vực nghiên cứu.
- Để xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông, đề tài tái sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ có tính hệ số tầm quan trọng của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của sâu róm thông.
Để xác định hệ số quan trọng cho các nhân tố sinh thái, đề tài đưa ra một số cơ sở như sau:
- Thức ăn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của sâu róm thông vì chúng là loài sinh vật gây hại hẹp thực chỉ gây hai trên cây Thông nhựa.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố độ cao cũng là nhân tố quan trọng thứ hai sau nhân tố thức ăn. Các kết quả nghiên cứu về khí hậu chỉ ra rằng, sự phân hóa nhiệt độ và lượng mưa theo đai cao là rõ ràng và đã được chứng minh: khi độ cao tuyệt đối tăng 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6OC. Thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố nhiệt độ, lượng mưa, độ cao cũng ảnh
hưởng đến quá trình phong hóa đất (độ dày tầng đất). Độc cao càng lớn, làm cho các nhân tố sinh thái càng phức tạp, khi đó độ dốc có thể cũng tăng lên. Mặt khác khả năng bay cao và xa của sâu róm thông trưởng thành cũng có giới hạn nên chúng chỉ tập trung vùng độ cao trung bình từ 100 ÷ 300 m. Như vậy có thể kết luận rằng nhân tố độ cao là nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến các nhân tố khác, mà còn chi phối sự sinh trưởng và phát triển của sâu róm thông.
- Kết quả phân vùng mật độ sâu róm thông cho thấy các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm quyết định sự sống của sâu róm thông. Nếu nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho sâu róm thông không phát triển được và có thể chết.
- Hướng phơi cũng là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của sâu róm thông. Vì hướng phơi khác nhau sẽ nhận được lượng ánh sáng của mặt trời là khác nhau.
Vì vậy, đề tài xác định hệ số quan trọng cho các nhân tố sinh thái như sau:
Bảng 4.10: Hệ số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và địa hình đến khả năng xuất hiện dịch sâu
Nhân tố sinh thái/địa
hình Ký hiệu Fi Trọng số Ki
1 Thức ăn F1 3
2 Độ cao tuyệt đối F2 1
3 Nhiệt độ F3 2
4 Độ ẩm F4 1
5 Hướng phơi F5 1
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp (2015))
Để xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông tại khu vực nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp cộng bản đồ có tính đến hệ số quan trọng của cỏc nhõn tố sinh thỏi theo cụng thức sau:
Xp: là điểm tổng hợp tại vị trí không gian P. Ki: là hệ số tầm quan trọng của chỉ tiêu i. Fi: là điểm đánh giá của chỉ tiêu i
Từ kết quả cộng bản đồ, đề tài phân cấp thành 3 cấp thích nghi: rất thích nghi, thích nghi, không thích nghi, để xác định khoảng cách điểm của mỗi cấp thích nghi sử dụng công thức sau:
∆X = (Xmax - Xmin)/n (2)
Trong đó:
Xmax: là điểm tổng hợp cao nhất; Xmin: là điểm tổng hợp thấp nhất; n: số cấp phân chia (n = 3).
Sử dụng công thức (1) để cộng bản đồ, kết quả xác định được điểm đánh giá nhỏ nhất là 7, điểm đánh giá tổng hợp lớn nhất là 15. Đề tài phân thành 3 cấp mật độ sâu nên khoảng cách điểm của mỗi cấp theo công thức sau: cho kết quả là 2.7 điểm. Điểm đánh giá được tổng hợp như sau:
Bảng 4.11: Điểm đánh giá tổng hợp của từng cấp nguy cơ phát dịch.
TT Cấp Xmin Xmax
1 Cao 12,3 15
2 Trung bình 9,6 12,2
3 ít 7 9,5
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp (2015)
Căn cứ vào kết quả phân cấp khả năng phát dịch sâu róm thông theo các nhân tố môi sinh thái và thức ăn đề tài sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ có trọng số; sử dụng bộ công cụ Spatial Analyst Tools trong ArcGIS 10.1 kết quả được bản đồ phân cấp vùng có nguy cơ phát dịch sâu róm thông tại khu vực nghiên cứu như sau:
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp 2015)
Hình 4.15: Phân cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa năm 2015.
Phân tích bản đồ phân cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông cho chúng ta xác định được diện tích của từng cấp nguy cơ phát dịch trên địa bàn khu vực nghiên cứu:
Bảng 4.12: Tỷ lệ diện tích cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông tại khu vực nghiên cứu. Mức độ Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) 1 Cao 84,78 2,7 2 Trung bình 839,34 26,9 3 Không có 2197,17 70,4 Tổng 3121,29 100
(Nguồn: Đề tài tốt nghiệp 2015)
Nhận xét:
Kết quả tại bảng 5.2. cho thấy trong tổng diện tích toàn khu vực nghiên cứu là 3.121,29 ha. Trong đó, 84,78 ha có nguy cơ phát dịch sâu róm thông cao chiếm 2,7 % diện tích toàn khu vực; có 2.197,17 ha không có nguy cơ phát dịch sâu róm thông chiếm 70,40 %; có 916,56 ha có nguy cơ phát dịch sâu róm thông ở mức độ trung bình chiếm 26,90% diện tích toàn khu vực. Như vậy có thể thấy, diện tích rừng có khả năng phát dịch sâu róm thông ở cấp cao chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ với 2,7%, diện tích không có nguy cơ phát dịch sâu róm thông có tỷ lệ cao nhất với 70,40 %.
Từ kết quả phân tích trên đó sẽ là cơ sở cho việc dự báo khả năng say ra dịch sâu róm thông cho năm 2016. Nhiệt độ trái đất đang ngày càng nóng lên, đó là điều kiện để sâu róm thông phát triển mạnh. Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã công bố Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5-WG1) về hiện trạng BĐKH toàn cầu - theo góc nhìn vật lý cơ bản, do Nhóm công tác số 1, thuộc IPCC soạn thảo ngày 27 tháng 9, 2013 thì đến năm
2100 nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất sẽ tăng lên từ 2,0 ÷ 3,7 0C. Với sự thay đổi nhiệt độ như vậy, nếu đem chia bình quân nhiệt độ cho các năm thì không thay đổi gì nhiều, và cũng không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của sâu róm thông vì chúng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Để dự báo năm 2016 trên cơ sở các vùng có nguy cơ phát dịch sâu sóm thông ở cấp cao, chúng ta cần theo rõi thêm diễn biến của sâu róm thông của thế hệ IV qua đông tại các vùng có nguy cơ phát dịch sâu cao được thể hiện trên bản đồ dự báo nguy cơ có thể xảy ra dịch sâu róm thông năm 2015 để có dự báo chính xác nhất về diễn biến sâu róm thông ở khu vực nghiên cứu trong năm 2016.