Phương pháp thẩm định, đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 62 - 79)

tham gia

Một trong vấn đề quan trọng của lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là đưa ra giải pháp điều tra, thẩm định tài nguyên rừng có sự tham gia. Có nghĩa là từ các cơ sở khoa học của điều tra rừng, phát triển các cách tiếp cận, phương pháp phù hợp, đơn giản mà cộng đồng có thể tiếp cận được, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm độ tin cậy nhất định để lập kế hoạch. Điều này là cơ sở quan trọng của tiến trình quản lý rừng cộng đồng, cộng đồng phải là người chủ động điều tra, làm chủ được các dữ liệu thông tin về rừng để có thể thảo luận các giải pháp quản lý rừng của chính họ.

Các bước của việc xây dựng phương pháp thẩm định rừng được kế thừa từ các dự án quản lý rừng cộng đồng đã tiến hành trong nước, từ đó đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng; đồng thời tìm kiếm bổ sung và thử nghiệm thêm một số giải pháp để lựa chọn phương pháp thích hợp.

4.2.1. Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích các lô rừng

Đặt tên lô rừng theo tiếng địa phương

Hình 4.7: Sơ đồ các bước phân chia lô rừng

Kết quả phân chia lô rừng được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tên các lô rừng, loại rừng và diện tích TT Tên lô Trạng thái rừng theo tên gọi địa

phương Diện tích (ha)

1 Chơ Khe Non 37

2 Dun Nghèo 25

3 Thơ Yoăn Nghèo 27

4 Yang Kloh Già 18

5 Jao Non 29

6 A Manh Non 55

7 Trel Hoa Non 35

8 H’De Già 57

TT Tên lô Trạng thái rừng theo tên gọi địa

phương Diện tích (ha)

Nghít

10 Thung Bôm Già 27

11 Lan Lồ ô 18

12 Xơ Weo Già 77

Tổng cộng 425 Loại rừng: Già 179 Nghèo 72 Non 156 Lồ ô 18

Hình 4.8: Bản đồ khoanh vẽ lô rừng do cộng đồng thực hiện

Trên cơ sở tổ chức có sự tham gia phân chia lô rừng trên bản đồ, quan sát, ghi nhận khả năng tiếp cận của cộng đồng, kết quả ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Đánh giá sự tham gia và khả năng tiếp cận của cộng đồng trong phân chia lô rừng

Chỉ tiêu đánh giá Mức độ tiếp cận của cộng đồng Lý do, nguyên nhân Đề xuất giải pháp Điều cần lưu ý Nhận diện bản đồ trạng thái rừng 1:10.000 - Định hướng tốt, chính xác. - Xác định địa điểm tốt.

- Chỉ số ít người nhận biết được đường đồng mức.

- Nhận biết tình hình rừng một số lô chưa rõ loại rừng (nghèo, non, đất trống).

Đã tham gia tiến trình giao đất giao rừng. Trong quá trình giao đất giao rừng cần có sự tham gia của cộng đồng trong việc xác lập ranh giới, phân chia rừng và xác định vị trí ở ngoài thực địa. Khoanh vẽ và đặt tên rừng - Xác định tốt mục đích quản lý lô rừng. Lô nào để sản xuất, lô nào để phòng hộ.

- Khoanh vẽ các đường chính, sông, suối đầy đủ và tương đối chính xác.

- Đặt tên lô rất đơn giản đối với cộng đồng.

Những người đi rừng nhiều (đi săn thú) thì biết rất rõ vị trí các lô rừng. Nên rất đơn giản đối với họ khi khoanh vẽ và đặt tên các lô rừng.

Cần thu hút sự tham gia của nông dân nòng cốt có kinh nghiệm về rừng.

Đo đếm diện tích

Thanh niên đo đếm diện tịch tốt hơn, nhanh hơn những người lớn tuổi/ người không biết đọc.

Liên quan đến khả năng đọc viết.

Người biết sẽ hướng dẫn người chưa biết trong cộng đồng.

Kiểm tra ranh giới bằng GPS

Những nơi có ranh giới tự nhiên như sông, suối, đường ... ranh giới lô chính xác, còn những nơi không có ranh giới tự nhiên, dùng ranh giới nhân tạo để phân chia lô thì sai lệch vị trí phân chia lô giữa bản đồ và thực địa tương đối lớn (lên đến hàng trăm mét).

Những nơi bằng phẳng khó nhận biết ở trên bản đồ và ngoài thực địa, nên những lô này có sai số lớn khi đối chiếu ở ngoài thực địa.

