Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Đặc điểm tâm lí học sinh trung học cơ sở: Lứa tuổi HS trung học cơ sở bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.

Đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em phát triển thành một cá nhân độc lập. Trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em có nhiều cơ hội sẽ trở thành những cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, hay bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách; Đây là thời kỳ mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của bản thân và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng; Trong suốt giai đoạn thiếu niên trẻ em luôn diễn ra sự cấu tạo lại, cải

tổ lại hoặc hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, tương tác xã hội, hành vi, tâm lí, nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân; Đây cũng giai đoạn phát triển nhiều khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn của đời người. Ngay các tên gọi của thời kỳ này như “thời kỳ quá độ”, “giai đoạn bứt phá”, “giai đoạn khủng hoảng” đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của giai đoạn tuổi thiếu niên.

Như vậy, trong thời kỳ này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bến bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. HS trung học cơ sở có nhu cầu được tự do và tự lập cao, thậm chí trở nên mạnh mẽ hơn, quyết liệt. Nếu các bậc phụ huynh và ngay cả thầy, cô giáo vẫn đối xử với HS như “con nít”, “học trò nhỏ” thì rất dễ dẫn đến “xung đột”, “mâu thuẫn” mang tính chất thế hệ. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập và không phụ thuộc vào người lớn ở mức độ nhất định. Các em mong muốn, đòi hỏi người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như người lớn. Học sinh trung học cơ sở bắt đầu “chống đối” những yêu cầu mà trước đây các em vẫn thực hiện một cách tự nguyện, do vậy các em chưa kiểm soát được hành vi của bản thân và rất dễ dẫn đến BLHĐ.

- Nhận thức và năng lực của CBQL: CBQL nếu nhận thức đúng sẽ phát huy kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm trong quản lí giáo dục phóng tránh BLHĐ sẽ thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm các em học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, CBQL để quản lí phòng tránh BLHĐ hiệu quả sẽ lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của nhà trường (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,…) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường. Bản thân CBQL quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực,

trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học…Mặt khác, nếu CBQL nhận thấy được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở thì sẽ xây dựng được kế hoạch cụ thể, phân công lực lượng tham gia, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các lực lượng này. Sự quan tâm của Hiệu trưởng tới giáo dục phòng tránh BLHĐ sẽ có giải pháp để giải quyết những khó khăn cho GV khi tiến hành hoạt động này cho HS.

CBQL nhận thức đúng sẽ tích cực nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại các địa phương thiết thực hiệu quả cũng như đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp...

- Nhận thức và năng lực của GV: Nhận thức và thái độ của GV tạo nên hiệu quả cho giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở, GV cần tích cực, chủ động lựa chọn các hình thức và các con đường phòng tránh BLHĐ như tích cực tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh BLHĐ thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp….Bên cạnh đó, GV phối hợp cùng các tổ chức trong nhà trường tích cực tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. GV phối hợp với các Liên Đội, tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm HS, sự gương mẫu của thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành tấm gương cho HS học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)