Đối với diện tích có mật độ sâu róm thông nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 82 - 102)

Áp dụng phòng trừ bằng biện pháp hóa học, để làm giảm mật độ sâu xuống ngưỡng an toàn tránh lây lan sang tích khác. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Fenvalerate dạng thương phẩm Sumicidan 10 EC nồng độ 0,1% và 0,2% với lượng dùng 80 ÷ 100g/ha. Dipterex dạng thương phẩm WP (500g/kg), nồng độ 0,5 hay 1% với lượng dùng 500 ÷ 1200g/ha. Dimilin 25WP, nồng độ 0,1% ÷ 0,2% với lượng dùng 400 ÷ 500 l/ha.

Chọn thời điểm phun thuốc khi sâu non ở tuổi 1 đến tuổi 3, sau khi sâu non lột xác, phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

- Thuốc phun: Có thể dùng máy phun có động cơ, khi phun chú ý phun đều khắp tán lá. Để thuốc lên được lên cao và không bị tắc vần vòi phun hướng giữa 1 góc 450 so với mặt đất. Đi theo hướng đồng mức, xuôi theo hướng gió, giữa 2 máy phun phải có khoảng cách tối thiểu: 15 ÷ 20 m để tránh phun tạt vào nhau.

- Sau khi phun xong cần kiểm tra kết quả: Sau mỗi lần phun đều phải xác định số lượng sâu chết rơi trên mặt đất là bao nhiêu ở khu rừng đã xử lý.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực trạng công tác quản lý và dự báo dịch sâu róm thông tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

- Công tác quản lý, dự báo dịch sâu róm thông ở khu vực nghiên cứu đang còn nhiều hạn chế, độ chính xác chưa cao. Chủ yếu thông tin về tình hình phát sinh phát triển của sâu róm thông đều thông qua các hộ nhận khoán khai thác nhựa, nên khi người dân phát hiện ra có sâu trên diện tích khai thác nhựa thông thì lúc đó sâu róm thông đã ở ngưỡng phát triển cao gây khó khăn cho việc phòng trừ.

- Các giải pháp phòng trừ chưa có hiệu quả cao chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, cơ giới nên tình trạng dịch sâu róm thông vẫn diễn ra phức tạp phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết của các năm.

Mối quan hệ nhân tố môi trường với dịch sâu róm thông:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của sâu róm thông đó là các yếu tố về Nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, hướng phơi và độ cao, trong đó yếu tố Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất vì nó thay đổi qua các tháng trong năm và các năm, các yếu tố còn lại không có sự thay đổi. Vì vậy mật độ sâu róm thông qua các tháng trong năm và qua các năm cũng khác nhau. Cho nên công tác dự báo cần đặc biệt chú ý đến yếu tố nhiệt độ.

Xây bản đồ phân cấp nguy cơ phát dịch sâu róm thông khu vực nghiên cứu:

Đề tài đã xây dựng được bản đồ các vùng có nguy cơ phát dịch sâu róm thông cao tại xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy tình hình phát sinh phát triển của sâu róm thông đang ở ngưỡng an toàn không có khả năng bùng phát thành dịch trong năm 2015. Tỷ lệ diện tích có nguy cơ phát dịch sâu róm thông cao chỉ chiếm có tỉ lệ nhỏ chỉ với 2,7%, diện tích không có khả năng phát dịch chiếm tỷ lệ cao nhất với 70,40 %.

2. Tồn tại

Thời gian nghiên cứu của đề tài chỉ trong vòng có 6 tháng nên việc nghiên cứu của đề tài vẫn còn có những mặt tồn tại chưa thể khắc phục được như những tồn tại sau đây.

Sâu róm thông năm 2015, do các yếu tố môi trường biến động nhiều ảnh hưởng tới khả năng phát triển của sâu róm thông, do đó mật độ sâu róm thông thấp ảnh hưởng đến kết quả của việc điều tra, theo dõi diễn biến tình hình phát sinh phát triển của sâu.

Biến động về quần thể sâu hại chịu sự tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố. Vì vậy kết quả điều tra chỉ cho ta biết các vùng có nguy cơ phát dịch sâu róm thông ở các mức độ khác nhau, mà chưa xây dựng được bản đồ dự báo dịch sâu róm thông vì không có đủ dữ liệu.

