rừng cộng đồng
Trong quản lý rừng cộng đồng, cần xây dựng một quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở luật tục truyền thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng và các quy định của pháp luật, để áp dụng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng của người dân và của Chính phủ.
Việc xây dựng quy ước với các công cụ và kỹ năng thích hợp giúp cho người dân tự phân tích tài nguyên rừng, tình hình quản lý bảo vệ rừng của địa phương; từ đó tự đưa ra ý tưởng, quy định cho bản quy ước và họ sẽ là người tổ chức thực hiện quy ước đó trong quản lý rừng. Một quy ước đầy đủ bao gồm các vấn đề liên quan đến: Bảo vệ rừng, sử dụng rừng, trách nhiệm, quyền lợi, xử phạt, khen thưởng, ...
Trong phạm vi đề tài, định hướng tập trung vào lập quy ước về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý rừng theo kế hoạch đã lập. Đây là điều cần làm trước tiên để có thể tổ chức quản lý rừng cộng đồng khi kế hoạch được phê duyệt. Do vậy nội dung quy ước trình bày trong đề tài này chỉ tập trung vào các khía cạnh trách nhiệm các bên và phân chia lợi ích, xử phạt và bồi thường; các quy ước về quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ được cộng đồng tiếp tục phát triển trong tiến trình quản lý của mình. Trên cơ sở đó cộng đồng đã tham gia xây dựng quy ước về quyền lợi và trách nhiệm, kết quả xây dựng quy ước tại địa phương nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.20.
Bảng 4.20: Quy ước về quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý kinh doanh rừng
Chủ đề Quy định
Trách nhiệm của Ban quản lý rừng thôn, nhóm trưởng phó
- Tổ chức thôn làng lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng. - Đôn đốc các hộ tham gia bảo vệ rừng, tuần tra canh gác rừng.
- Tổ chức phân chia lợi ích trong nội bộ thôn và quyết định các hình thức xử phạt.
Chủ đề Quy định của hộ gia
đình trong quản lý kinh doanh rừng
hộ/tổ, tuần tra bảo vệ rừng 3 lần/tháng, sau đó luân phiên đến tổ khác. Đặc biệt vào mùa khô tăng cường công tác tuần tra để phát hiện phá rừng, cháy rừng.
- Tham gia thực hiện kế hoạch quản lý kinh doanh rừng, mỗi hộ cử một người tham gia. Khi có việc đột xuất (cháy rừng, bắt lâm tặc) thì tất cả các thành viên trong hộ/ nhóm phải tham gia.
- Tham gia họp, thảo luận các hoạt động quản lý kinh doanh rừng. Các hộ trong nhóm 1 tháng họp 1 lần, họp toàn thôn 3 tháng 1 lần. - Nộp thuế tài nguyên và các nghĩa vụ khác cho Nhà nước.
- Trả lại rừng khi Nhà nước cần thu hồi cho mục tiêu Quốc gia.
Sử dụng rừng cho gia dụng
Người được phép khai thác gỗ làm nhà: Nhà tạm, tách hộ, sửa lại nhà, phải làm đơn xin nhóm/thôn. Khi nhóm, thôn, xã đồng ý mới được phép khai thác.Không được phép lợi dụng xin gỗ làm nhà để bán gỗ. - Chọn vị trí khai thác: Hộ gia đình tìm cây trước sau đó báo cho nhóm để quyết định.
- Khối lượng khai thác : 8 cây kẻ sọc, 2 cây xanh và 4 cây chấm
Sử dụng rừng cho mục đích thương mại
- Khai thác gỗ củi phải theo kế hoạch 5 năm và hàng năm đã được xã, huyện phê duyệt.
- Hộ gia đình/nhóm hộ không được tự ý khai thác gỗ củi để bán mà không theo kế hoạch đã phê duyệt.
- Huy động lao động để tổ chức tìm cây, tổ chức khai thác gỗ củi, vệ sinh rừng sau khai thác và trồng thêm cây vào những nơi đất trống.
Các phân chia lợi ích từ thương mại: - Cho ban quản lý rừng thôn, nhóm trưởng - Cho quỹ để phát triển
Sau khi trừ các chi phí: Thuế tài nguyên, phân chia cho xã; chi phí khai thác và các khoản chi phí khác, phần còn lại được phân chia như sau :
- Mức độ được hưởng phụ thuộc vào bảng chấm công của nhóm, nếu hộ nào tham gia đầy đủ các công việc được hưởng hệ số 1,0
- Thiếu ngày nào trừ tiền công ngày đó (lấy hộ có số công tham gia đầy đủ làm chuẩn).
