3.3.1. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu
Quan điểm, khái niệm quản lý rừng cộng đồng được sử dụng thống nhất như trong đề tài “Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar tỉnh Gia Lai” đã được nghiệm thu năm 2004 (Bảo Huy, các cộng sự, Nguyễn Quốc Phương (2004) [14]), với các khía cạnh như sau:
- Cộng đồng: Là cộng đồng thôn, làng; đây là cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa cùng nhau cư trú lâu đời. Khái niệm này còn có thể hiểu mở rộng là các nhóm hộ/dòng họ cùng chung sống trong một thôn làng, có các quan hệ huyết thống hoặc có truyền thống, tập quán quản lý chung một phần tài nguyên đất, rừng. Khái niệm cộng đồng này tuân theo định nghĩa “cộng đồng dân cư” trong điều 9 của Luật Đất Đai (2003) [20]: “ Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất‘.Trong trường hợp nghiên cứu này, giới hạn hẹp hơn đó là cộng đồng dân tộc thiểu số để nghiên cứu lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao.
- Quản lý rừng cộng đồng: Cũng bao gồm các yêu cầu chung của quản lý rừng, nhưng được cụ thể cho điều kiện cộng đồng dân tộc thiểu số như sau:
o Chủ thể quản lý là cộng đồng thôn làng hoặc nhóm hộ/dòng họ được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp và có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên đất đai, rừng theo luật đất đai.
o Các giải pháp quản lý kinh doanh rừng cần kết hợp giữa kiến thức sinh thái địa phương và kiến thức kỹ thuật lâm nghiệp.
o Phương pháp giám sát tài nguyên rừng đơn giản, kế hoạch quản lý kinh doanh rừng được lập phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ của cộng đồng và cơ sở hạ tầng ở địa phương.
Trên cơ sở khung khái niệm quản lý rừng cộng đồng dân tộc thiểu số cho thấy cần bảo đảm các yêu cầu sau để có thể tổ chức thực hiện/thực thi kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng: i) Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng, ii) Hệ thống giải pháp kỹ thuật cần dựa vào kiến thức sinh thái địa phương kết hợp với kiến thức kỹ thuật, thích ứng và do cộng đồng lựa chọn, iii) Giám sát, lập kế hoạch kinh doanh rừng đơn giản và quản lý bởi cộng đồng và iv) Phát triển các tổ chức địa phương để hỗ trợ cho tiến trình.
Mô hình rừng ổn định:
Trong điều tiết rừng, mô hình cấu trúc là nhân tố cơ bản cần nghiên cứu và được ứng dụng. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc không gian 3 chiều và cấu trúc thời gian. Nhiều nghiên cứu hàn lâm khoa học đã nghiên cứu và xây dựng các mô hình cấu trúc “mẫu”, “chuẩn” cho các kiểu rừng, lập địa khác nhau ở Việt Nam.
Tuy nhiên trong các khu rừng do cộng đồng quản lý, nếu sử dụng các mô hình điều tiết cấu trúc phức tạp và cầu kỳ là điều không có khả năng, hơn nữa trong thực tiễn lâm nghiệp, ngay cả những đơn vị kinh doanh lâm nghiệp lớn như lâm trường, công ty, ... cũng còn nhiều khó khăn trong vận dụng khoa học cấu trúc và điều tiết rừng. Vì vậy cần tìm kiếm giải pháp điều tiết rừng thích hợp với trình độ, năng lực quản lý rừng cộng đồng.
Trong các kiểu cấu trúc thì cấu trúc số cây theo cấp kính là tương đối đơn giản, dễ tiếp cận, dễ điều tra nghiên cứu; nhưng nó lại phản ảnh khá đầy đủ quy luật cấu trúc rừng và khi sử dụng điều tiết dẫn dắt rừng lại bảo đảm được sự ổn định. Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc thừa nhận.
