Nhóm nhân tố môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 49)

- Nhiệt độ:

Sâu róm thông là một loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, hơn nữa trong các giai đoạn biến thái của nó đều sống lộ thiên nên nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng lên nhiều mặt của sâu róm thông. Miền hoạt động sống từ dưới 100C đến trên 450C sâu chết hàng loạt và miền nhiệt độ thích hợp từ 250C đến 300C.

Khu vực Xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 260C, biên độ nhiệt lớn: cao nhất 40,90c, thấp nhất 50C. Trong thời gian nghiên cứu nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 200C ở tháng 1, cao nhất ở tháng 6 là 370C. Tóm lại trong khu vực nghiên cứu nhiệt độ thấp nhất ở tháng 1 và tháng 2 cao nhất ở tháng 6, đây là thời gian sâu có thể bị đình dục hoặc chết. Tuy nhiên, vượt qua thời gian này, do nhiệt độ các tháng tiếp theo thích hợp nên Sâu róm thông dễ phát sinh phát triển trên quy mô lớn.

- Quan hệ nhiệt độ với thời gian phát dục của Sâu róm thông:

Thông qua kết quả sau 2 đợt thí nghiệm nuôi sâu ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm được đo bằng nhiệt kế trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm sau của đề tài nghiên cứu “Theo dõi quy luật phát sinh phát triển, xây dựng phương pháp điều tra, dự tính dự báo và biện pháp phòng trừ sâu róm hại Thông (Dendrolimus punctatus Walker) tại Nghệ An”. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Quan hệ nhiệt độ với thời gian phát dục của sâu róm thông.

Chỉ tiêu

Điều kiện nuôi Thời gian phát dục (ngày) Đợt 1a Đợt 2b Đợt 1a Đợt 2b Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Trứng 22,9 ÷ 26,2 88,4 20,4 ÷ 23,9 91,1 6,5 ± 0,71 9,9 ±1,7 Sâu non 18,8 ÷ 22,3 86,8 24,4 ÷ 29,7 82,7 123,9 ± 9,5 60,0 ± 4,0 Nhộng 19,3 ÷ 22,24 89,4 29,8 ÷ 35,5 73,8 22,7 ± 3,8 10,5 ± 0,7 Trưởng thành 18,8 ÷ 22,1 88,4 29,7 ÷ 34,7 75,4 4,3 ± 1,3 4,0 ± 1,0 Vòng đời 19,9 ÷ 23,2 88,3 26,0 ÷ 31,0 80,8 1574 84,4 atiến hành từ tháng 10/04 – 3/2005, b tiến hành từ tháng 03 – 05/2005.

Qua bảng 4.2 cho ta thấy có 4 giai đoạn phát triển của sâu róm thông được tác giả sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt đối với phát dục của sâu róm thông. Cụ thể, ở giai đoạn trứng ở nhiệt độ từ 22,9 ÷ 26,2 với độ ẩm 88,4% cho kết quả thời gian phát dục là 6,5 ± 0,71 ngày, với nhiệt độ 20,4 ÷ 23,9 và độ ẩm 91,1% thì thời gian phát dục là 9,9 ± 1,7 ngày. Như vậy có khả định rằng nhiệt và độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phát dục của sâu róm thông.

- Độ ẩm:

Có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống và quá trình phát dục của Sâu róm thông (TT BVTV Nghệ An, 2005). Phần lớn sâu róm thông chết khi độ ẩm của không khí dưới 15%, nó sinh trưởng bình thường ở độ ẩm từ 75 ÷ 100%, tốt nhất là từ 80 ÷ 90%.

- Lượng mưa:

Khi lượng mưa thấp và kéo dài trong nhiều ngày thì sâu dễ bị vi sinh vật như nấm bạch cương, vi khuẩn, virus ký sinh gây bệnh làm sâu non bị chết hàng loạt. Khi có mưa to, gió lớn thì Sâu róm thông cũng dễ bị chết.

Tại khu vực nghiên cứu, độ ẩm không khí bình quân năm là 85 ÷ 87%, cao nhất là 92% vào tháng 1 và tháng 2, thấp nhất vào tháng 6 tháng 7 là 72%, lượng mưa bình quân năm là 1.900 mm, cao nhất 2.800 mm, tháng mưa lớn nhất là 496 mm (tháng 9), tháng mưa ít nhất là 38 mm (tháng 12). Do vậy cùng với nhiệt độ thì độ ẩm và lượng mưa tại khu vực nghiên cứu thích hợp cho Sâu róm thông phát sinh và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)