Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm

Nội dung cơ bản của chương trình hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính đó là: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp [6].

a. Hoạt động phát triển cá nhân

Để phát triển toàn diện cho bản thân, ngoài việc tham gia học tập văn hóa HS cần phải tham gia và các hoạt động như nghiên cứu khoa học kĩ thuật, các hoạt động thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ cũng như các hoạt động vui chơi giải trí. Cụ thể như:

- Hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học - kĩ thuật giúp HS bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học liên quan đến việc phát triển kỹ thuật, thiết kế sản phẩm có ứng dụng thực tiễn. Thông qua hoạt động này HS có thể tìm hiểu được mọi vật, mọi hiện tượng xung quanh bản thân mình.

- Hoạt động văn hóa - văn nghệ

Trường học có thể tổ chức cho HS tham gia các hoạt động như: + Sinh hoạt, ngoại khóa.

+ Tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử. + Tổ chức các cuộc thi, hội thi trong quy mô trường học. + Thi tìm hiểu về ngành nghề truyền thống tại địa phương… - Hoạt động vui chơi - giải trí

Hoạt động vui chơi - giả trí đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của HS, ngoài ra còn truyền tải tới HS những bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp học sinh tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn. Các hoạt động vui chơi giải trí được tố chức dưới dạng như ca hát, nhảy múa, tiểu phẩm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động…

- Hoạt động thể dục - thể thao

Các hoạt động thể dục - thể thao có thể tổ chức tại trường học như: Thể dục giữa giờ; tổ chức các câu lạc bộ thể thao như CLB bóng rổ, CLB bóng đá…; ngày hội TDTT…

b. Hoạt động lao động

Ngoài các hoạt động phát triển cá nhân thì hoạt động lao động cũng là một nội dung chính của hoạt động trải nghiệm.

Có thể hiểu lao động là hoạt động mà HS được góp công sức của mình cho các công trình của nhà trường cũng như ở địa phương. Qua đó, các em biết được giá trị của lao động để có thể trân trọng sức lao động của bản thân mình cũng như người khác. Thông qua hoạt động lao động thì HS có thể rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề…

Các hoạt động lao động mà HS có thể tham gia như: - Vệ sinh lớp học, khu vực trường học.

- Vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

- Trồng cây, trồng hoa và chăm sóc vườn cây… làm đẹp khuôn viên nhà trường cũng như địa phương.

- Tham gia các hoạt động công ích khi trường hay địa phương phát động…

c. Hoạt động hướng nghiệp

Các nội dung của hoạt động trải nghiệm về hướng nghiệp bao gồm: - Làm quen với các ngành nghề truyền thống địa phương và những nghề cơ bản trong xã hội.

- Tìm hiểu xu hướng phát triền các ngành nghề.

- Tìm hiểu các yêu cầu của nghề nghiệp đối với người lao đông.

- Sử dụng các công cụ, dụng cụ lao động hỗ trợ để tìm hiểu tâm sinh lí HS. - Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS từ đó tư vấn, hướng nghiệp cho HS. Nội dung hoạt động trải nghiệm được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học 10 tại trường trung học phổ thông phủ thông tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)