Do phương tiện và thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu còn hạn chế nên việc nghiên cứu chủ yếu là kế thừa số liệu.

Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu, các kết quả nghiên cứu chỉ mang tính tham khảo để tạo cơ sở cho các nghiên cứu về sau.

3. Đề nghị

Do thời gian đề tài thực hiện ngắn nên cũng chưa đi sâu phân tích làm rõ các yếu tố môi trường và thiên địch có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của sâu róm thông và chưa có đủ cơ sở diuwx liệu để xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông. Do đó các kết quả nghiên cứu chỉ mang tính tham khảo để làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau. Vì vậy cần đầu tư thêm kinh phí và thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, để phục vụ cho công tác dự báo được nhanh chóng và chính xác góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ dịch sâu róm thông.

Sâu róm thông chưa phát triển thành dịch, nhưng do loài sâu này khi phát sinh thì mật độ tăng rất nhanh, sức lan truyền lớn, gây hại rất nghiêm trọng. Vì vậy cần thường xuyên điều tra theo dõi tình hình sâu để có biện pháp xử lý kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt:

1. Bộ Lâm nghiệp (1979), Quy trình phòng trừ ong cắn lá mỡ, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp chương Quản lý sâu bệnh hại rừng, Hà Nội.

30. Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu (2008), “Sâu róm 4 chùm lông hại thông mã vĩ (Pinus Massoniana Lambert) ở các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn”,

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số báo tháng 6 (2008), Hà Nội.

3. Đặng Vũ Cẩn (1973), Sâu hại rừng và cách phòng trừ, NXB Nông thôn, Hà Nội.

4. Cục Kiểm lâm (2002), Văn bản qui phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng,NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật (1972), Những nghiên cứu về bảo vệ thực vật, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Lê Thị Diên (1997), Nghiên cứu phương án phòng trừ sâu bệnh hại rừng thông trồng P. merkusii Jungh et Vaies tại Lâm trường Tiền phong, Huế, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, ĐHLN, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Hạnh (2001), Xây dựng mô hình an toàn về sâu hại cho rừng Thông trồng thuần loài tại Lâm trường Hà Trung - Thanh Hóa, Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ, Thanh Hóa.

8. Nguyễn Văn Hạnh (2003), Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hoá,

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, ĐHLN, Hà Nội.

22. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ (2003), Lâm học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Lê Mạnh Hùng (2011) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu róm thông (Dendrolimus punctatus WALKER) làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. 10. Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống

kê trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Trần Công Loanh (1989), Côn trùng Lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Nội.

15. Lâm trường Hà Trung (2004), Phương án tổng hợp phòng trừ Sâu róm thông, phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2004 – 2010, Thanh Hóa. 16. Trần Văn Mão (2002), Một số vấn đề về công trình hệ thống bảo vệ rừng,

Thông tin Khoa học Công nghệ Môi trường Bình Thuận, Hà Nội.

17. Trần Văn Mão (1983), Hỏi đáp về thuốc trừ sâu bệnh cỏ dại, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Văn Mão (2006), Bài giảng bệnh cây rừng Cao học Hà Nội.

19. Trần Văn Mão (2003), Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - Tập II. ĐHLN, NXB NN, Hà Nội.

20. Trần Văn Mão (2006), Những vấn đề trong quản lý sâu bệnh hại rừng, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng có ích tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Kỹ thuật phòng trừ sâu hại, Bài giảng ĐHLN, Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Thế Nhã (2003), Mô hình định lượng nguồn dinh dưỡng của sâu bệnh hại để xác định ngưỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng Keo tai tượng, Báo cáo khoa học, Hà Nội.

24. Nguyễn Thế Nhã ,Trần Công Loanh, (1997), Côn trùng rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Thế Nhã (2001), “Sâu ăn lá keo tai tượng và phương pháp phòng trừ”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 – 2001, Hà Nội. 26. Nguyễn Thế Nhã (2003), “Sâu hại tre trúc và các biện pháp phòng trừ

chúng”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 - 2003 Hà Nội. 27. Hoàng Đức Nhuận, Lê Nam Hùng (1983), Phương pháp dự tính sâu ăn lá

cây rừng, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Phạm Bình Quyền (1994), Sinh thái học côn trùng, NXB GD Hà nội, Hà Nội.