Với lý do đó mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) được nghiên cứu và áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng. Để điều tiết rừng thông qua N/D cần xây dựng mô hình cấu trúc “chuẩn”, “mẫu”. Tuy nhiên các mô hình cấu trúc mẫu, chuẩn thường nghiên cứu tạo nên các mô hình “lý tưởng” với sản lượng, năng suất cao nhất được gọi là “mẫu chuẩn tự nhiên”, điều này khó áp dụng để điều tiết các trạng thái rừng đã khá nghèo, bị tác động ở các mức độ như rừng ở nước ta, đặc biệt là đối với các khu rừng giao cho cộng đồng, đa số là rừng ở các trạng thái non, nghèo đến trung bình. Vì vậy cần đưa ra mô hình cấu trúc thích ứng để làm cơ sở cho từng bước điều tiết rừng, lợi dụng sản phẩm; đây chưa phải là mô hình đạt năng suất, hiệu quả cao nhất, nhưng vẫn bảo đảm rừng ổn định. Với quan điểm đó, thuật ngữ mô
hình “rừng ổn định” được sử dụng. Nói khác đi, đây là mô hình đồng dạng với mô hình cấu trúc “chuẩn, mẫu”, tức là bảo đảm sự ổn định, rừng không bị suy thoái; tuy nhiên năng suất chỉ yêu cầu xấp xỉ với trạng thái ổn định hiện tại, trên cơ sở đó các trạng thái rừng khác nhau được so sánh với nó và có thể chặt chọn, điều tiết từng bước, đồng thời lợi dụng được sản phẩm trung gian; ngược lại nếu đưa mô hình chuẩn, mẫu thì tất cả trạng thái rừng hiện tại không có cơ hội để điều tiết và không có sản phẩm để sử dụng, điều này đặc biệt làm hạn chế đến việc đáp ứng nhu cầu sử dụng rừng của cộng đồng được giao rừng.
Với quan điểm như vậy, đồng thời kế thừa cách tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng ở một số tỉnh thí điểm do các dự án, chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), nhóm công tác lâm nghiệp cộng đồng quốc gia quản lý; đề tài sử dụng mô hình N/D như là mô hình định hướng cho việc điều tiết rừng và xác định khả năng lợi dụng sản phẩm gỗ củi, đồng thời bảo đảm sự ổn định của rừng, gọi là mô hình “rừng ổn định” (Sustable Forest Model). Các dự án, chương trình đều sử dụng mô hình N/D dạng giảm, nhưng gọi tên mô hình có khác nhau như: Mô hình rừng lý tưởng (Ideal Forest Model) hoặc mô hình rừng bền vững (Sustainable Forest Model), tuy nhiên cách gọi như vậy cũng đã gây ra tranh cải vì được hiểu như là mô hình tối ưu, chuẩn mẫu; do vậy thời gian gần đây tên gọi mô hình rừng ổn định được sử dụng, với mục tiêu và yêu cầu cụ thể hơn là bảo đảm sự ổn định cho các trạng thái rừng hiện tại.
Mô hình rừng ổn định cần thiết như một mô hình định hướng để so sánh với trạng thái rừng hiện nay, nhờ đó xác định được số lượng cây có thể khai thác được ở các cấp đường kính khác nhau. Các đặc trưng của nó là:
- Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính.
- Mô hình tạo ra sự ổn định của rừng trong một kỳ kế hoạch 5 năm trên cơ sở dựa vào tăng trưởng đường kính.
- Cấu trúc rừng đạt năng suất ở mức thích hợp và ổn định trong từng vùng sinh thái, từng kiểu rừng, lập địa; chưa phải là mô hình tối ưu và có tổ thành loài phù hợp với mục tiêu quản lý rừng của từng cộng đồng dân cư.
- Cấu trúc rừng phù hợp với từng mục tiêu quản lý, kinh doanh của lô rừng. Phương pháp luận lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dựa trên các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của khoa học điều chế rừng; nhưng được nghiên cứu để đưa ra cách tiếp cận đơn giản, có sự tham gia chủ động của cộng đồng; xây dựng giải pháp lập kế hoạch phù hợp, thích ứng với trình độ, năng lực, nguồn lực, kiến thức địa phương; đồng thời vẫn bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng ổn định lâu dài; và được cộng đồng đánh giá khả năng tiếp cận của họ ngay trong quá trình lập kế hoạch.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Nhằm thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
3.3.2.1. Phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định:
Mô hình rừng ổn định được xây dựng làm cơ sở để so sánh với các lâm phần hiện tại để xác định khả năng cung cấp của rừng, làm cơ sở lập kế hoạch kinh doanh gỗ củi theo định kỳ 5 năm. Mô hình dựa vào các nguyên tắc:
- Mô hình bảo đảm rừng ổn định theo định kỳ 5 năm với dạng cấu trúc số cây theo cỡ kính dạng giảm.
