Đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng trong lập kế hoạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 97 - 103)

hoạch, tính khả thi và hiệu quả kinh tế

Để đánh giá khả năng tiếp cận lập kế hoạch của cộng đồng theo các phương pháp đã thử nghiệm, cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc thực hiện kế hoạch đã lập; đề tài đã tiến hành 3 nội dung:

- Đánh giá cho điểm có sự tham gia về khả năng tiếp cận của cộng đồng trong tất cả các bước lập kế hoạch quản lý rừng.

- Phân tích dự báo về tương lai của quản lý rừng cộng đồng.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và đóng góp của nó trong kinh tế hộ khi thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

Phân tích ma trận cho điểm có sự tham gia về khả năng tiếp cận của cộng đồng trong cả tiến trình lập kế hoạch quản lý rừng:

Tiến trình tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng được sắp xếp lại và thúc đẩy cộng đồng thảo luận đánh giá. Mỗi một bước đề nghị cá nhân nông dân nòng cốt tham gia đánh giá, với thang điểm tối đa là 10. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm đánh giá cho từng bước, công cụ, phương pháp, .. và lấy điểm bình quân. Từ đây phản ảnh được các công cụ, phương pháp nào cộng đồng đã rõ ràng có thể làm được, công cụ phương pháp nào cần có thời gian đào tạo, hoặc cần sự hỗ trợ từ cán bộ thúc đẩy. Kết quả trình bày trong bảng 4.22.

Trên cơ sở điểm đánh giá trong bảng 4.22 cho thấy một số bước, công cụ cần quan tâm hỗ trợ để cộng đồng có thể tiếp cận tốt hơn, đó là: i) Đếm diện tích đơn giản theo lưới ô vuông 1x1cm (1ha trên bản đồ 1:10.000), những người dân biết chữ, trẻ tiếp cận tốt, tuy nhiên một số người già, không biết chữ thì bị hạn chế, đồng thời cách giải thích để người dân có thể hiểu việc suy diện tích trên bản đồ với thực địa; do vậy trong bước này cần làm chậm và giải thích và lấy ví dụ cụ thể; ii) Tổng hợp số liệu từ các ô mẫu cho từng lô rừng, đây là bước khá thử thách với người dân, thông thường cán bộ kỹ thuật hỗ trợ tổng hợp, tuy nhiên trong tương lai cần hướng dẫn cho nhóm nông dân nòng cốt cách làm để họ chủ động trong lập kế hoạch; iii) Tổng hợp kế hoạch 5 năm của thôn buôn, đây chỉ là bước tổng hợp bảng biểu, tuy nhiên cũng cần soạn thảo sẵn các mẫu biểu bảng để cộng đồng có thể xây dựng kế hoạch 5 năm thuận tiện và trình duyệt.

Bảng 4.22: Đánh giá cho điểm của cộng đồng về phương pháp lập kế hoạch Công việc lập kế

hoạch

Mô tả tóm tắt Cho điểm (10 tối đa) Tổng điểm Trung bình

Nhận xét

Giải pháp khắc phục (điểm thấp) Phân chia lô rừng,

đếm diện tích

- Định hướng bản đồ - Phân chia lô - Đặt tên lô - Xác định loại rừng - Đếm diện tích 10, 10, 10, 10, 10, 10. 10, 10, 9, 10, 2, 7. 10, 10, 10, 10, 9, 5. 10, 10, 10, 9, 8, 10. 5, 10, 10, 6, 5, 10. 60/6=10 48/6=8 54/6=9 57/6=9,5 46/6=7,6

Điểm mạnh: Người dân có khả năng đặt tên lô, xác định loại rừng dễ dàng theo kinh nghiệm, tiếp cận được với bản đồ kỹ thuật.

Hạn chế:Đếm diện tích và phân chia lô còn hạn chế.

Giải pháp:Cần giải thích và minh họa về tiêu chuẩn phân chia lô rõ ràng. Tập huấn, hướng dẫn, người dân về đếm diện tích đơn giản.

Xác định mục tiêu lô

rừng 10, 10, 10, 7, 6, 9. 52/6=8,6

Điểm mạnh:Cộng đồng tham gia tốt dựa vào nhu cầu và kinh nghiệm quản lý rừng của họ

Điều tra rừng - Xác định số ô mẫu - Xác định tuyến - Lập ô mẫu - Đo cây - Xác định tên cây 5, 8, 6, 4, 7, 5. 10, 10, 10, 10, 3, 7. 10, 10, 10, 10, 4, 10. 10, 10, 10, 10, 10, 10. 10, 9, 10, 8, 10, 10. 35/6=5,8 50/6=8,3 54/6=9 60/6=10 57/6=9,5

Điểm mạnh: Người dân làm rất tốt các công việc như đo cấp kính cây theo thước màu, lập ô mẫu, xác định tên cây và công dụng.

Hạn chế: Khó khăn trong xác định bao nhiêu ô mẫu cho lô rừng: Cộng đồng chưa biết nhiều về phương pháp rút mẫu, quy đổi phần trăm, diện tích ha, diện tích ô mẫu.