9. Ravlin, Haynes (1987), Phương pháp mô phỏng trong quản lý côn trùng ký sinh, Hà Nội.

31. Đào Xuân Trường (1995), Sâu hại vườn ươm và rừng trồng, NXB NN, Hà Nội.

32. Đào Xuân Trường (2001), Báo cáo kết quả dự án điều tra đánh gía sâu bệnh hại rừng trồng toàn quốc. Đề ra giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng, Bộ NN&PTNT- Cục kiểm lâm, Hà Nội.

34. Thủ tướng Chính phủ (2007), chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

35. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

36. Trung tâm Kỹ thuật Bảo vệ rừng số I (1999), Một số vấn đề trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, Hà Nội.

39. Trung tâm Bảo vệ thực vật Nghệ An (2005) Đề tài“Theo dõi quy luật phát sinh phát triển, xây dựng phơng pháp điều tra, dự tính dự báo và biện pháp phòng trừ sâu róm hại thông (Dendrolimus punctatus Walker), Nghệ An”

29. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh hóa (2005), Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2001-2010, Thanh Hóa.

37. Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Hà Nội.

21. Watsons, More (1975), Sổ tay chỉ dẫn về thực tiễn quẩn lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, Hà Nội.

Tài liệu bằng tiếng Anh:

40. T. Alipour, M.R.Sarajian, A. Esmaeily (2003), Land surface temperature estimation from thermal band of Landsat sensor, case study: Alashtart city.

41. Jose´ A. Sobrino, Juan C. Jime´nez-Mun˜oz, Leonardo Paolini (2004), Land

surface temperature retrieval from LANDSAT TM 5.

42. Rozenstein, Zhihao Qin, Yevgeny Derimianand Arnon Karnieli (2014),

Derivation of Land Surface Temperature for Landsat-8 TIRS Using a Split Window Algorithm.

43. Osman Orhan, Semih Ekercin and Filiz Dadaser-Celik (2014), Use of

Landsat Land Surface Temperature and Vegetation Indices f or Monitoring Drought i n the Salt Lake Basin Area, Turkey.

44. Shepherd R.E, Gray T.G, Chorney R.J, Dateman G.E 1985, Pest Management of a Monitoring edemic population with pheremone traps to detect incipient

outbreak.

Websites:

http://Landsat.usgs.gov/Landsat8_Using_Product.php http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_Y%C3%AAn http://earthexplorer.usgs.gov/

http://www.vawr.org.vn/

Phụ biểu 01. Phiếu điều tra sơ bộ sâu hại rừng trồng

Nơi điều tra: Tuyến điều tra:

Ngày điều tra: Người điều tra:

STT

Vị trí quan sát Tỉ lệ cây có sâu hại (P%) Ước lượng

diện tích bị hại (ha)

Khoảnh Tiểu

Phiếu điều tra sơ bộ sâu hại rừng trồng

Nơi điều tra: xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá Tuyến điều tra: 01

Ngày điều tra: 8/2010 Người điều tra: Phạm Việt Bắc

STT

Vị trí quan sát Tỉ lệ cây có sâu hại (P%) Ước lượng

diện tích bị hại (ha)

Lô Khoảnh Tiểu

khu Trứng SN N STT 1 40 20 663 x x x x 1,8 2 41 20 663 x x x x 3,4 3 42 20 663 x x x x 1,5 4 43 20 663 x x x x 2,6 5 44 20 663 x x x x 3,2 6 45 20 663 x x x x 2,2 7 46 20 663 x x x x 1,2 8 47 20 663 x x x x 4,2 9 48 20 663 x x x x 0,6 10 49 20 663 x x x x 1,8 Tổng 22,5

Phiếu điều tra sơ bộ sâu hại rừng trồng

Nơi điều tra: xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá Tuyến điều tra: 02

Ngày điều tra: 8/2010 Người điều tra: Phạm Việt Bắc

STT

Vị trí quan sát Tỉ lệ cây có sâu hại (P%) Ước lượng

diện tích bị hại (ha)

Lô Khoảnh Tiểu

khu Trứng SN N STT 1 8 23 666 x x x x 2,6 2 9 23 666 x x x x 2,2 3 10 23 666 x x x x 0,7 4 11 23 666 x x x x 1,0 5 12 23 666 x x x x 3,7 6 13 23 666 x x x x 2,8 7 14 23 666 x x x x 2,0 8 18 23 666 x x x x 1,0 9 19 23 666 x x x x 0,6 10 20 23 666 x x x x 2,5 Tổng 19,1

Phụ lục 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn.

