Tỷ lệ phân lập đ−ợc tác nhân gây nhiễm trùng

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp dòng lympho tái phát ở người lớn bằng phác đồ hyper cvad (Trang 74 - 76)

Về lý thuyết, nhiễm trùng ở bệnh nhân giảm SLBCHTT gặp với tỷ lệ cao, một phần là do vi khuẩn nội sinh trong cơ thể bệnh nhân gây ra bệnh. Bình th−ờng, cơ thể ng−ời sống cộng sinh với nhiều loại vi khuẩn. Các vi khuẩn c− trú tại mắt, khoang miệng, da, đ−ờng hô hấp, đ−ờng tiêu hóa v.v... Khi SLBCHTT giảm nặng, vi khuẩn xâm nhập vào các mô gây nhiễm trùng cơ hội, chẳng hạn nh− viêm loét miệng, viêm phổi, tiêu chảy, viêm đ−ờng tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết [14], [33], [48]. Mặt khác, biểu

hiện không đầy đủ của hội chứng nhiễm trùng (nh− đ phân tích ở trên) cộng với việc sử dụng sớm kháng sinh phổ rộng đ−ờng tĩnh mạch theo kinh nghiệm làm cho việc xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh gặp nhiều khó khăn.

Theo biểu đồ 3.13 tỷ lệ phân lập đ−ợc tác nhân gây nhiễm trùng của chúng tôi là 24,6%. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong n−ớc khác nh− Trần Việt Hà (54,4%) [2]. Điều này phản ánh thực trạng sử dụng kháng sinh mạnh do quan ngại về tình trạng suy tuỷ nặng nề do ảnh h−ởng của hoá chất liều rất cao và kéo dài trong liệu trình điều trị hyper-CVAD, dẫn tới khả năng phân lập vi khuẩn bằng cấy máu hoặc cấy mô tổn th−ơng giảm đáng kể. Dấu hiệu nhiễm trùng không đầy đủ do suy giảm miễn dịch cũng phần nào ảnh h−ởng tới việc thực hiện xét nghiệm cấy vi khuẩn sớm và đúng thời điểm, qua đó gián tiếp ảnh h−ởng tới tỷ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn gây bệnh.

Loại tác nhân nhiễm trùng gặp nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là vi khuẩn Gram (-) (chiếm 80,5%). Một số tác giả khác nghiên cứu biến chứng nhiễm trùng trên bệnh nhân LXM cấp sau điều trị hoá chất cũng nhận thấy vi khuẩn Gram (-) là loại tác nhân gây bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất [14], [48]. Trong đó ẸColi đ−ợc xác định nhiều nhất (chiếm 31,7%) [2].

Tuy nhiên, tỷ lệ gặp vi khuẩn Gram (+) trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi (12,2%) thấp hơn so với các tác giả khác nh− Trần Việt Hà (15,2%) [2]. Tr−ớc kia, tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Gram (+) [34]. Hiện nay, do liều hoá chất sử dụng ngày càng cao, phối hợp với tỷ lệ kháng thuốc và nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện tăng cao, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Gram (-) nh− ẸColi, Klebsiella, trực khuẩn mủ xanh; nấm và virus ngày càng th−ờng gặp [34].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm nấm là 7,3%, chủng nấm là Candida albican phân lập đ−ợc từ vết loét và giả mạc ở niêm mạc miệng.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp dòng lympho tái phát ở người lớn bằng phác đồ hyper cvad (Trang 74 - 76)