Hệ thống hóa tiến trình lập kế hoạch có sự tham gia và tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 103 - 140)

hợp các giải pháp về tiếp cận, kỹ thuật, tổ chức thể chế

Trên cơ sở đánh giá, thử nghiệm các công cụ, phương pháp trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng có sự tham gia; kết quả có thể khẳng định về sự thích hợp của phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong tổ chức quản lý rừng cộng đồng:

- Các phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng đã được đơn giản hóa để cộng đồng có thể tiếp cận.

- Mô hình rừng ổn định vừa đơn giản vừa là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch và xác định quyền hưởng lợi trong quản lý rừng.

- Các tiếp cận trong cân đối cung cầu để lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu sử dụng rừng của người dân đồng thời luôn bảo đảm sự ổn định của rừng.

- Tính khả thi và hiệu quả kinh tế của mô hình thử nghiệm đã được dự báo cho thấy tiềm năng của nó.

- Vì vậy thiết lập phương thức quản lý rừng cộng đồng là một yêu cầu khách quan đồng thời hỗ trợ cho cộng đồng nâng cao năng lực để tham gia vào tiến trình quản lý rừng và hưởng lợi từ rừng trong thời gian đến.

Tổng kết các đánh giá, thử nghiệm, một mô hình tiếp cận đầy đủ để lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được đề xuất, bao gồm các bước chính, các công cụ phương pháp cần được áp dụng và các giải pháp về tổ chức, thể chế chính sách cần được phát triển để hỗ trợ cho tiến trình này.

Hình 4.15: Tổng hợp tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Phương pháp - Tổ chức, thể chế, chính sách

kết luận và kiến nghị Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu nhằm mục tiêu đề xuất tiến trình, phương pháp tiếp cận trong phát triển phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, đề tài có các kết luận chính sau:

1) Về phương pháp tiếp cận và kỹ thuật lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:

Mô hình rừng ổn định phục vụ cân đối cung cầu lâm sản và lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm:

Để hỗ trợ cộng đồng lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, mô hình rừng ổn định được thiết lập với các cơ sở: Dựa vào cấu trúc đơn giản là số cây theo cấp kính, mô hình tạo ra sự ổn định của rừng trong một kỳ kế hoạch 5 năm trên cơ sở dựa vào tăng trưởng đường kính, cấu trúc rừng đạt năng suất ở mức thích hợp và ổn định trong từng vùng sinh thái, từng kiểu rừng, lập địa, cấu trúc rừng phù hợp với từng mục tiêu quản lý, kinh doanh của lô rừng.

Kết quả xây dựng mô hình N/D ổn định với các đặc trưng: Cự ly cỡ kính bảo đảm cây chuyển cỡ kính trong 5 năm, để phù hợp với kỳ lập kế hoạch 5 năm, và dựa vào kết quả nghiên cứu Zd/D chấp nhận giá trị cỡ kính là 5cm; mô phỏng N/D theo hàm Mayer và điều chỉnh theo giá trị G/ha Mode (phổ biến) là 46,00m2/ha để xây dựng mô hình N/D rừng ổn định. Để đơn giản trong áp dụng, gộp 2 cỡ kính lân cận của mô hình tạo nên cỡ kính 10 cm với 5 cấp kính.

Mô hình rừng ổn định là một công cụ chính để thẩm định khả năng cung cấp của các lô rừng và làm cơ sở cân đối cung cầu gỗ củi trong lập kế hoạch quản lý rừng.

Phương pháp thẩm định tài nguyên rừng có sự tham gia:

- Phân chia, đặt tên, đo đếm diện tích, mô tả lô và xác định mục tiêu quản lý các lô rừng:

Thông qua thực hiện các công cụ phân chia lô rừng, cho thấy các kinh nghiệm sau cần được sử dụng: Việc vẽ bản đồ phân chia lô rừng cần được tiến hành thống nhất từ bước giao đất giao rừng cho đến lập kế hoạch; để nâng cao năng lực cộng đồng, cần áp dụng phương pháp đào tạo kỹ năng cho nông dân nòng cốt, sau đó họ tự dạy nhau (ToT) và phát huy kiến thức sinh thái địa phương (LEK) là hết sức quan trọng trong phân chia lô rừng, như: Đặt tên lô theo địa danh, lịch sử, như vậy thì cả cộng đồng đều có thể xác định thuận lợi trên bản đồ và ngay trên rừng.

