Bản đồ độ cao tuyệt đối: Độ cao tuyệt đối là độ cao so với mực nước biển được thể hiện trên bản đồ hành chính bằng các đường đồng mức. Độ cao tuyệt đối là nhân tố sinh thái có mối quan hệ chặc chẽ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sâu róm thông các nghiên cứu cho thấy sâu róm thông phân bố nhiều ở độ cao từ 100 ÷ 200 m, từ 300 m trở lên thì ít thấy có ổ dịch xuất hiện. Bản đồ độ cao tuyệt đối thể hiện dưới dạng dữ liệu ô lưới hay còn gọi là bản đồ mô hình số hóa độ cao (DEM) thể hiện sự thay đổi độ cao so với mực nước biển.
Kết quả xây dựng bản đồ độ cao tuyệt đối với sự hỗ trợ của bộ công cụ Spatial Analyst Tools phần mềm ArcGIS 10.1 được thể hiện như sau:
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp 2015)
Bản đồ độ cao tuyệt đối có độ phân giải 30mx30m được xây dựng từ DEM của xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa với tỷ lệ 1:60.000, độ chênh cao của khu vực nghiên cứu là 480m, độ cao tuyệt đối nhỏ nhất là 2 m, độ cao tuyệt đối lớn nhất là 482 m.
Độ cao từ 100 ÷ 300m chiếm đa số so với các đai độ cao khác. Đây cũng là độ cao mà Sâu róm thông thích nghi nhất để sinh trưởng và phát triển.
Bản đồ độ hướng phơi: Trên những hướng phơi khác nhau, mật độ sâu khác nhau, Hướng Nam và Tây Nam bao giờ cũng nhiều sâu hơn và thường tập trung các ổ dịch do được chiếu sang nhiều hơn.
Nhìn vào bản đồ hướng phơi khu vực nghiên cứu cho chúng ta thấy Hướng Nam có diện tích là 339,75 ha, Hướng Tây Nam là 350,91 chiếm tỷ lệ 22,0% diện tích khu vực nghiên cứu đây là khu vực thuận lợi cho sâu róm thông phát triển.
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp 2015)