Đặc điểm của cuộc thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 40 - 42)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Đặc điểm của cuộc thi

Cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Cuộc thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức cuộc thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức HĐTN.

Mục đích tổ chức cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.

Cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, cuộc thi học tập, cuộc thi thời trang,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của cuộc thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức cuộc thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.

Trong dạy học Sinh học, có thể tổ chức một số cuộc thi để củng cố nội dung chương trình như thi kĩ năng thực hành, thi sử dụng kính hiển vi; thi sáng tạo phương tiện học tập sinh học; thi giải thích tranh câm về sinh học; thi câu đố sinh học và câu hỏi thông minh dưới dạng hái hoa dân chủ; thi giải các bài toán di truyền, thi thời trang thân thiện với môi trường…

Cuộc thi có thể tổ chức vào giữa kỳ hoặc cuối học kỳ, theo khối hoặc theo lớp. Tuy nhiên, cũng có thể tổ chức trong giờ học, cho từng lớp. Nên chuẩn bị phần thưởng và những quy chế rõ ràng cho cuộc thi.

Có thể tổ chức cuộc thi theo các bước như sau:

* Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức và thể lệ cuộc thi

- Kế hoạch tổ chức cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

+ Mục đích, yêu cầu: Nêu rõ mục đích cơ bản và yêu cầu chính của cuộc thi là nhằm nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu môn học trong nhà trường; tạo ra phong trào thi đua học tập môn học một cách rộng khắp và sâu rộng.

+ Thời gian, địa điểm: Chọn thời gian tổ chức phù hợp, nên gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm, gắn với các hoạt động chung của Nhà trường.

+ Nội dung, biện pháp: Những nội dung đưa ra trong cuộc thi phải là những nội dung phù hợp và được HS quan tâm. Cuộc thi được tổ chức dưới nhiều hình thức, như: Thi viết, thi các câu hỏi trắc nghiệm, thi sân khấu hoá...

+ Tổ chức thực hiện: Cần phân công trách nhiệm từng bộ phận để triển khai thực hiện theo tiến độ và thời gian cụ thể, báo cáo về Ban Tổ chức cuộc thi, giao cho một bộ phận làm thường trực Ban Tổ chức cuộc thi.

- Thể lệ cuộc thi: Thông thường thể lệ cuộc thi thể hiện theo Điều, Khoản, Điểm nhằm quy định và cụ thể hoá các nội dung trong kế hoạch cuộc thi nhằm đưa ra những hướng dẫn và quy định cụ thể và mang tính bắt buộc về nội dung cuộc thi. Trong thể lệ nhất thiết phải nêu được một số vấn đề như: Đối tượng tham gia, quy mô, chủ đề cuộc thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm diễn ra, giải thưởng, những quy định về khiếu nại (nếu có)...

* Bước 2: Công tác chuẩn bị

+ Triển khai kế hoạch. + Chuẩn bị về nhân sự

- Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi.

- Thành lập Ban Giám khảo, Ban cố vấn giúp Ban Tổ chức về mặt chuyên môn, chấm và chọn ra bài thi hoặc những đội dự thi xuất sắc.

- Thành lập các tiểu ban giúp việc cho cuộc thi về một số nội dung cụ thể. + Chuẩn bị về nội dung

Đây là khâu quan trọng, tiểu ban Nội dung hoặc các thành viên được phân công phụ trách mảng nội dung phải tham mưu chuẩn bị nội dung câu hỏi, đáp án, gợi ý trả lời, tài liệu tham khảo hoặc giới hạn, những phạm vi đề tài trên cơ sở khoa học đảm bảo được một yêu cầu:

- Những kiến thức cơ bản của môn học;

- Những hiểu biết về các lĩnh vực của môn học; - Lịch sử môn học;

- Những hiểu biết về sự nghiệp và cuộc đời của các nhà khoa học sinh học; - Ứng dụng kiến thức môn học vào thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể;

- Chuẩn bị về điều kiện, cơ sở vật chất

Tiểu ban Hậu cần hoặc các thành viên được phân phụ trách phải tham

mưu chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho cuộc thi, lập dự trù kinh phí chi tiết cho toàn bộ cuộc thi, lên phương án chuẩn bị đảm bảo về địa điểm, trang trí, âm thanh, ánh sáng, hoa, nước uống, giải thưởng...

* Bước 3: Tổ chức cuộc thi

Văn nghệ (nếu có).

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Phát biểu khai mạc, chào mừng Phần thi

Tổng kết điểm của Hội đồng Giám khảo và phát biểu đánh giá tổng kết của Trưởng Ban Tổ chức hội thi.

Khen thưởng; Kết thúc.

Các công việc trên đây đều giao HS thực hiện, GV đóng vai trò là cố vấn, trọng tài, có thể là một thành viên trong Ban giám khảo, đánh giá chất lượng của cuộc thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 40 - 42)