- Khai thác rừng không thuộc nhóm mình thì được hưởng hệ số 0,8. - Nhóm phó được hưởng hệ số 1,2.
Chủ đề Quy định rừng
- Cho hộ
- Nhóm trưởng được hưởng hệ số 1,3.
- Trưởng ban quản lý rừng thôn được hưởng hệ số 1,4.
- Phó ban và các thành viên trong Ban quản lý rừng thôn được hưởng hệ số 1,25.
- Trích 20% để phát triển rừng: Mua cây giống trồng bổ sung nơi thiếu cây, trồng rừng mới nơi đất trống. Làm quỹ khen thưởng.
- Nhóm trưởng/phó và Ban quản lý rừng thôn không hoàn thành nhiệm vụ thì được hưởng lợi như hộ bình thường.
- Hưởng lợi từ rừng trồng: Khi khai thác hộ/nhóm hộ được hưởng 100% giá trị sản phẩm nếu tự bỏ vốn ra.
- Được Nhà nước đền bù công lao động, vốn đầu tư cho hộ/nhóm hộ khi Nhà nước có nhu cầu thu hồi lại rừng.
Khen thưởng Người phát hiện khai thác gỗ trái phép được hưởng:
- Phát hiện lâm tặc vào rừng khai thác được hưởng 30.000 đồng/vụ. - Phát hiện vụ khai thác gỗ trái phép được hưởng 25 % giá trị gỗ thu được.
- Người phát hiện đốt nương làm rẫy được hưởng 30.000 đồng/vụ.
Xử phạt, bồi thường
Vi phạm khai thác gỗ trái phép:
- Vi phạm nhỏ (ngay từ lần vi phạm đầu tiên): 1 đến 2 cây màu kẻ sọc (30-40 cm) xử lý tại thôn và phạt 100.000 đồng.
- Vi phạm từ 2 cây màu kẻ sọc trở lên thì tịch thu lâm sản và phương tiện vận chuyển, sau đó báo cáo cho UBND xã, huyện giải quyết. Phát nương làm rẫy:
- Rừng già: Nhóm trưởng, Ban quản lý rừng cộng đồng thôn có trách nhiệm báo cáo với UBND xã.
- Làm cháy rừng: Mức độ thấp dưới 1 sào (1000m2) cảnh cáo tại thôn, từ 1 sào đến 5 sào phạt tiền 500.000 đến 1.000.000 đồng, trên 5 sào thì lập biên bản gửi UBND xã và cấp có thẩm quyền xử lý.
Khi phát hiện sang nhượng đất rừng trái phép thì phải báo ngay UBND xã giải quyết.
Kết quả ở bảng 4.20 cho thấy: Chính cộng đồng đã có tổ chức rất chặt chẽ trong việc phân công trách nhiệm và phân chia lợi ích từ rừng cộng đồng. Quy ước này cần được trình cho UBND huyện phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Trên cơ sở quy ước có tính pháp lý cao hơn để có thể áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng.
Để xem xét tính khả thi của quy ước, thảo luận với cộng đồng theo phương pháp SWOT, trình bày trong bảng 4.21.
Bảng 4.21: Phân tích SWOT về tính khả thi của quy ước S (điểm mạnh)
- Tổ chức cộng đồng chặt chẽ, đoàn kết.
- Có nhiều lao động.
- Thay đổi nhận thức về rừng, không phá rừng, đốt rừng khu vực được giao.
- Bảo vệ được tài nguyên rừng mà Nhà nước giao.
W (điểm yếu)
- Hầu như lao động chưa qua các lớp đào tạo, trình độ văn hóa hạn chế.
- Một số hộ thiếu lao động; có hộ chưa chăm chỉ/tích cực tham gia trong tiến trình quản lý kinh doanh rừng.
- Nhiều hộ chưa hiểu rõ quyền lợi khi được Nhà nước giao rừng.
O (cơ hội)
- Tăng nguồn thu từ rừng.
- Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh rừng.
- Giữ tài nguyên rừng cho con cháu sau này.
T (thử thách)
- Dân số tăng nhanh.
- Thủ tục hành chính về xin phép khai thác gỗ đối với cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn. - Tính pháp lý về xử phạt vi phạm rừng cộng đồng của thôn còn hạn chế.
Kết quả phân tích SWOT với sự tham gia của cộng đồng về tính khả thi của quy ước đã phản ảnh đầy đủ 04 khía cạnh của tiến trình này: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thử thách. Về mặt nội tại của phương pháp đã chứng minh có nhiều ưu điểm như cộng đồng là người đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thử thách. Đây chính là cơ sở quan trọng để phát triển cách tiếp trong lập quy ước có sự tham gia.