Khi phân chia lô rừng cần phải dựa vào các đặc điểm dễ nhận biết/ xác định ngoài thực địa như: suối, sông, đường dông, đỉnh núi, địa danh...

Từ kết quả quan sát, đánh giá cho thấy việc phân chia lô rừng, xác định diện tích với phương pháp trên có những ưu điểm như sau:

Ưu điểm: Khác với phương pháp PRA trước đây cho rằng người dân không thể tiếp cận được bản đồ kỹ thuật, do vậy chỉ vẽ bằng than, giấy bút hoặc sa bàn. Kết quả PRA thường cho người trong và ngoài rõ ràng về hiện trạng sử dụng đất, rừng; nhưng không thể xác định chính xác vị trí, đặc biệt là diện tích. Phương pháp tiếp cận này đã cho thấy người dân dễ dàng hiểu được bản đồ và sử dụng nó có độ tin cậy chấp nhận được khi khoanh vẽ và đo diện tích; đây là lần đầu tiên các cộng đồng dân tộc thiểu số có khả năng giám sát các lô rừng và diện tích trên bản đồ và thực địa.

4.2.2. Mô tả lô rừng và xác định mục tiêu quản lý rừng

Kết quả thảo luận xác định mục tiêu quản lý các lô rừng với cộng đồng được thể hiện ở bảng 4.5 và kết quả quan sát đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.5: Mục tiêu quản lý 12 lô rừng Tên lô rừng

Loại rừng Diện tích

Vấn đề Cơ hội Mục tiêu quản lý

A Manh Non 55 ha - Gần nên dễ bảo vệ rừng nhưng khó quản lý vì dễ bị phá rừng để làm nương rẫy. - Đất bằng, tốt nên dễ bị chuyển đổi sang nông nghiệp.

- Địa hình bằng phẳng.

- Có nhiều cây gỗ tái sinh, nơi trống có thể trồng rừng nguyên liệu.

- Khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Nơi không có cây gỗ tái sinh thì trồng rừng Bạch đàn. Trel Hoa Non 35 ha Đất bằng phẳng, gần nơi ở nên khó quản lý vì dễ bị phá rừng để làm nương rẫy.

- Có nhiều cây gỗ tái sinh.

- Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc bảo vệ rừng.

- Khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Nơi không có cây gỗ tái sinh thì trồng rừng Bạch đàn.

Tên lô rừng Loại rừng

Diện tích

Vấn đề Cơ hội Mục tiêu quản lý

A Long A Nghít

Nghèo 20 ha

- Lâm trường đã khai thác.

- Vẫn còn nhiều cây gỗ nhưng chất lượng gỗ kém.

- Địa hình tương đối bằng.

Còn nhiều cây gỗ lớn, có thể khai thác, nhiều LSNG.

- Nuôi dưỡng rừng. -Tỉa thưa vệ sinh rừng.

- Trồng Gió bầu dưới tán rừng.

H’De Già 57 ha

- Lâm trường đã khai thác.

- Vẫn còn nhiều cây gỗ nhưng chất lượng gỗ kém.

- Địa hình tương đối bằng.

- Còn nhiều cây gỗ lớn, có thể khai thác, nhiều LSNG.

- Nuôi dưỡng rừng. - Tỉa thưa vệ sinh rừng, khai thác gỗ. Trồng Gió bầu dưới tán rừng. Thung Bôm Già 27 ha - Xa nơi ở. - Tương đối dốc. - Nhiều đá lộ đầu. - Còn nhiều cây gỗ lớn. - Cung cấp măng và cây thuốc... - Rừng sản xuất gỗ với giải pháp khai thác những cây ở cấp kính dư. - Bảo vệ rừng, vệ sinh rừng. Lan Lồ Ô 18 ha - Xa nơi ở. - Địa hình dốc và nhiều đá lộ đầu. - Cho lồ ô.

- Xa nên dân khó lên lấy lồ ô.

Bảo vệ rừng lồ ô để làm thức ăn và nơi cư trú cho động vật rừng. Xơ Weo Rừng thiêng 77 ha - Xa nơi ở. - Địa hình dốc và nhiều đá lộ đầu. - Rừng dễ bảo vệ. Nhiều cây gỗ lớn Rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước, nghiêm cấm không được chặt cây. Yang Kloh Già 18 ha - Tương đối bằng phẳng. - Tương đối gần. - Nhiều cây gỗ lớn, gỗ quý, lâm sản ngoài gỗ. - Dễ quản lý bảo vệ. - Rừng sản xuất gỗ theo cách chỉ chặt chọn những cây dư ra ở các cấp kính để giữ vững rừng lâu dài.