Hình 3.2: Sơ đồ các bước thiết lập xây dựng mô hình rừng ổn định
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu cấu trúc N/D:
Thu thập số liệu trên rừng tương đối ổn định, trạng thái chủ yếu là rừng trung bình theo phương pháp ô mẫu điển hình: Tiến hành theo các bước sau:
- Kế thừa số liệu xây dựng mô hình cấu trúc ổn định N/D của đề tài lâm nghiệp cộng đồng Gia Lai.
- Điều tra bổ sung 4 ô mẫu diện tích 1000m2 (20 x 50m). Chọn trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu mô hình rừng tương đối ổn định với các tiêu chí: Năng suất qua tổng tiết diện ngang (g) ở mức trung bình, phù hợp với lập địa, có phân bố
N/D dạng giảm, có tổ thành loài chính đáp ứng nhu cầu lâm sản và mục tiêu kinh doanh của cộng đồng. (Mẫu điều tra theo phụ lục 1).
- Đo đếm trong ô: Điều tra tất cả các cây có chiều cao từ 1.3m trở lên. Mỗi cây trong ô đo đếm: Loài (Tên kinh, tên địa phương, tên khoa học), đường kính ngang ngực (D1.3), công dụng trong đời sống cộng đồng, phẩm chất theo 3 cấp (tốt, trung bình và xấu – A/B/C).
Thu thập số liệu tăng trưởng đường kính 5 năm:
Điều tra tăng trưởng đường kính 5 năm bằng phương pháp đẻo vát. Số lượng cây điều tra cần đủ lớn và ở các loài cây khác nhau trong kiểu rừng, khoảng trên 50 cây được đo đếm tăng trưởng đường kính 5 năm, đo D1.3tương ứng và tên loài. (Mẫu điều tra theo phụ lục 2).
Phương pháp xử lý số liệu, xây dựng mô hình:
Tiếp cận xây dựng mô hình rừng ổn định theo sơ đồ ở hình 3.2, bao gồm các bước chính:
- Phát hiện quy luật phân bố G và mô phỏng bằng một hàm dạng có đỉnh và kiểm tra sự tồn tại của các tham số, hệ số R2bằng các tiêu chuẩn thống kê F và t.
- Mô phỏng quan hệ Zd (5 năm) theo D1.3 bằng dạng hàm có đỉnh và kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê.
- Mô phỏng N/D theo một hàm giảm thích hợp, hàm Mayer được lựa chọn vì tính đơn giản và phổ biến. Kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan R bằng tiêu chuẩn F.
- Xây dựng mô hình N/D ổn định dựa vào quy luật tổng G phổ biến và cự ly cỡ kính bảo đảm cây chuyển cỡ kính trong 5 năm theo quan hệ Zd/D.
Các xử lý, mô hình hóa được tiến hành trong phần mềm thống kê của Excel.
3.3.2.2. Phương pháp đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia:
Thử nghiệm trên rừng đưa vào kinh doanh trong 5 năm đến của một nhóm hộ, khoảng 174 ha, bao gồm các bước chính sau:
Đánh giá tài nguyên rừng
Phân chia, đặt tên, diện tích, mô tả lô và xác định mục tiêu quản lý
rừng
Điều tra rừng có sự tham gia
Phân tích số liệu - ước lượng số cây thu hoạch bền vững
Phân chia, đặt tên, đếm diện tích, mô tả lô, xác định mục tiêu quản lý có sự tham gia:
- Tạo thành các nhóm: Mỗi nhóm 3-4 nông dân và 1-2 cán bộ kỹ thuật
- Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1:10.000 để thúc đẩy người dân tiếp cận phân chia lô rừng theo nguyên tắc: Đồng nhất về trạng thái và chức năng quản lý, sử dụng (phòng hộ, sản xuất, sử dụng đặc biệt). Cộng đồng tự đặt tên lô được hỗ trợ đếm diện tích lô bằng lưới vuông 1x1cm.
- Thảo luận xác định mục tiêu quản lý của lô rừng và các vấn đề và cơ hội của lô rừng đó. Sử dụng hướng dẫn theo sơ đồ để thảo luận mục tiêu quản lý lô rừng với người dân. (Phụ lục 3).
