4.1.1. Công tác quản lý rừng khu vực nghiên cứu Công tác quản lý rừng: Công tác quản lý rừng:
Để hạn chế mức độ gây hại và ngăn chặn khả năng phát dích sâu róm thông. Ban quản lý thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các trạm quản lý bảo vệ rừng, các hộ dân nhận khoán, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác điều tra, theo rõi bám sát tình hình phát sinh, phát triển, theo rõi diễn biến của từng giai đoạn phát triển của sâu, phát hiện kịp thời những diện tích có khả năng phát sinh, phát triển thành dịch để chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, không để sâu róm thông phát triển thành dịch lây lan trên diện rộng.
Phối hợp chặt chẽ với trạm bảo vệ thực vật huyện, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện. Phân công cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị đồng thời động viên cán bộ công nhân viên chức và người lao động tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo bán sát từng lô rừng, đôn đốc các trạm quản lý Bảo vệ rừng, các hộ nhận khoán thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Sâu róm thông.
Giải pháp đang áp dụng để kiểm soát dịch sâu róm thông:
- Các giải pháp đã và đang được áp dụng để giảm thiểu thiệt hại do dịch sâu róm thông tại khu vực nghiên cứu.
Biện pháp thủ công: Dùng sức người để thu bắt và tiêu diệt sâu, ở giai đoạn trứng các ổ trứng chủ yếu trên túm lá, trong các kẻ nứt của thân cây. Đối với giai đoạn sâu non thì trải bạt dưới mặt đất sau đó dùng sào đập vào cành cây hoặc tăng vồ đập vào thân cây để sâu non rơi xuống rồi thu bắt sâu non. Ở
giai đoạn nhộng chúng có thể phân bố trên lá, thân cây hay dưới đất. Sau khi thu gom chúng ta có thể cân, đếm phục vụ các mục tiêu khác, sau đó tiến hành tiêu diệt chúng bằng cách buộc vào bì, túi bóng chôn kỹ xuống đất hoặc đốt.
Biện pháp vật lý: Đối với giai đoạn sâu trưởng thành do chúng có tính xu quang nên chúng ta có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt sâu trưởng thành. Thời điểm để thực hiện biện pháp này là sau khi nhộng vũ hoá, thời gian đặt bẫy đèn từ 19 giờ (mùa hè thì đặt muộn hơn) đến 4 giờ ngày hôm sau.
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Nội dung của biện pháp kỹ thuật lâm sinh là bằng các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng rừng để tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt, cây rừng khoẻ mạnh có sức đề kháng với sâu hại và hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu hại đến mức thấp nhất.
Tỉa thưa rừng: Do cây Thông có nguồn gốc tái sinh nên mật độ dầy, vì vậy cần chặt tỉa thưa để giải phóng không gian dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng đều và cân đối. Với đối tượng là rừng thuần loài đều tuổi nên có thể áp dụng phương pháp chặt tỉa thưa tầng dưới , đối tượng chặt là những cây cong queo cụt ngọn sâu bệnh, những cây sinh trưởng kém, lệch tán. Đối với rừng Thông của Trung tâm cần được tỉa thưa theo chu kỳ tiến hành tỉa thưa nhiều lần, mật độ cuối cùng tốt nhất là 500 ÷ 600cây/ha . Sau khi tỉa thưa cần tiến hành vệ sinh rừng nhằm ngăn chặn nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
Xây dựng đường băng: Nhằm tạo ra các băng trắng hoặc băng xanh hạn chế sự lây lan của sâu hại. Các băng chặt được bố trí bằng cách phân chia rừng thành các lâm phần từ 30 ÷ 50 ha, khi xác định phân chia băng ngoài thực địa nên dựa vào vật tự nhiên hay nhân tạo như khe suối, đường điện, đường giao thông để phân chia băng, chiều rộng băng 30m, chiều dài băng tuỳ thuộc địa hình, sau khi chặt tiến hành vệ sinh và trồng cây trên băng.
Trồng cải tạo rừng Thông theo băng, theo đám từng bước hình thành rừng hỗn giao, tạo môi trường cho thiên địch phát triển. Cải tạo rừng được thực hiện
bằng phương thức hỗn giao theo băng và đám. Đối với phương thức trồng theo đám thì diện tích được trồng nằm rải rác ở từng đám trống trong rừng Thông, mỗi đám đất trống có diện tích từ 0,5 ÷ 1,0ha. Chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại khu vực.
Biện pháp hoá học: Khi xác định thấy mật độ tăng cao, có thể gây tổn thất trên 26% tán lá, nghĩa là số sâu có thể gây hại ở cấp 2 trở lên, theo quy định về cấp dự báo và phòng trừ Sâu róm thông của UBND tỉnh Thanh Hoá thì tiến hành phòng trừ bằng biện pháp hóa học.
Có thể sử dụng các loại thuốc như: Fenvalerate dạng thương phẩm Sumicidan 10 EC nồng độ 0,1% và 0,2% với lượng dùng 80-100g/ha. Dipterex dạng thương phẩm WP (500g/kg), nồng độ 0,5 hay 1% với lượng dùng 500- 1200g/ha. Dimilin 25WP, nồng độ 0,1% - 0,2% với lượng dùng 400-500 l/ha. Chọn thời điểm phun thuốc khi sâu non ở tuổi 1 đến tuổi 3, sau khi sâu non lột xác, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều muộn.
Nhận xét chung: Các phương pháp đều có những mặt ưu, nhược điểm khác nhau và hiểu quả của từng phương pháp đem lại cũng nhau khau.
Phương pháp thủ công và cơ giới có ưu điểm là dễ thực hiện, không làm ô nhiễm môi trường nhưng nhược điểm là chi phí cao, có thể làm tổn thương đến cây, khả năng diệt sâu phụ thuộc nhiều và điều kiện nhân lực. Vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng khi mức độ gây hại của sâu róm thông ở mức nhẹ.
Biện pháp hóa học: ưu điểm khả năng diệt sâu róm thông nhanh và hiệu quả, nhước điểm của biện pháp này là gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt các sinh vật có ích. Chỉ nên áp dụng khi mức độ gây hại của sâu róm thông ở mức độ cao và có khả năng lây lan trên diện rộng.
Trên thế giới Các tác giả Watson, More (1975) “Sổ tay chỉ dẫn về thực tiễn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM)” đã đưa ra cơ sở thực tiễn của công tác phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp nhằm tránh thiệt hại về kinh tế [21].
Năm 1984, Neisses, Garner, Havey thảo luận về việc ứng dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trong kinh doanh lâm nghiệp ở Mỹ. Các tác giả nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa các loài sâu bệnh hại (chủ yếu là sâu hại) và các loài cỏ dại có thể là nhân tố có tác dụng trong việc quản lý sâu bệnh hại [45].