- Phương pháp điều tra rừng có người dân tham gia

Kết quả thử nghiệm hai phương pháp điều tra hệ thống theo ô mẫu dạng dải 10x30m và điều tra theo phương pháp Bitterlich, với hai tiêu chí đánh giá là: Người dân có thể tiếp cận được và bảo đảm độ tin cậy trong đánh giá tài nguyên với sai số < 15%. Kết quả đánh giá cho thấy: Xét theo các tiêu chí thì phương pháp ô mẫu có ưu điểm hơn phương pháp Bitterlich, như người dân dễ tiếp cận tốt hơn vì được đo đếm trực tiếp cây rừng trong ô mẫu; và sai số tuyệt đối về G của Bitterlich rất lớn, G ước lượng trên ha bé thua ô mẫu đến 2,7 lần.Do vậy đề xuất ứng dụng phương pháp ô mẫu nhỏ, dạng dải 10x30m đặt hệ thống trong từng lô rừng để thẩm định tài nguyên rừng có sự tham gia; với phương pháp ô mẫu hệ thống, đối với cộng đồng đề xuất chấp nhận độ tin cậy P=0,85 (sai số 15%), với sai số này qua tính toán cho thấy phù hợp với tỷ lệ rút mẫu là 1% diện tích lô rừng.

- Phân tích dữ liệu - Ước lượng số cây khai thác bền vững: Sơ đồ cột là công cụ hữu hiệu và trực quan để cộng đồng có thể so sánh số cây thực tế theo cấp kính của từng lô rừng với mô hình rừng ổn định, từ đó xác định khả năng cung cấp của lô rừng; đồng thời có được bức tranh chung về hiện trạng tài nguyên để thảo luận về các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng cho lô đó.

Cân đối cung cầu lâm sản và lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm:

- Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng: Tiếp cận có sự tham gia theo cách thảo luận nhóm, hồi cố và ma trận đơn giản hỗ trợ tốt cho việc phát hiện nhu cầu lâm sản của cộng đồng trong 5 năm đến. Đây là cơ sở để cho thấy mức nhu cầu từ

tài nguyên rừng với đời sống cộng đồng, làm cơ sở cho việc thảo luận giải pháp sử dụng hợp lý và lâu dài nguồn lâm sản ở địa phương.

- So sánh nhu cầu và khả năng cung cấp của các lô rừng: So sánh cung cầu là việc làm quan trọng trong lập kế hoạch quản lý gỗ củi, công cụ này đã tạo cơ hội cho cộng đồng quyết định việc sử dụng lâu dài, xác định được khối lượng khai thác cho sử dụng và khả năng bán ra thị trường để tạo thu nhập hàng năm và trong kỳ kế hoạch 5 năm.

- Lập kế hoạch phát triển rừng 5 năm: Với cách tiếp cận logic, kế hoạch phát triển rừng 5 năm được phát triển đơn giản, cộng đồng có thể hiểu và quản lý được. Trên cơ sở cộng đồng tham gia phân tích nhu cầu của họ và thẩm định khả năng cung cấp của các lô rừng, xác lập được các giải pháp kỹ thuật thích ứng cho từng lô rừng để bảo đảm mục tiêu quản lý lô rừng và đáp ứng nhu cầu lâm sản. Hệ thống mẫu bảng biểu phục vụ lập kế hoạch 5 năm đơn giản, nhóm nông dân nòng cốt có thể tham gia xây dựng và quản lý. Kế hoạch hoạt động 5 năm của từng lô rừng: Gồm các hoạt động, giải pháp và các chỉ tiêu cụ thể theo từng năm và phân công trách nhiệm; kế hoạch phát triển rừng 5 năm: Tổng hợp kế hoạch hoạt động 5 năm của các lô rừng có được kế hoạch toàn bộ khu rừng cộng đồng trong 5 năm; bao gồm sắp xếp các lô rừng đưa vào kinh doanh, bảo vệ trong 5 năm với các mục tiêu, hoạt động chính, thời gian và phân công trách nhiệm.

2) Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng:

Quyền lợi gỗ củi của cộng đồng quản lý rừng được phát triển dựa vào nguyên tắc hưởng lợi theo tăng trưởng của rừng, bảo đảm tính công bằng và minh bạch; tuy nhiên xác định tăng trưởng trữ lượng rừng tự nhiên là khó khăn và chưa có đầy đủ các thông số kỹ thuật, do vậy đề tài đã xây dựng phương pháp xác định tăng trưởng đơn giản theo số cây trong một định kỳ 5 năm: Tiếp cận theo mô hình rừng ổn định số cây theo cấp kính trong 5 năm, so sánh số cây thực tế của từng lô rừng với mô hình rừng ổn định, số cây vượt lên ở mối cấp kính chính là số cây tăng trưởng trong 5 năm; đây là số cây cộng đồng được khai thác và hưởng lợi.

- Trường hợp khai thác gỗ củi để sử dụng trong gia đình, nội bộ cộng đồng thì việc xác định phân chia lợi ích dựa vào quy ước phân chia lợi ích của thôn.

- Trường hợp khai thác gỗ cho mục đích thương mại:Trên cơ sở kế hoạch khai thác rừng trong phần lập kế hoạch 5 năm, dựa vào quy đinh của pháp luật về thuế tài nguyên và thảo luận trong cộng đồng khi xây dựng quy ước phân chia lợi ích, hướng phân chia như sau: Nộp thuế tài nguyên khoảng 15% theo quy định của nhà nước, phân chia cho UBND xã 10% để hỗ trợ cho ban lâm nghiệp xã phục vụ quản lý giám sát rừng cộng đồng, phần còn lại 75% cộng đồng được hưởng và phân chia theo quy ước bảo vệ và phát triển rừng do cộng đồng xây dựng.

Như vậy trong quản lý rừng cộng đồng, cần xây dựng một quy ước bảo vệ và phát triển rừng dựa vào luật tục truyền thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và các quy định của pháp luật. Trong đó lưu ý đến chủ đề phân chia lợi ích để bảo đảm lợi ích quản lý rừng được phân phối công bằng và dân chủ trong nội bộ cộng đồng. Kết quả cho thấy: Chính cộng đồng đã có tổ chức rất chặt chẽ trong việc phân công trách nhiệm và phân chia lợi ích từ rừng cộng đồng. Quy ước này cần được trình cho UBND huyện phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Trên cơ sở đó quy ước có tính pháp lý cao hơn để có thể áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng.

3) Tính khả thi và tiến trình tiếp cận thích hợp trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:

Đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng trong lập kế hoạch và tính khả thi, hiệu quả kinh tế của kế hoạch quản lý rừng 5 năm đã lập:

- Về khả năng tiếp cận của cộng đồng trong cả tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng:Với các phương pháp, công cụ đơn giản, thích ứng có sự tham gia, đa số người dân có thể tiếp cận và làm chủ được kế hoạch đã lập từ bước thẩm định tài nguyên rừng đến phân tích cung cầu và xác lập các giải pháp kỹ thuật quản lý rừng. Trong đó lưu ý một số vấn đề: Cần phát huy kinh nghiệm, kiến thức sinh thái địa phương của cộng đồng; thông tin về chính sách liên quan lâm nghiệp, quyền lợi, đầu tư; cần phải giải thích cho cộng đồng hiểu được mô hình rừng ổn định và quyền lợi và nghĩa

vụ khi được Nhà nước giao rừng; để nâng cao năng lực cộng đồng, cần áp dụng phương pháp đào tạo kỹ năng cho nông dân nòng cốt, sau đó họ tự dạy nhau (ToT); và trong giai đoạn đầu cần có sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật trong suốt tiến trình lập kế hoạch kinh doanh rừng cộng đồng.