Thử nghiệm điều tra rừng có sự tham gia theo 2 phương pháp: Ô mẫu 300m2
(10x30m) và Bitterlich:
Điều tra ô mẫu có sự tham gia:
- Lựa chọn lô rừng điều tra: Các lô rừng được cộng đồng quyết định đưa vào sử dụng, kinh doanh trong 5 năm đến mới đưa vào điều tra rừng. Các lô rừng phòng hộ và sử dụng đặc biệt trong cộng đồng có thể không cần điều tra, việc quản lý bảo vệ các lô rừng này sẽ được xác định trong bước lập kế hoạch hoạt động của từng lô rừng.
- Phân chia thành các nhóm điều tra rừng. Mỗi nhóm gồm 4 người, 3 nông dân và 1 cán bộ kỹ thuật.
- Tỷ lệ rút mẫu biến động theo diện tích: Số lượng ô mẫu cần điều tra trong một lô rừng phụ thuộc vào các yếu tố diện tích, mức độ biến động của số cây rừng. Thử nghiệm đối với quản lý rừng cộng đồng, tỷ lệ rút mẫu khoảng 1%
diện tích, tổng số ô điều tra là 50 ô. Kết quả điều tra sẽ được kiểm tra sai số để khẳng định mức độ tin cậy của tỷ lệ rút mẫu này.
- Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến hệ thống, trên mỗi tuyến cách nhau 50m đặt một ô mẫu 10x30m (Theo các chuyên gia lâm nghiệp cộng đồng ô mẫu dạng dải áp dụng trong điều kiện cộng đồng có thể biến động từ 200m2
đến 300 m2). Cự ly giữa các tuyến tùy theo yêu cầu số lượng ô mà quyết định trước trên bản đồ.
- Phân công các nhóm theo tuyến điều tra và khả năng hoàn thành công việc trong ngày.
- Tại mỗi vị trí đặt ô mẫu, hoàn tất phiếu điều tra ô mẫu (phụ lục 4). Ô mẫu 10 x 30m được chia thành 3 ô phụ 10x10 m để tiện cho việc đo đếm. Trong ô xác định loài, khả năng cho gỗ hay không và xác định cấp kính cây rừng bằng thước đo chu vi có vạch màu. Ngoài ra để giảm số lượng đo đếm cây nhỏ, phân chia thành 2 bên trái phải của ô để đo đếm: Bên phải đo tất cả các cây có chiều cao từ 1,3 m trở lên, và bên trái chỉ đo các cây có đường kính ngang ngực lớn hơn 10cm (cấp kính từ vạch màu vàng trở lên).
Thước dây màu được dùng để đo cấp kính, những màu sắc khác nhau thể hiện những cấp đường kính khác nhau như trong bảng 3.1. (Trường hợp cấp kính 10 cm).
Bảng 3.1: Phân cấp đường kính cây rừng theo màu sắc
Cấp đường kính (cm) < 10 >10 -20 >20 -30 >30–40 >40–50 > 50
Màu Trắng Vàng Đen Sọc Xanh Chấm
Giá trị cấp kính có thể thay đổi tùy theo tăng trưởng đường kính. Giá trị cỡ kính tốt nhất là bằng giá trị tăng trưởng đường kính trong 5 năm, để các cây ở cấp kính nhỏ có thể chuyển lên cỡ kính lớn hơn trong mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính.
- Thảo luận với nông dân để xác định loài cây có thể sử dụng làm gỗ được không và các công dụng đặc biệt khác.
Thước Bitterlich
Điều tra theo phương pháp Bitterlich có sự tham gia:
- Tại mỗi điểm hệ thống đặt ô mẫu 10x30m, quay một điểm Biterlich. Tổng số là 50 điểm quay theo số ô mẫu.
- Khi quay kết hợp: Xác định loài, cấp kính màu, cây cho gỗ hay không? (Phụ lục 5).
- Dụng cụ: Thước Bitterlich cửa số rộng 1cm và chiều dài thước bằng dây dài 50cm (dụng cụ của Đức).
Kiểm tra dung lượng mẫu, so sánh sai số và chi phí công của hai phương pháp:
- Kiểm tra dung lượng mẫu theo tổng tiết diện ngang của 2 phương pháp điều tra với độ tin cậy 85%.