Giải pháp: Hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật và lập bản tra số ô mẫu theo diện tích lô

Công việc lập kế hoạch

Mô tả tóm tắt Cho điểm (10 tối đa) Tổng điểm Trung bình

Nhận xét

Giải pháp khắc phục (điểm thấp)

Giải pháp: Đây là bước cần sự hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy người biết hướng dẫn người chưa biết

Xác định nhu cầu gỗ củi

10, 10, 10, 10, 10, 10. 60/6=10 Điểm mạnh:Cộng đồng tiếp cận thuận lợi theo công cụ này. Vì đây là thảo luận trực tiếp nhu cầu sử dụng lâm sản hàng ngày của chính họ

Cân đối cung cầu

lâm sản 7, 10, 10, 10, 10, 4. 51/6=8,5

Hạn chế:Tổng hợp số liệu cung cấp từ nhiều lô rừng và so với nhu cầu trong 5 năm.

Giải pháp:Đây là bước cần sự hỗ trợ kỹ thuật

Lập kế hoạch 5 năm

lô rừng và tổng hợp 6, 10, 10, 10, 10, 10. 56/6=9,3

Điểm mạnh:Tổng hợp đơn giản

Giải pháp: Cũng cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài để việc tổng hợp không sai sót

Phân tích trường lực về viễn cảnh của thực hiện kế hoạch quản lý rừng:

Sử dụng công cụ phân tích trường lực gồm 4 mảng thông tin: Hiện tại (Điểm mạnh, Yếu) – Tương lai – Cơ hội – Thử thách, để thảo luận về tính hiện thực của quản lý rừng cộng đồng trong khu vực. Kết quả phản ánh trong hình 4.14.

Hình 4.14: Phân tích trường lực về tương lai của quản lý rừng cộng đồng

Kết quả cho thấy khi kết thúc lập kế hoạch, cộng đồng sẽ đối mặt với các thử thách: Cơ chế quản lý nhà nước về quản lý rừng cộng đồng chưa được hình thành, do vậy sẽ khó khăn cho họ trong tiếp cận phê duyệt và tổ chức thực hiện và phương tiện sản xuất lâm nghiệp như công cụ máy móc khai thác rừng không có.

Các thử thách này chủ yếu là các vấn đề mà các cấp chính quyền và cơ quan quản lý lâm nghiệp cần quan tâm để hỗ trợ cho tiến tình quản lý rừng cộng đồng trong thời gian đến.

Tuy nhiên tiềm năng quản lý rừng cộng đồng cũng đã được khẳng định thông qua đánh giá điểm mạnh và các cơ hội cũng như kỳ vọng của cộng đồng trong tham gia quản lý rừng. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự quan tâm, mong muốn của

Hiện tại:

- Mạnh :

+ Có kế hoạch ổn định cho kinh doanh rừng trong 5 năm.

+ Công đồng có mong muốn kế hoạch được thực thi.

+ Lao động nhiều, thành thạo khu vực rừng được giao nên rất thuận lợi trong công tác kinh doanh rừng.

- Yếu :

+ Một số hộ chưa thấy rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi Nhà nước giao rừng.

Tương lai:

- Giảm tỷ lệ nghèo đói

- Tăng tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp trong kinh tế hộ - Quản lý rừng lâu dài

Cơ hội :

- Tạo nguồn thu nhập từ rừng - Tạo thêm việc làm, có nguồn thu thường xuyên/hàng năm từ rừng.

- Nâng cao năng lực về quản lý kinh doanh rừng cho cộng đồng.

Thử thách :

- Khó khăn trong việc phê duyệt kế hoạch đã lập.

- Thủ tục khai thác rừng cộng đồng còn quá mới lạ, chưa biết cách.

- Phương tiện cơ giới hóa khai thác, vận chuyển gỗ.

- Ranh giới giáp làng Toak có nguy cơ lấn chiếm làm nương rẫy.

người dân được quản lý rừng lâu dài và có được lợi ích, lâm nghiệp sẽ là nguồn thu nhập quan trọng trong đời sống của cả cộng đồng. Đây cũng chính là mục tiêu của chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng của chính phủ.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của quản lý rừng cộng đồng:

Để đánh giá tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng trong đời sống kinh tế hộ, tiến hành phân tích đánh giá theo các bước sau:

- Phân tích kinh tế hộ: Rút mẫu 8 hộ, bao gồm 3 nhóm kinh tế hộ là khá, trung bình và nghèo theo chuẩn nghèo mới. Mỗi hộ tiến hành phân tích các cấu phần tạo nên thu nhập của hộ hàng năm, đồng thời xác định tỷ trong nguồn thu từ rừng trong kinh tế hộ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.23: Tỷ trọng thu nhập từ rừng của hộ gia đình biến động từ 5 – 15% trong tổng thu nhập kinh tế hộ, bao gồm các thực phẩm cho sử dụng; bán măng, mật ong, thú rừng .... Như vậy cho thấy đời sống và kinh tế hộ gắn bó khá chặt chẽ với tài nguyên rừng, đặc biệt là hộ nghèo, mức độ phụ thuộc cao hơn cả, tỷ trọng thu từ rừng chiếm gần 15% tổng thu nhập.

