Những khó khăn thường gặp của HS khi học các kiến thức “Dòng điện-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Những khó khăn thường gặp của HS khi học các kiến thức “Dòng điện-

biến đổi hoàn toàn thành điện năng. Kết quả là đoạn mạch nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường. Nhiệt lượng tỏa ra này có giá trị tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua. Q = RI2t.

Áp dụng định luật bảo toàn ta có: điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện Angq  It. Để đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện người ta đưa ra đại lượng công suất. Png Ang I

t

  .

c. Định luật Ôm với toàn mạch

Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa suất điện động nguồn () với cường độ dòng điện (I), điện trở mạch ngoài (RN), điện trở trong của nguồn người ta thấy rằng: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong. Từ đó định luật Ôm tổng quát lên thành định luật Ôm cho toàn mạch:

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó

N I R r    . d. Ghép các nguồn điện thành bộ

Trong thực tế sử dụng, đôi khi người ta phải ghép nhiều nguồn lại với nhau để thu được hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện mong muốn. Vậy đoạn mạch được coi là chứa nguồn điện nếu dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi vào từ cực âm.

Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện mắc theo quy tắc nối tiếp với nhau. Khi đó suất điện động của bộ nguồn có giá trị bằng tổng các suất điện động của các nguồn trong bộ. Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng các điện trở trong của các nguồn trong bộ.

1 2 ...

b n

      ; rb   r1 r2 ...rn

Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau. Khi đó suất điện động và điện trở của cả bộ nguồn được xác định bởi công thức: b ;rb r

n

  

2.2.2. Những khó khăn thường gặp của HS khi học các kiến thức “Dòng điện - Mạch điện” điện”

Với đặc điểm là HS của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn: do chưa được gia đình đầu tư, tạo điều kiện nên nhận thức về sự cần thiết của việc học còn chưa cao, khối

chưa thành thạo nên ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu bài mới trên lớp. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên cũng phần nào ảnh hưởng tới quá trình học tập của HS. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập như phòng thí nghiệm, hệ thống thiết bị thí nghiệm, thiết bị hỗ trợ dạy học còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Chính vì thế, khi học phần “Dòng điện - Mạch điện” chúng tôi thấy:

Một là, HS thường không nhớ và chưa hiểu rõ các kiến thức có liên quan đã được học ở bậc THCS, ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành các kiến thức của bài học.

Hai là, Việc học Vật lí ở bậc THCS thiếu thí nghiệm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành kiến thức và phát triển các năng lực vật lí cho HS.

Ba là, với việc GV ngại áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại vào trong giờ dạy vật lí (phương pháp chủ yếu vẫn là đàm thoại, thuyết trình) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các năng lực vật lí của HS.

Bốn là, các khái niệm, định luật, ứng dụng trong phần kiến thức “dòng điện - mạch điện” khá trừu tượng, đòi hỏi HS phải có tư duy khái quát hóa cao, đây cũng là sự khó khăn cho đối tượng HS miền núi.

Chính vì những khó khăn nêu trên mà trong giờ học vật lí, HS tương đối thụ động trong giờ học, hầu hết giáo viên cho biết trong một tiết học chỉ có số ít học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và thường tập trung ở một số tương đối khá của lớp chứ không phải là mọi học sinh được tạo điều kiện tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng kiến thức mới. Thực tế giảng dạy cho thấy, những câu hỏi mà giáo viên đưa ra cho học sinh cũng chỉ là những câu hỏi mà học sinh chỉ cần tái hiện kiến thức hoặc chỉ cần nhìn vào sách giáo khoa là có thể trả lời được chứ không phải là những câu hỏi mang tính kích thích hứng thú tìm tòi của học sinh, theo một hệ thống để hình thành kiến thức. Khi giảng dạy giáo viên chưa chủ động đưa ra những hiện tượng, ứng dụng kỹ thuật cụ thể trong thực tế, giúp học sinh học tập một cách tích cực hơn. Khi học về nhứng kiến thức mới HS thường rất nhanh quên, không nhập tâm vì chỉ học vẹt. HS chưa có kĩ năng làm thí nghiệm hoặc thao tác trên những phần mềm mô phỏng. HS chưa quen với việc làm việc theo nhóm, đa số những HS có kiến thức tốt thường tự làm. Khi làm các bài tập ví dụ đòi hỏi sự biến đổi linh hoạt từ những công thức đã biết thì tỉ lệ HS hoàn thành còn chưa cao. Dụng cụ thí nghiệm về dòng điện mất mát hư hỏng và rất ít được bổ sung thay thế nên HS ít có cơ hội được làm những thí nghiệm thực tê.

Để khắc phục được phần nào những khó khăn của HS, trong quá trình dạy học theo góc phần “Dòng điện - Mạch điện ” nhằm phát triển năng lực vật lí của HS chúng tôi tập trung vào một số giải pháp:

- Tập huấn kĩ càng cho GV các lớp thực nghiệm về phương pháp, kĩ thuật dạy học theo góc. Hướng dẫn giáo viên soạn phiếu học tập, phiếu hỗ trợ để giúp HS có thể phát huy hết thế mạnh của bản thân mình.

- Tập huấn lại cho HS về kĩ thuật làm thí nghiệm và thao tác trên một số phần mềm thí nghiệm ảo (ví dụ như phần mềm Crocodile physics…)

- Hướng dẫn sát sao, giải đáp thắc mắc kịp thời đầy đủ cho HS trong quá trình HS thực hiện tiết học.

- Động viên khích lệ kịp thời HS khi các em hoàn thành tốt một công việc. Đồng thời sắp xếp trong mỗi nhóm đều có những HS khá, cùng phong cách học để HS có cơ hội chia sẻ và hợp tác trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo góc chủ đề dòng điện mạch điện, vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)