- Viễn cảnh của thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:Kết quả phân tích trường lực cho thấy khi kết thúc lập kế hoạch, cộng đồng tự tin trong việc quản lý rừng và khẳng định khả năng đóng góp thu nhập từ quản lý rừng cho đời sống, đồng thời rừng sẽ được quản lý lâu dài. Bên cạnh đó quản lý rừng cộng đồng sẽ đối mặt với các thử thách chính là cơ chế quản lý nhà nước về quản lý rừng cộng đồng chưa được hình thành, do vậy sẽ khó khăn cho họ trong tiếp cận phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Dự báo hiệu quả kinh tế của kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Kết quả phân tích kinh tế hộ ở 3 nhóm khá, trung bình và nghèo, và phân tích thu nhập từ kế hoạch khai thác rừng cho thấy:

Trường hợp chưa thực hiện quản lý rừng cộng đồng: Tỷ trọng thu nhập từ rừng của hộ gia đình biến động từ 5 – 15% trong tổng thu nhập kinh tế hộ. Như vậy cho thấy đời sống và kinh tế hộ gắn bó khá chặt chẽ với tài nguyên rừng, đặc biệt là hộ nghèo, mức độ phụ thuộc cao hơn cả, tỷ trọng thu từ rừng chiếm gần 15% tổng thu nhập.

Trường hợp thực hiện quản lý rừng cộng đồng: Kết quả cho thấy ngoài việc tạo ra quỹ cộng đồng để phát triển rừng, thì bình quân mỗi năm, mỗi hộ tăng thêm thu nhập khoảng 8,5 triệu đồng từ quản lý rừng cộng đồng. Đây là nguồn thu đều đặn trong từng năm của các hộ và cả cộng đồng. Như vậy khi tham gia quản lý rừng cộng đồng, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp so với tổng thu nhập hộ lên đến 44,0 – 68,5%, đặc biệt là người nghèo thì tỷ trọng này chiếm cao nhất là 68,5%. Qua phân tích kinh tế cho thấy vai trò của quản lý rừng trong đời sống kinh tế hộ, nếu quản lý rừng tốt thì lâm nghiệp chiếm trên 50% trong kinh tế hộ, và thu nhập này được duy trì ổn định đồng thời với sự bền vững của tài nguyên rừng.

Hệ thống hóa tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và các giải pháp tiếp cận, kỹ thuật

Trên cơ sở đánh giá, thử nghiệm các công cụ, phương pháp trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và trên cơ sở thẩm định, đánh giá có sự tham gia; kết quả đưa ra được một tiến trình lập kế hoạch kinh doanh rừng gồm 6 bước chính với các giải pháp thích hợp được đề xuất, bao gồm: Xây dựng mô hình rừng ổn định, thẩm định tài nguyên rừng có sự tham gia, lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm, xây dựng quy ước phân chia lợi ích – trách nhiệm, phê duyệt – thực hiện – giám sát, phân chia lợi ích trong cộng đồng.

Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả của đề tài để kế hoạch kinh doanh rừng cộng đồng có tính khả thi, chúng tôi có kiến nghị sau:

1. Thừa nhận tính pháp lý của mô hình rừng ổn định, để làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

2. Các bên liên quan cần hỗ trợ, thúc đẩy cộng đồng trong tiến trình lập kế hoạch kinh doanh rừng cộng đồng cũng như giám sát thực thi kế hoạch đó. 3. UBND xã, huyện phê duyệt kế hoạch và quy ước bảo đảm tính pháp lý để

thực hiện kế hoạch kinh doanh rừng cộng đồng.

4. Ban hành chính sách hưởng lợi gỗ củi trong quản lý rừng cộng đồng trên cơ sở tăng trưởng số cây theo cấp kính thông qua mô hình rừng ổn định.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bjoern Wode (2001), Xây dựng mục tiêu quản lý rừng tự nhiên có sự tham gia,SFDP Sông Đà, Bộ NN & PTNT.

3. Cục lâm nghiệp (2000), Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý cộng đồng ở Việt Nam, Dự án Quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ lưu sông Mê Kông, Dự án phát triển LNXH sông Đà, Tài liệu hội thảo quốc gia.

4. Cục lâm nghiệp (2003), Giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng, Tài liệu hội thảo quốc gia, Nhóm công tác quản lý rừng cộng đồng.

5. Cục lâm nghiệp (2004), Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam,Tài liệu hội thảo quốc gia, Nhóm công tác quản lý rừng cộng đồng, Bộ NN &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 103 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)