Bảng 4.23: Thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ rừng trong kinh tế hộ

(Chưa thực hiện quản lý rừng cộng đồng)

Nhóm kinh tế hộ Thu nhập từ lâm nghiệp (VND/hộ/năm) Tổng thu theo nhóm kinh tế hộ (VND/hộ/năm) Tỷ trọng lâm nghiệp trong kinh tế hộ (%) Nghèo 633.333 4.833.333 14,4 Trung bình 416.667 11.766.667 4,8 Khá 1.625.000 14.035.000 8,4 Trung bình chung 891.666 6.878.333 9,2

- Dự báo tiềm năng thu nhập của cộng đồng và hộ khi thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:

Trên cơ sở kế hoạch chặt chọn rừng trong 5 năm đã lập, tiến hành dự báo tiềm năng thu nhập khi thực hiện kế hoạch.

Từ số cây khai thác, ước lượng thể tích cây và tổng trữ lượng cây đứng khai thác nhờ biểu thể tích cây đứng (Đề tài lâm nghiệp cộng đồng Gia Lai – Phụ lục 12). Căn cứ vào giá cả gỗ hiện tại của thị trường tỉnh Gia Lai, tính toán tổng thu và phân chia lợi ích cho xã, thôn theo đề xuất hưởng lợi đã nghiên cứu phần trên. Kết quả thể hiện trong bảng 4.24.

Bảng 4.24: Thu nhập từ rừng của nhóm hộ và hộ gia đình thông qua kế hoạch quản lý rừng 5 năm Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Các chỉ tiêu Số cây (Chấm: >50cm) 600 600 500 600 600 Thể tích bình quân cây khai thác V (m3)/cây 2,193 2,193 2,193 2,193 2,193 Tổng thể tích cây đứng khai thác M (m3) 1.316 1.316 1.097 1.316 1.316 Tỷ lệ lợi dụng gỗ tròn (60% ) 789 789 658 789 789 Đơn giá VND/m3 1.315.000 1.315.000 1.315.000 1.315.000 1.315.000 Thành tiền (VND) 1.038.166.200 1.038.166.200 865.138.500 1.038.166.200 1.038.166.200 Thuế tài nguyên (15%)

(VND) 155.724.930 155.724.930 129.770.775 155.724.930 155.724.930 UBND xã (10%) (VND) 103.816.620 103.816.620 86.513.850 103.816.620 103.816.620 Tổng thu cộng đồng (VND) 778.624.650 778.624.650 648.853.875 778.624.650 778.624.650 Quỹ cộng đồng 20% (VND) 155.724.930 155.724.930 129.770.775 155.724.930 155.724.930 Tiền phân chia hộ theo

quy ước (VND) 622.899.720 622.899.720 519.083.100 622.899.720 622.899.720 Số hộ trong thôn (Hộ) 71 71 71 71 71 Bình quân thu nhập VND/hộ/năm 8.773.235 8.773.235 7.311.030 8.773.235 8.773.235 Bình quân chung VND/hộ/năm 8.480.794

Kết quả cho thấy ngoài việc tạo ra quỹ cộng đồng để phát triển rừng, thì bình quân mỗi năm, mỗi hộ tăng thêm thu nhập khoảng 8,5 triệu đồng từ quản lý rừng cộng đồng. Đây là nguồn thu đều đặn trong từng năm của các hộ và cả cộng đồng.

Từ đây tính toán lại tiềm năng thu nhập của hộ gia đình khi tham gia quản lý rừng cộng đồng, lúc này tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp so với tổng thu nhập hộ lên đến 44,0 – 68,5%, đặc biệt là người nghèo thì tỷ trọng này chiếm cao nhất là 68,5%.

Kết quả ở bảng 4.25: Qua phân tích kinh tế cho thấy vai trò của quản lý rừng trong đời sống kinh tế hộ. Nếu quản lý rừng tốt thì lâm nghiệp chiếm trên 50% trong kinh tế hộ, và thu nhập này được duy trì ổn định đồng thời với sự bền vững của tài nguyên rừng.

(Khi thực hiện quản lý rừng cộng đồng) Nhóm kinh tế hộ Thu nhập từ lâm nghiệp truyền thống (VND/hộ/năm) Thu nhập lâm nghiệp từ quản lý rừng cộng đồng (VND/hộ/năm) Tổng thu trung bình nhóm kinh tế khi thực hiện quản lý rừng cộng đồng (VND/hộ/năm) Tỷ trọng lâm nghiệp trong kinh tế hộ (%) Nghèo 633.333 8.480.794 13.314.127 68,5 Trung bình 416.667 8.480.794 20.247.461 44,0 Khá 1.625.000 8.480.794 22.515.794 44,9 Trung bình chung 891.666 8.480.794 18.692.460 52,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 97 - 103)