Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị ALL ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp dòng lympho tái phát ở người lớn bằng phác đồ hyper cvad (Trang 25 - 27)

Tại Việt Nam, việc điều trị ALL đ có rất nhiều tiến bộ, từ áp dụng đa hoá trị liệu cho đến tiến hành ghép tế bào gốc tạo máụ Tuy nhiên, đa hoá trị liệu vẫn là ph−ơng pháp cơ bản nhất, phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế của n−ớc ta hiện nay [11].

Ё có một số nghiên cứu về điều trị ALL ở n−ớc tạ Với điều trị ALL trẻ em, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Thi và cộng sự (2008) về phác đồ Fralle 93 trên 128 bệnh nhi cho thấy 90,63% đạt lui bệnh hoàn toàn (LBHT), tỷ lệ tái phát sau LBHT là 20,31% [10]. Tác giả Nguyễn Thị Trúc Lệ và cộng sự (2008) nghiên cứu về phác đồ Fralle 2000 (sử dụng methotrexate liều cao) trên 67 bệnh nhi ALL thấy rằng 97% đạt LBHT [7]. Tác giả Bùi Ngọc Lan và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 55 bệnh nhi ALL nguy cơ tiêu chuẩn cho thấy tỷ lệ LBHT sau điều trị hoá chất tấn công là 89,1%; tỷ lệ tái phát là 18,4% [6].

Về ALL ng−ời lớn, tác giả Đặng Hoàng Anh và cộng sự (2006) đ mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 65 bệnh nhân ALL [1]. Tác giả Bạch Quốc Khánh và cộng sự (2004) đ nghiên cứu 71 bệnh nhân ALL ng−ời lớn và mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh lý này [5]. Tác giả Bạch Quốc Khánh và cộng sự (2004) cũng nghiên cứu trên 69 bệnh nhân ALL chẩn đoán lần đầu đ−ợc điều trị hoá chất tấn công với kết quả 82,6% bệnh nhân đạt lui bệnh hoàn toàn; 5,8% đạt lui bệnh một phần (LBMP) và 11,6% không lui bệnh (KLB) [4]. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả Bạch Quốc Khánh cho biết tỷ lệ tái phát sau 1-3 năm là khá cao, lên tới 56,1% [4].

Nhìn chung, các nghiên cứu về điều trị ALL ở Việt nam đều thống nhất rằng tỷ lệ lui bệnh sau điều trị hoá chất tấn công khá cao, nhất là ở trẻ em [4], [6], [7], [8], [10]. Mặc dù vậy, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân tái phát nhanh chóng sau khi đạt LBHT lần đầu [4], [6], [10]. Điều này đặt ra nhu cầu

phải lựa chọn phác đồ điều trị tái tấn công cho các bệnh nhân tái phát. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy hoá chất liều rất cao (chẳng hạn methotrexate trong phác đồ Fralle 2000) cho phép đạt và duy trì tỷ lệ LBHT cao hơn, gợi ý việc −u tiên lựa chọn phác đồ sử dụng hoá chất liều rất cao cho ALL tái phát, chẳng hạn phác đồ hyper-CVAD nh− mô tả ở trên. Tuy nhiên điều trị ALL tái phát ch−a đ−ợc nghiên cứu nhiều, phần nào do việc theo dõi dọc còn gặp khó khăn, nhất là với các phác đồ đòi hỏi điều trị nhiều đợt và kéo dài nh− phác đồ hyper-CVAD.

Ch−ơng 2

Đối t−ợng và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu hiệu quả điều trị lơxêmi cấp dòng lympho tái phát ở người lớn bằng phác đồ hyper cvad (Trang 25 - 27)