Phân tích mối quan hệ nhân tố môi trường với dịch sâu róm thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 32 - 34)

- Kế thừa số liệu: Từ năm 2009 đến 2013 của Ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia về theo rõi diện tích rừng Thông bị nhiễm sâu.

- Phương pháp điều tra thực địa

Đề tài dùng phương pháp điều tra tuyến thực địa để xác định được các tuyến điều tra, điểm điều tra có tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Tuyến điều tra phải đi qua các dạng địa hình, thực bì, thời gian trồng khác nhau. Hình thức bố trí các tuyến, xác định điểm điều tra trên tuyến và việc điều tra trên tuyến được xác định theo giáo trình “Dự tính dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Trên cơ sở đó kết hợp với việc tìm hiểu tình hình Sâu róm thông gây hại cuối năm 2012, chúng tôi tiến hành bố trí 2 tuyến điều tra trên khoảnh 20 tiểu khu 663 và khoảnh 23 của tiểu khu 666.

Trên tuyến điều tra cứ cách khoảng 100 m thì xác định một điểm điều tra, tại điểm điều tra quan sát một diện tích rừng có bán kính 10 m hoặc đánh dấu điểm điều tra rồi chọn 30 cây xung quanh điểm để ước lượng mức độ bị hại, tình hình phân bố của sâu hại.

Đối với cây có Sâu róm thông được xác định dựa vào biểu hiện và triệu chứng là: có sâu non, có dấu vết lá bị ăn, có phân sâu hay lá tươi bị rụng dưới mặt đất. Kết quả được ghi vào Phụ biểu 01.

(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp 2015)

Bả ng 2.1: Bảng phân cấp hại.

Cấp hại Số lá bị hại (%) Mức độ gây hại

0 0 không

I < 25% số lá hại nhẹ

II 25 - 50% số lá hại vừa

III 51 - 75% số lá hại nặng

IV > 75% số lá hại rất nặng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)