Tên lô rừng Loại rừng

Diện tích

Vấn đề Cơ hội Mục tiêu quản lý

Nghèo 27 ha - Nếu bảo vệ rừng tốt thì rừng vẫn có khả năng khai thác gỗ lớn. sóc rừng, chỉ chặt chọn những cây dư ra ở các cấp kính để giữ vững rừng lâu dài. Dun Nghèo 25 ha Khó bảo vệ vì có người vào chặt trộm những cây gỗ quý. - Gần nơi ở. - Rừng còn cây gỗ lớn, gỗ quý nhiều lâm sản ngoài gỗ. Rừng sản xuất gỗ, lồ ô với giải pháp nuôi dưỡng rừng và bảo vệ rừng.

Jao Non 29 ha

- Gần nương rẫy nên rất dễ cháy rừng. - Đất xấu, có nhiều đá lộ đầu. Có thể trồng rừng nguyên liệu. Nơi nào đất trống, bằng, tốt thì trồng Bạch đàn. Chơ Khe Non 37 ha - Xa nơi ở. - Nhiều đá lộ đầu. Đất xấu.

Khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng.

Bảng 4.6: Đánh giá sự tham gia và khả năng tiếp cận của cộng đồng trong phân tích tình hình và xác định mục tiêu quản lý lô rừng

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ tiếp cận của cộng đồng

Lý do, nguyên nhân Đề xuất giải pháp Phân tích

vấn đề, cơ hội

- Thuận lợi vì phân tích trực tiếp cho từng lô rừng. - Cộng đồng có hiểu biết từng lô rừng.

Nhờ vào việc phân chia lô rừng có sự tham gia nên dễ đưa thực tiễn vào thảo luận.

Cung cấp thông tin về chính sách quyền lợi, đầu tư lâm nghiệp để người dân tiếp cận và thảo luận.

Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ tiếp cận của cộng đồng

Lý do, nguyên nhân Đề xuất giải pháp Phân loại rừng theo mục đích của cộng đồng - Cộng đồng đã có định hướng rõ ràng trong quản lý rừng địa phương, do vậy thuận lợi trong tiếp cận.

- Cộng đồng đã biết phân loại thành rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Công cụ đơn giản dễ tiếp cận thông qua thảo luận nhóm. Cuộc sống của cộng đồng đang còn phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Nên họ có định hướng rất rõ về các khu rừng của họ để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm cung cấp thức ăn hàng ngày từ rừng và nhu cầu bảo vệ đầu nguồn. Các bên liên quan cần hỗ trợ cộng đồng thực hiện luật tục, truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Xác định mục tiêu lâu dài của lô rừng

Tiếp cận được với cách xác định mục tiêu cụ thể như: - Khai thác - Nuôi dưỡng - Làm giàu - Bảo vệ - Nhận thức được lợi ích của việc nhận rừng đối với đời sống lâu dài của cả cộng đồng.

- Xuất phát từ nhu cầu lâm sản và thu nhập kinh tế từ rừng của cộng đồng .

Mô tả mục tiêu phải cụ thể, đơn giản dựa vào nhu cầu cộng đồng và hiện trạng rừng. Từ kết quả xác định mục tiêu quản lý các lô rừng cho thấy trong khu vực giao rừng, theo quy định của nhà nước đây là rừng sản xuất, nhưng cộng đồng vẫn quy hoạch một số lô rừng là phòng hộ hoặc sử dụng đặc biệt, không tác động khai thác.

4.2.3. Phương pháp điều tra rừng có người dân tham gia

Kết quả thảo luận với cộng đồng, thống nhất có 6 lô rừng được đưa vào kinh doanh trong 5 năm, các lô rừng được đưa vào điều tra để làm cơ sở lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm đến. Kết quả như ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Số lượng ô mẫu thẩm định tài nguyên các lô rừng

TT Tên lô Loại rừng Diện tích

(ha) Điểm quay BitterlichSố ô mẫu điều tra

1 Dun Nghèo 25 7

2 Thơ Yoăn Nghèo 27 7

3 Yang Kloh Già 18 7

4 H’ De Già 57 15

5 A Long A Nghít Nghèo 20 7

6 Thung Bôm Già 27 7

Tổng cộng 174 50

Kiểm tra sai số của hai phương pháp ô mẫu và Bitterlich :

Xử lý các chỉ tiêu thống kê kiểm tra sai số của hai phương pháp, với độ tin cậy trong quản lý rừng cộng đồng đề xuất chấp nhận P = 0,85, tính sai số % của từng phương pháp; và với sai số cho trước là 15% tính ngược lại dung lượng mẫu cho từng phương pháp. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Tổng hợp so sánh sai số giữa hai phương pháp điều tra rừng Số ô

