiều HS còn thụ động trong quá trình học, lười suy nghĩ, lười hoạt động, không tập trung vào bài giảng, không hiểu vấn đề được đưa ra trong bài học.10% học sinh đã có ý thức tự tìm hiểu kiến thức bài học trên Internet.

Do vậy khi điều tra thái độ của HS đối với các hoạt động DHTN tôi thấy 98 % HS có thái độ rất hứng thú và có mong muốn được tiếp nhận kiến thức với phương pháp dạy học này.

Phương pháp DHTN mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình học tập của HS. HS sẽ có sự hứng thú, đam mê trong quá trình học bộ môn sinh học, phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học, hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn, tăng cường sự hợp tác, phối hợp của HS trong quá trình học.

* Kết luận rút ra từ khảo sát:

- Đa số GV đã có những hiểu biết nhất định về phương pháp, quy trình, hình thức tổ các hoạt động DHTN nhưng còn gặp phải nhiều khó khăn.

- Việc tổ chức các hoạt động DHTN còn khá mới mẻ đối với GV nên muốn áp dụng thành công phương pháp này cần có sự bồi dưỡng cả về lí luận và kĩ năng cho GV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về dạy học trải nghiệm, chúng tôi đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như sau:khái niệm, bản chất, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức, vai trò và phương pháp tổ chức HĐTN ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó, chúng tôi thiết kế các nội dung khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS Trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Các cơ sở lí luận và thực tiễn trên sẽ giúp tôi vận dụng để xây dựng tài liệu và tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh THPT với môn Sinh học 10.

Chương 2

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHỦ THÔNG TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 47)