kế hoạch phát triển rừng 5 năm
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ tiếp cận của cộng đồng Lý do, nguyên nhân Đề xuất giải pháp Thảo luận lập kế hoạch hoạt động 5 năm của từng lô rừng - Đa số các hộ trong nhóm rất quan tâm đến kinh doanh rừng cộng đồng do đó tham gia tích cực và cam kết thực hiện kế hoạch kinh doanh rừng, số ít hộ chưa quan tâm.
- Tiếp cận dễ trong lập kế hoạch cho từng lô rừng. - Bảng biểu đơn giản. - Số ít hộ chưa quan tâm đến tiến trình lập kế hoạch kinh doanh rừng vì. Một là : họ chưa thực sự hiểu và thấy được quyền lợi của việc nhận rừng; Hai là : Thiếu lao động, chưa chăm chỉ trong lao động nói chung và các công việc liên quan đến đi rừng. - Nông dân nòng cốt cần tham gia đầy đủ các bước trong tiến trình lập kế hoạch kinh doanh rừng. - Cần làm cho cộng đồng hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ khi được Nhà nước giao rừng.
- Cần có những chính sách hỗ trợ sau khi giao rừng cho cộng đồng. Tổng hợp kế hoạch phát triển rừng 5 năm Chỉ là một dạng tổng hợp thông tin từ các lô rừng, do đó người biết đọc viết có thể làm được.
Bảng biểu đơn giản. Hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật trong tổng hợp để tránh sai sót và nhầm lẫn.
4.4. Cơ chế hưởng lợi trong thực hiện kế hoạch quản lý rừngcộng đồng cộng đồng
Một trong những vấn đề để bảo đảm cho mô hình quản lý rừng cộng đồng có thể phát triển bền vững là gắn trách nhiệm bảo vệ rừng với quyền lợi của cộng đồng. Chính phủ đã có chính sách hưởng lợi trong giao đất giao rừng thông qua quyết định 178, tuy nhiên quyết định này gặp phải khó khăn trong thực thi vì cách tính toán và tiếp cận là khó với cộng đồng, ngoài ra quy định việc sử dụng rừng theo kiểu truyền
thống nên các khu rừng giao không thể mang lại lợi ích ngay cho cộng đồng. Bên cạnh đó nguyên tắc hưởng lợi cũng chưa rõ ràng, tức là xác định các lợi ích một cách công bằng và chưa tạo ra cơ chế để người dân có thể linh hoạt trong tổ chức quản lý và sử dụng rừng theo nhu cầu, đồng thời vẫn bảo đảm rừng ổn định.
- Vì vậy dựa vào thực tiễn, một số đề xuất thử nghiệm quản lý rừng cộng đồng và dựa vào nguyên tắc lập kế hoạch khai thác rừng trên cơ sở mô hình rừng ổn định đã thảo luận các phần trên.
Hình 4.11: So sánh số cây thực tế với mô hình rừng ổn định theo định kỳ 5 năm làm cơ sở xác định quyền hưởng lợi của quản lý rừng cộng đồng
Hình 4.11 phần A là so sánh số cây thực tế của lô rừng với mô hình số cây ổn định theo cỡ kính; phần B biểu diễn số cây được phép khai thác trong 5 năm theo cỡ kính, đó là số cây vượt lên trên số cây của mô hình; đây chính là phần hưởng lợi của cộng đồng trong giai đoạn đầu tiên, nó chưa phải là phần tăng trưởng do cộng đồng nuôi dưỡng, vì vậy được xem là tạm ứng để họ có thu nhập ngay trong giai đoạn đầu; phần C là biểu diễn tình hình rừng sau 5 năm khai thác đầu tiên; 5 năm tiếp
theo lô rừng được điều tra lại và so với mô hình rừng ổn định như phần D, số cây vượt lên ở các cỡ kính chính là phần tăng trưởng trong 5 năm, và đây chính là phần lợi ích cộng đồng được hưởng.
Phần hưởng lợi của cộng đồng được phân chia làm 2 loại:
- Khai thác rừng để sử dụng trong hộ gia đình, cộng đồng.
- Khai thác rừng với mục đích thương mại.
- Trường hợp khai thác gỗ để sử dụng trong gia đình, nội bộ cộng đồng: Thì việc xác định quyền hưởng lợi và phân chia lợi ích đơn giản hơn. Kết quả thảo luận với cộng đồng trong xây dựng quy ước phân chia lợi ích, trên cơ sở tăng trưởng số cây đã được đưa vào kế hoạch khai thác, cộng đồng được phân phối khai thác đến hộ gia đình.
Trường hợp khai thác gỗ cho mục đích thương mai: Cộng đồng được phép khai thác số cây tăng trưởng khi so với mô hình rừng ổn định; toàn bộ thu nhập từ gỗ khai thác cho mục đích thương mại khuyến nghị được phân chia giữa xã, thôn và hộ gia đình tham gia quản lý sử dụng rừng. Trên cơ sở kế hoạch khai thác rừng trong phần lập kế hoạch 5 năm và thảo luận trong cộng đồng khi xây dựng quy ước phân chia lợi ích, hướng phân chia như sau:
- Nộp thuế tài nguyên: Phần nộp thuế tài nguyên khoảng 15% theo quy định của nhà nước.
- Phân chia cho xã: 10% được phân chia cho UBND xã để hỗ trợ cho ban lâm nghiệp xã phục vụ quản lý giám sát rừng cộng đồng.
- Hưởng lợi của cộng đồng: Phần còn lại 75% cộng đồng được hưởng và phân chia theo quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng do cộng đồng xây dựng.