Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Giáo dục phòng, tránh BLHĐ cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường quan tâm chỉ đạo nghiên cứu từ vấn đề lý luận và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu từ thực trạng quản lý giáo dục phòng tránh BLHĐ của các trường trung học cơ sở để kế thừa và đưa ra các biện pháp có tính khả thi để vận dụng vào quản lí phòng tránh BLHĐ cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa được chủ trương, văn bản về quản lý hoạt động phòng tránh BLHĐ cho HS, phù hợp với các nguyên tắc trong quá trình quản lý cũng như phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS trung học cơ sở. Các biện pháp quản lý giáo dục phòng tránh BLHĐ phải trên cơ sở thống nhất, đồng bộ các lực lượng tham gia giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS trung học cơ sở.

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp quản lí giáo dục phòng tránh BLHĐ khi áp dụng vào thực tiễn phải phù hợp với các đối tượng giáo dục là HS trung học cơ sở và đem lại hiệu quả giáo dục đó là tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về BLHĐ. Đảm bảo tính hiệu quả của giáo dục phòng tránh BLHĐ và quản lý hoạt động giáo dục phòng tránh BLHĐ còn thể hiện ở điểm là mức đầu tư trí tuệ, nguồn nhân lực, tài lực phải tương xứng với kết quả đạt được về giáo dục BLHĐ cho học sinh.

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên sinh các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. CBQL các trường THCS thuận tiện khi quản lý hoạt động này.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

Để ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh cần phải nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở chỉ đạo tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

CBQL chỉ đạo việc sử dụng email, diễn đàn để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Mục tiêu nhằm nâng cao khả năng truyền phát thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của GV về những vấn đề liên quan đến giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.

tránh BLHĐ và pháp luật, nhất là sử dụng mạng xã hội facebook, fanpage... đối thoại, giải đáp vướng mắc về BLHĐ trực tuyến

CBQL các trường trung học cơ sở chỉ đạo xây dựng website về giáo dục phòng tránh BLHĐ nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại cho HS trung học cơ sở; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trên môi trường mạng cho HS trung học cơ sở. Thiết lập Website nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phòng tránh BLHĐ. Trang thông tin website của nhà trường là nơi cung cấp, trao đổi thông tin công khai trên mạng Internet về nội dung BLHĐ, các con đường phòng tránh BLHĐ.

Ví dụ: Webside của Trường Trung học cơ sở Nha Trang – Thành phố Thái Nguyên chú trọng nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các trường chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường, trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, tài chính để tổ chức ứng dụng CNTT . Vận dụng linh hoạt các nguồn lực để tăng cường đầu tư hệ thống máy tính hiện đại, giúp GV và HS thực hiện giáo dục phòng tránh BLHĐ.

Các trường tiểu học chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ CBQL, GV.

3.2.2. Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các con đường giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên lực học đường cho học sinh trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Thái Nguyên từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, khắc phục được tính chưa đồng bộ trong hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường hiện nay ở cả nội dung và hình thức, con đường tổ chức thực hiện.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Con đường 1: Lồng ghép giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở trong các môn học chiếm ưu thế.

Hiệu trưởng trường trung học cơ sở chỉ đạo xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các môn học chiếm ưu thế và xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua con đường tích hợp vào nội dung môn học chiếm ưu thế. Kế hoạch tích hợp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế phải thể hiện rõ mục tiêu kép của hoạt động đó là mục tiêu của bài học, môn học và mục tiêu giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện thông qua các nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường và thiết kế bài học tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.Tổ chức thực hiện giờ dạy tích hợp giáo dục phòng tránh bạo lực học đường, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn và đồng nghiệp.

Đánh giá kết quả giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua đánh giá kết quả của môn học, bài học chú ý đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh về khái niệm BLHĐ, nội dung BLHĐ….

Giáo viên trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia hoặc nghe chuyên gia nói chuyện chuyên đề về các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường.

Giáo viên phối hợp với PHHS nắm bắt tâm tư, vướng mắc của các em để có biện pháp phù hợp, kịp thời bổ sung kiến thức về BLHĐ còn thiếu cho HS.

Giáo viên phối hợp với các lực lượng như Đoàn TNCS HCM, Đội thiếu niên Hội phụ nữ chuẩn bị các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường một cách chu đáo thiết thực.

- Con đường 2: Thực hiện giáo dục phòng tránh bạo lực học đường trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa.

Xác định các nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa: Xác định nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, hoạt động truyền thông…Lập kế hoạch giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các chủ đề giáo dục và chủ đề hoạt động xã hội, truyền thông. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục và hình thức tổ chức thực hiện, nguồn lực cần huy động, thời điểm thực hiện và vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện. Nội dung giáo dục phòng tránh bạo lực học đường thông qua các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa cần quan tâm đến các nội dung sau:

Ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử;

Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...;

Cách phòng, tránh bạo lực học đường;

Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường;

Giáo dục thái độ sống của HS trong quan hệ với bạn bè, cách HS ứng xử với thầy cô và cha mẹ HS (chia sẻ với cha mẹ cha mẹ gặp những khó khăn ở trường học…);

Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục các em ý thức, thái độ khi tham gia phòng tránh bạo lực học đường, và nhận thức đúng về những nội dung phòng tránh bạo lực học đường.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục cho HS về ý thức chấp hành nội quy trường, lớp; Hành vi văn hóa ứng xử; Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường...

Nâng cao ý thức tự giáo dục phòng tránh BLHĐ cho học sinh bằng công tác tuyên truyền kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường....