I- Thông tin chung

1. Địa điểm điều tra: Thôn ……….xã: ……… 2. Những thông tin về chủ hộ: - Họ tên chủ hộ: ………. – Nam (Nữ) - Tuổi: Dân tộc: - Trình độ văn hóa: - Nghề nghiệp chính: nghề nghiệp phụ: - Số khẩu: Số lao động chính: ; phụ:

II- Thông tin về hoạt động điều tra sâu róm thông:

1. Gia đình có tham gia khai thác nhựa Thông không? có không

2. Diện tích khai thác nhựa thông: ……… (ha).

3. Khi đi lên rừng khai thác nhựa thông gia đình có quan tâm để ý đến sâu róm thông không?

có không

4. Trên lô rừng gia đình khai thác nhựa thông gia đình có thấy sâu róm thông và mật độ sâu có cao hay thấp?

có không Cao TB

5. Gia đình có phát hiện thấy có chim chèo bẻo hay ong mắt đỏ và nấm phấn trắng trong rừng không, nếu có thì chúng xuất hiện có nhiều không?

có không Cao TB 6. Sâu róm thông thường xuất hiện nhiều ở những vị trí nào?

7. Khi phát hiện ra lô rừng mình khai thác có sâu gia đình có báo cho Ban quản lý biết để sử lý không?

có không

8. khi rừng bị sâu róm thông nặng gia đình có tham gia phối hợp với ban quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia phòng trừ sâu róm thông không ?

có không

9. Khi lô rừng của gia đình nhận khoán bị nhiễm sâu róm thông có ảnh hưởng tới sản lượng nhựa không?

có không

10. Những khó khăn trong việc khai thác trích dưỡng nhựa thông là gì?

……… ……… ………

Phụ lục 03: Bảng biểu tọa độ và độ ẩm tháng 8/2015 Điểm KD VD Độ ẩm(%) Ghi chú 1 583101 2148816 74 2 583047 2147364 72 3 577736 2150814 74 4 577367 2151119 74 5 576922 2151656 86 6 576311 2151627 80 7 575038 2153496 75 8 576103 2150981 75 9 575803 2150958 86 10 575642 2150710 80 11 575844 2150485 88 12 575728 2150012 78 13 575648 2149625 82 14 576184 2149348 80 15 575336 2149054 80 16 575832 2148950 87 17 575873 2148327 85 18 576911 2148091 75 19 576559 2147854 80 20 576934 2147618 80 21 575711 2147641 75 22 576894 2147087 75 23 581601 2147641 70 24 580978 2148570 65 25 579824 2149383 64 26 578941 2149833 70 27 577274 2150121 78 28 577776 2149493 80 29 578116 2148466 80 30 574704 2152281 85 31 573474 2152175 88 32 573058 2150954 88 33 573616 2149691 89 34 574183 2148852 87 35 574408 2148249 85 36 576761 2147752 78 37 576265 2147066 75 38 576844 2146770 73 Hệ tọa độ WGS 84 Ngày tháng năm 2015

Phụ lục 04: Phiếu thu thập điểm hiện trạng sử dụng đất Số TT Tọa độ GPS Hệ tọa độ UTM, WGS 84 Hiện trạng Bản đồ X Y 1 579489 2149117 Mặt nước Mặt nước 2 579395 2149164 Mặt nước Mặt nước 3 579534 2149217 Mặt nước Mặt nước 4 579542 2149356 Mặt nước Mặt nước 5 579312 2149504 Mặt nước Mặt nước 6 579282 2149770 Mặt nước Mặt nước 7 579128 2149711 Mặt nước Mặt nước 8 579128 2149566 Mặt nước Mặt nước 9 577186 2149389 Mặt nước Mặt nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng bản đồ dự báo dịch sâu róm thông tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa​ (Trang 82 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)