Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 107 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng phòng tham vấn học đường ở các trường trung học cơ sở thực

hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Phòng tham vấn học đường trong Nhà trường là một nhu cầu cấp thiết đối với các học sinh và giáo viên. Đây là một trong những biện pháp để xây dựng trường học thân thiện, an toàn và bình đẳng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Để học sinh thật sự tin tưởng và tìm đến các phòng tham vấn học đường khi gặp những vướng mắc tâm lý rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, phòng tham vấn học đường không chỉ phải là cơ sở tư vấn đáng tin cậy, đảm bảo sự riêng tư, nhạy cảm và bí mật, đặt ở địa điểm phù hợp, mà những người làm công tác tham vấn tâm lý còn phải được tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất, tư cách đạo đức để xây dựng uy tín,

là điểm tựa tinh thần vững chắc cho học sinh. Đồng thời, nhà trường cần có những hình thức tư vấn đa dạng, sinh động để có thể đáp ứng nhu cầu tư vấn cả về số lượng, độ tuổi, nhóm đối tượng cần tư vấn.

Phòng tham vấn học đường có chức năng cung cấp kiến thức về BLHĐ, cụ thể là tham vấn cho cấp quản lý về quản lý và thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh; Tham vấn và hỗ trợ chuyên môn; Đánh giá và hỗ trợ trực tiếp đối với HS trung học cơ sở. Chức năng tư vấn cho CBQL nhà trường quản lý và thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh: Đối tượng tư vấn trực tiếp là Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường về xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh; Tham vấn về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; Tham vấn về Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh và thực hiện những điều chỉnh (nếu có).

Đối với giáo viên: Phòng tham vấn học đường cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về BLHĐ, cách nhận biết, biểu hiện của BLHĐ…. Hỗ trợ giáo viên trong quá trình giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh.

Đối với phụ huynh: Phòng tham vấn học đường tham vấn cho phụ huynh kiến thức về BLHĐ; cách thức phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường để đạt kết quả tốt trong giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh.

Nhiệm vụ của Phòng tham vấn học đường: Tạo địa điểm hoạt động, trao đổi về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh; Tạo cơ chế, tăng cường chia sẻ giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh giữa thành viên cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về BLHĐ; Tạo cơ sở thực hiện phối hợp hoạt động hỗ trợ nhà trường với địa phương; Tư vấn, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng xã hội cho HS; Chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn, lập kế hoạch của giáo viên và học sinh nhằm giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh; Trao đổi giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh; Tổ chức các hoạt động sinh hoạt, tuyên truyền và xã hội hóa về giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

phòng tránh BLHĐ cho học sinh và hoạt động của Phòng tham vấn học đường, là những người gương mẫu, đi đầu trong công tác này và khuyến khích mọi người tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)