Trong các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động ngoại khóa, HS ý thức được điểm mạnh, điểm yếu từ đó tự đối chiếu với bản thân mình để phấn đấu học tập rèn luyện những chuẩn mực đạo đức.

- Con đường 3: Thành lập các câu lạc bộ giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh.

CBQL trường trung học cơ sở chỉ đạo GV thành lập câu lạc bộ được tổ chức nhằm giáo dục phòng tránh BLHĐ cho HS.

GV hướng dẫn HS thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ hùng biện, câu lạc bộ đọc sách, câu lạc bộ phóng viên, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ văn học…

Để phát huy hiệu quả mô hình các CLB trong trường học, nhà trường đã tuyển chọn các nhân tố có năng lực, phù hợp với đặc thù của các CLB; chọn cử,

tin tưởng giao nhiệm vụ cho từng giáo viên có năng lực phụ trách các CLB; xây dựng đa dạng các hình thức sinh hoạt của các CLB gắn liền với chuyên môn theo từng chủ đề, chủ điểm nhằm phát huy năng lực của học sinh. Quá trình các CLB hoạt động có sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, định hướng, phối hợp chặt chẽ của chuyên môn; cuối kỳ có đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc.

Tại các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ, GV tổ chức cho học sinh được, chia sẻ về thực trạng bạo hành, bạo lực học đường trong trường học hiện nay; Được xem các tiểu phẩm về phòng chống bạo lực học đường do các bạn học sinh của trường biểu diễn. Qua đó, tạo điều kiện để đoàn viên, thiếu niên chủ động chia sẻ, trao đổi những vấn đề liên quan về phòng, chống bạo lực học đường. Tạo môi trường giúp học sinh rèn luyện, trưởng thành và tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường, góp phần tạo nên môi trường học tập thân thiện.

Hoạt động của câu lạc bộ tiến hành ở phạm vi toàn trường. Thời gian sinh hoạt: 1 buổi thứ bảy tuần cuối của tháng; Địa điểm: Hội trường + Sân trường + Phòng học bộ môn.

Về tổ chức câu lạc bộ: Chủ nhiệm câu lạc bộ là người tổ chức điều hành câu lạc bộ (do vậy sẽ bầu chọn từ HS), các phó chủ nhiệm: hổ trợ cho chủ nhiệm điều hành câu lạc bộ (bầu chọn từ HS). Mặt khác, cần có thư kí câu lạc bộ để ghi lại quá trình hoạt động của các buổi sinh hoạt, và đưa lên trang facebook của câu lạc bộ, quản lý danh sách thành viên CLB (bầu chọn từ HS). Ban cố vấn: tất cả các giáo viên. Các thành viên của câu lạc bộ: Tất cả HS, các thành viên của câu lạc bộ tham gia trên tinh thần tự nguyện. Kính phí : quyên góp từ các thành viên, và sự tài trợ kinh phí của nhà trường.

- Con đường 4: Tổ chức hội thảo, chuyên đề giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh…

Tổ chức các buổi hội thảo về giáo dục phòng tránh BLHĐ, trong buổi hội thảo mời chuyên gia tâm lý để cung cấp kiến thức, tư vấn cho GV và gia đình HS về sự thay đổi về tâm sinh lý theo từng giới ở từng giai đoạn lứa tuổi; Tìm hiểu về Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, các loại hành vi bạo lực học đường...; Cách phòng, tránh bạo lực học đường; Các cách ứng phó khi gặp phải

hành vi bạo lực học đường; Đấu tranh với các biểu hiện của hành vi bạo lực học đường... từ đó có hình thức, phương pháp giáo dục phòng tránh BLHĐ sao cho phù hợp. Mặt khác, đối với các vấn đề riêng cần có sự tư vấn kịp thời.

Tổ chức cụm sinh hoạt chuyên đề về giáo dục phòng tránh BLHĐ giữa các trường trung học cơ sở ở thành phố Thái Nguyên nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh BLHĐ. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề, CBQL và GV chia sẻ kinh nghiệm cũng như hình thức và phương pháp giáo dục phòng tránh BLHĐ sao cho hiệu quả nhất.

Đây là buổi thảo luận nên GV đưa ra các ý kiến, quan điểm, tất cả các ý kiến đều bình đẳng và được tôn trọng. Giữ bí mật thông tin nếu câu chuyện của một học sinh được chia sẻ. Việc thảo luận là nhằm tìm hướng giúp đỡ, bảo vệ HS.

CBQL, GV thảo luận nguyên nhân bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em, nhận diện HS bị BLHĐ và bị xâm hại tình dục từ đó đưa ra các biện pháp để phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em.

CBQL, GV xây dựng các chuyên đề sau:

+ Chuyên đề 1: Phòng, tránh BLHĐ;

+ Chuyên đề 2: Xây dựng tình bạn đẹp – phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em.

+ Chuyên đề 3: Biện pháp phòng, tránh bạo lực học đường, vi phạm trật tự ATGT và việc sử dụng các trang mạng xã hội trong lứa tuổi học sinh.

+ Chuyên đề 4: Chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em. + Chuyên đề 5: Bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành.

+ Chuyên đề 6: Tình bạn, tình yêu tuổi học trò.

+ Chuyên đề 7: Tình bạn khác giới của học sinh trung học cơ sở….

- Con đường 5: Tổ chức cuộc thi, thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh

CBQL chỉ đạo GV tổ chức cuộc thi, thực hiện đề tài khoa học kỹ thuật theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh.

Giáo viên tổ chức cuộc thi tìm hiểu theo hướng giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh nhằm giúp HS nâng cao nhận thức về giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho HS để HS nhận biết các hành vi xâm hại tình dục;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố thái nguyên​ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)