điều tra/ Số điểm Bitterlich

Sai số % với độ

tin cậy 85% Nct với sai số15%

Trung bình G/ha Chênh lệch G: Ô mẫu / Bitterlich Lô rừng Diện tích (ha) Tổng hợp theo G Tổng hợp theoG Bitterlich Ô mẫu Bitterlich Ô mẫu Bitterlich Ô mẫu Dun 25 7 12 16 4 8 17,9 47,2 2,6 H’De 57 15 4 8 1 4 17,6 47,3 2,7 Yang Kloh 18 7 5 16 1 8 20,4 52,6 2,6 Thung Bôm 27 7 7 9 1 2 19,1 51,4 2,7 A Long A Nghít 20 7 9 14 3 6 15,6 41,4 2,7 Thơ Yoăn 27 7 8 18 2 10 19,1 51,8 2,7 Trung bình/tổng 50 7 14 12 39 18,3 48,6 2,7

Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy :

- Sai số của phương pháp Bitterlich: Trung bình chung với số điểm quay Bitterlich là 50, ở độ tin cậy P = 0,85, thì sai số là 7%; nếu sai số cho trước 15% thì

Nct=12 nghĩa là cần phải quay 12 điểm Bitterlich. Như vậy số điểm quay Bitterlich theo yêu cầu rất ít và hầu hết các lô điều tra đều dư số điểm quay.

- Sai số của phương pháp ô mẫu: Trung bình chung với số ô mẫu điều tra là 50 ô, ở độ tin cậy P=0,85, thì sai số là 14%; nếu sai số cho trước 15% thì Nct=39 nghĩa là cần phải điều tra 39 ô. Kết quả cho thấy đối với từng lô, số ô mẫu có thể đủ hoặc thiếu một ít; nhưng tính chung cho các lô rừng là bảo đảm.

- So sánh hai phương pháp: Trong thực tế phương pháp ô mẫu là phương pháp đo trực tiếp cây trong ô và suy ra cho lô rừng, trong khi đó Bitterlich đo gián tiếp cây, do vậy lấy phương pháp ô mẫu như là đối chứng để kiểm tra ứng dụng của Bitterlich. Kết quả cho thấy chênh lệch tổng tiết diện ngang (G/ha) giữa 2 phương pháp (ô mẫu/Bitterlich) là 2,7 lần; như vậy nếu sử dụng Bitterlich sẽ mắc sai số tuyệt đối về G và M rất lớn so với phương pháp rút mẫu truyền thống. Sở dĩ có sai lệch lớn như vậy là vì phương pháp Bitterlich bị hạn chế do các yếu tố: Những cây ở xa khó phân biệt cây tiếp tuyến và cây cắt; đặc biệt ở những khu rừng dày, độ dốc lớn, khuất tầm nhìn thì phương pháp này rất hạn chế trong việc quan sát, đọc cây, do vậy sẽ bỏ sót cây trong vòng quay. Trong khi đó phương pháp ô mẫu đo trực tiếp tất cả các cây trong ô mẫu (không bỏ sót), và với kết quả kiểm tra đã bảo đảm sai số và dung lượng mẫu; dùng nó để kiểm tra với Bitterlich đã khẳng định khả năng bỏ sót cây điều tra trong từng điểm quay, vì vậy G của Bitterlich thấp hơn G của ô mẫu đến 2,7 lần. Nếu chỉ đánh giá theo sai số % thì phương pháp Bitterlich là 7%, trong khi đó ô mẫu là 14%; điều này cho thấy việc bỏ sót cây trong từng điểm quay Bitterlich là có tính hệ thống, do vậy sai số % có thể nhỏ hơn so với ô mẫu, tuy nhiên giá trị ước lượng tài nguyên qua G lại mắc sai số âm (-) rất lớn.

Từ kết quả phân tích đánh giá sai số nói trên có thể đưa ra kết luận là phương pháp ô mẫu dạng dải hệ thống đạt yêu cầu hơn so với phương pháp Bitterlich.

Đánh giá khả năng tiếp cận của người dân và chi phí thời gian của hai phương pháp ô mẫu và Bitterlich :

Ngoài ra cần đánh giá khả năng tiếp cận của người dân đối với từng phương pháp, kết quả ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của hai phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thử nghiệm tại làng đê tar, xã kon chiêng, huyện mang yang, tỉnh gia lai​ (Trang 62 - 79)